10/08/2020
THUỐC GIẢM ĐAU CÓ AN TOÀN VỚI NGƯỜI THẬN HƯ?
Thuốc giảm đau là các thuốc được sử dụng để kiểm soát đau, một số thuốc có cả tác dụng giảm viêm và hạ sốt: Paracetamol (Panadol), các thuốc nhóm NSAIDs: ibuprofen (Gofen), diclofenac (Voltaren), celecoxib (Celebrex)
Các thuốc giảm đau có thể gây như thế nào?
Aspirin thuộc nhóm NSAIDs, được dùng phổ biến trên thế giới ở liều cao với tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Hiện nay, aspirin chủ yếu được sử dụng nhằm dự phòng thứ phát các biến cố tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim và đột quỵ nhồi máu não nhờ tác dụng chống kết tập tiểu cầu giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Để dự phòng biến cố tim mạch, aspirin được sử dụng ở mức liều thấp (thường từ 81 – 162mg mỗi ngày) và cần được duy trì kéo dài. Những người mắc bệnh thận mạn có nguy cơ cao xảy ra các biến cố tim mạch, có thể sẽ được bác sỹ kê đơn aspirin liều thấp. Trong trường hợp này, thuốc không làm tăng nguy cơ tổn thương thận và người bệnh cần duy trì thuốc kéo dài theo chỉ định của bác sỹ. Tuy nhiên, với những người bệnh thận mạn giai đoạn cuối, sử dụng aspirin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, do đó, bác sỹ sẽ đánh giá kỹ lưỡng và điều chỉnh phác đồ phù hợp trên từng người bệnh.
Cần làm gì để bảo vệ thận khi dùng thuốc giảm đau?
Sử dụng thuốc giảm đau ở mức liều thấp nhất có hiệu quả, trong thời gian ngắn nhất
Không tự ý dùng thuốc giảm đau không kê đơn quá 10 ngày. Nếu tình trạng đau không kiểm soát được thì cần phải thăm khám bác sỹ.
Tránh sử dụng kéo dài các thuốc giảm đau chứa nhiều thành phần, ví dụ thuốc kết hợp aspirin, paracetamol, codein hoặc tramadol. Đọc kỹ và kiểm tra đầy đủ các thành phần của thuốc trên nhãn thông tin sản phẩm.
Uống đủ nước trong thời gian dùng thuốc giảm đau, không uống rượu trong thời gian dùng thuốc
Nếu có bệnh thận, cần phải tư vấn bác sỹ trước khi dùng các thuốc giảm đau, đặc biệt là nhóm thuốc NSAIDs.