Viện Alix Institute of Oriental Medicine - Điều Trị Xương Khớp

Viện Alix Institute of Oriental Medicine - Điều Trị Xương Khớp - Đẩy lùi biến chứng bệnh tiểu đường
- Hỗ trợ ổn định và duy trì chỉ số đường huyết
- Đánh bay biến chứng ở người bị tiểu đường.

Tác dụng của dây thìa canh với người bệnh tiểu đườngĐứng đầu danh sách thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường là dây thìa can...
11/22/2022

Tác dụng của dây thìa canh với người bệnh tiểu đường
Đứng đầu danh sách thảo dược tốt cho bệnh tiểu đường là dây thìa canh. Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema Sylvestre là thảo dược quý được sử dụng nhiều trong y học, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Trong dây thìa canh có chứa hoạt chất gymnemic có tác dụng kích thích sản xuất insulin nhờ sự tác động vào tế bào Beta của đảo tụy Langerhans. Điều này có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giúp cơ thể thiết lập được hệ cân bằng đường huyết tự nhiên.

Ngoài ra, acid gymnemic còn có tác dụng ngăn chặn vị ngọt của đường bằng cách tương tác với các thụ thể vị giác trên lưỡi. Từ đó, hạn chế cảm giác thèm ăn ngọt giúp giảm lượng đường dung nạp vào cơ thể người bệnh.
Cách dùng dây thìa canh chữa bệnh tiểu đường
Chế phẩm dây thìa canh được coi là an toàn khi dùng đúng khuyến nghị:

Liều lượng: Khoảng 200 – 400mg/ngày, chia 2 lần/ngày.
Cách dùng: Đun sôi lá thảo dược trong vòng 5 phút, tiếp tục ngâm trà dưới trong nước sôi 15 phút và bắt đầu sử dụng.
Lưu ý:

Người bệnh đang dùng thuốc điều trị tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dây thìa canh, do dây thìa canh và các thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng hạ đường huyết. Chính vì vậy, khi sử dụng cùng lúc có thể gây hạ đường huyết đột ngột, gây nguy hiểm cho người bệnh.
Khi sử dụng với liều cao, dây thìa canh có thể gây độc với gan.

7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅2. Thái Cực quyền bài tập hữu ích cho người bị bệnh tiểu đườngBài tập thể dục ch...
11/22/2022

7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅
2. Thái Cực quyền bài tập hữu ích cho người bị bệnh tiểu đường
Bài tập thể dục cho người tiểu đường này bao gồm những chuyển động chậm rãi, nhẹ nhàng giúp thư giãn đầu óc và cơ thể tốt hơn.
Một nghiên cứu năm 2009 trên 62 phụ nữ đã cho thấy: so với nhóm chỉ sinh hoạt bình thường thì nhóm có tham gia tập Thái Cực quyền sẽ có nhiều tác động tích cực đến sức khỏe hơn – kiểm soát đường huyết, tràn đầy sức sống, năng lượng và sức khỏe tinh thần cũng trở nên tốt hơn.

7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅1. Đi bộBài tập đi bộ nhẹ nhàng là bài tập thể dục cho người tiểu đường quen thu...
11/22/2022

7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅
1. Đi bộ
Bài tập đi bộ nhẹ nhàng là bài tập thể dục cho người tiểu đường quen thuộc. Đi bộ nhanh sẽ giúp bạn giải phóng được năng lượng. Khi hoạt động cơ bắp sẽ giúp kích thích được quá trình vận chuyển của đường từ máu vào tế bào, đồng thời làm chỉ số đường huyết hạ và tăng sự dẻo dai cho cơ thể.
Để có hiệu quả bạn nên duy trì đi bộ kéo dài tầm 50 phút trở lên. Khi đã lựa chọn phương pháp này rồi thì bạn hãy chuẩn bị 1 đôi giày thật thoải mái, vừa vặn, và tập với tần suất là 3 ngày mỗi tuần. Bạn hãy tập thêm các bài tập thể dục cho người tiểu đường khác để cho hiệu quả tối ưu.

