Phòng Khám Bs.Thức

Phòng Khám Bs.Thức khám nội soi tai mũi họng
khám nội - nhi

30/06/2021

📝 Ý NGHĨA 25 CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA

1.Tên xét nghiệm: Ure máu
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, can thiệp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l
Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein…
Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp ure, chế độ ăn nghèo protein, truyền nhiều dich…
Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin,

2. Tên xét nghiệm: Creatinin máu
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, các bệnh lý ở cơ, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp…Nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, mức độ suy thận.
Trị số bình thường:
Nam: 62-120 Mmol/l
Nữ: 53-100 Mmol/l
Creatinin tăng cao trong các trường hợp: Suy thận cấp và mãn, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte…
Creatinin giảm gặp trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

3. Tên xét nghiệm: Đường máu
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, kiểm tra trước phẫu thuật,can thiệp, đang điều trị cocticoid, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 3,9- 6,4 mmol/l
Đường máu tăng cao gặp trong các trường hợp: Tiểu đường do tuỵ, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị cocticoid, bệnh gan, giảm kali máu…
Đường máu giảm gặp trong các trường hợp: hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addison…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chú ý: Lấy máu lúc đói và chuyển máu xuống khoa xét nghiệm chậm nhất là 30 phút sau khi lấy máu.

4. Tên xét nghiệm: HbA1¬C
Ý nghĩa và chỉ định: Nồng độ HbA1 C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, những trường hợp cần kiểm soát đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát.
Trị số bình thường: 4-6%
HbA1¬C tăng trong các trường hợp: bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường khó kiểm soát,.
HbA1¬C tăng giả tạo trong các trường hợp: ure máu cao, thalassemia.
HbA1¬C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 1ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA
Tên xét nghiệm: Acid Uric máu
Chỉ định: Nghi ngờ bệnh Goutte, bệnh thận, bệnh khớp, theo dõi hiệu qủa điều trị bệnh Goutte…
Trị số bình thường:
Nam: 180-420 Mmol/l
Nữ: 150-360 Mmol/l
Acid uric tăng cao trong nhiều trường hợp: thường gặp nhất là trong bệnh Goutte, leucemie, đa hồng cầu, suy thận, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng, bệnh vẩy nến…
Acid uric giảm gặp trong các trường hợp: có thai, bệnh wilsson, hội chứng Fanconi…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

5. Tên xét nghiệm: SGOT(ALAT)
Ý nghĩa: SGOT là men xúc tác phản ứng trao đổi nhóm amin. GOT không những ở bào tương (khoảng 30%) mà nó còn có mặt ở ty thể của tế bào (khoảng 70%). Nồng độ men SGOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim.
Chỉ định: Viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm cơ, tai biến mạch máu não…
Trị số bình thường ≤40 U/l
SGOT tăng cao trong các trường hợp: Viêm gan cấp do virus hoặc do thuốc, tan máu, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ…
Lưu ý trong các trường hợp tế bào hồng cầu bị vỡ thì SGOT tăng rất cao
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

6. Tên xét nghiệm: SGPT(ASAT)
Ý nghĩa: SGPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan. Nồng độ SGPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.
Chỉ định: Viêm gan (cấp, mãn), nhũn não