Chế độ ăn của người tiểu đường như thế nào?Dưới đây là những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cần được kiểm soát ...
11/22/2022

Chế độ ăn của người tiểu đường như thế nào?
Dưới đây là những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cần được kiểm soát ở mức độ phù hợp cho người bệnh tiểu đường.
2.1. Người tiểu đường nên tăng cường thực phẩm giàu protein
Tiêu biểu là thịt nạc có chứa nhiều đạm, ít chất béo bão hòa, phù hợp bổ sung năng lượng mà không làm tăng đường huyết hay biến chứng tiểu đường.
Nếu bạn ăn chay, có thể bổ sung đạm từ các loại quả hạch, đậu, đậu phụ nhưng cũng cần kiểm soát lượng ăn vừa đủ bởi chúng cũng chứa nhiều calo và chất béo. Cụ thể:
Nguồn đạm nên ăn
Thịt gà tây, gà ta không da.
Các loại cá béo như cá trích, cà hồi,...
Sữa chua.
Các loại đậu.
Hạt óc chó, hạnh nhân.
Trứng.
Đậu phụ.
Nguồn đạm không nên ăn
Các món ăn nhanh, nhẹ như giăm bông, xúc xích, thịt nguội, bò nướng, hotdog, gà tây nướng, lạp xưởng,...
Thịt bò khô, thịt heo xông khói.
Các loại hạt tẩm gia vị, ướp cay hoặc ướp mật ong.
Thức uống ngọt.

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bện...
11/22/2022

Để xác định hướng chăm sóc đúng cho người bị tiểu đường, chúng ta cần hiểu rõ tiểu đường là gì và điều gì đã gây nên bệnh tiểu đường. Cùng Glucerna tìm hiểu về căn bệnh này và các thông tin hữu ích để người bệnh được chăm sóc tốt nhất và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay đái tháo đường, là một bệnh mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu của bạn luôn cao hơn mức bình thường do cơ thể của bạn bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không chuyển hóa các chất bột đường từ thực thẩm bạn ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Do đó gây ra hiện tượng lượng đường tích tụ tăng dần trong máu. Lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao qua thời gian làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiêm trọng khác.
Tiểu đường típ 1: người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường típ 1 hiếm gặp, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người trẻ chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.
Tiểu đường típ 2: những người bị tiểu đường típ 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Khoảng 90% đến 95% người bị tiểu đường trên thế giới là típ 2.
Tại sao bạn bị tiểu đường (đái tháo đường)?
Trong cơ thể, tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra hóc-môn insulin - một loại chất giúp kiểm soát lượng đường glucose trong máu để tạo ra năng lượng hoạt động hàng ngày cho bạn. Bạn có thể hình dung rõ hơn cách hoạt động của insulin và đường trong cơ thể trong sơ đồ sau:
Vì vậy, khi cơ thể thiếu insulin hoặc insulin không chuyển hóa được đường, đường sẽ bị tồn đọng lại trong máu, đường huyết sẽ tăng cao.
Nguyên nhân của bệnh tiểu đường hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố bao gồm di truyền và lối sống không cân bằng, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, chất béo và hàm lượng bột đường cao, thừa cân béo phì... là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường1. Nếu cha mẹ bị tiểu đường thì con của họ sẽ dễ bị bệnh hơn; hoặc lối sống bao gồm chế độ ăn và tập luyện không điều độ cũng dễ gây ra tiểu đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỉ lệ đái tháo đường típ 2 diễn ra ở người thừa cân cao hơn những người bình thường.
Làm thế nào để kiểm soát tiểu đường (đái tháo đường) hiệu quả?
Tuy bệnh tiểu đường hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nhưng tin vui là, bạn có thể kiếm soát tốt bệnh tiểu đường bằng cách tuân thủ điều trị bằng thuốc, áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cùng tập luyện thể dục hợp lý, kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên.
Phát hiện sớm tiểu đường giúp bạn gia tăng cơ hội phòng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng đái tháo đường. Vậy làm thế nào để xác định rõ cơ thể có đang bị tiểu đường hay không? Khám phá cùng Glucerna trong phần Các triệu chứng và dấu hiệu thường gặp của bệnh tiểu đường (đái tháo đường) nhé!

11/22/2022
11/22/2022

Address

Houston, Texas, Texas
Hoa Kỳ
77001

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Viện Alix Institute of Oriental Medicine - Điều Trị Xương Khớp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category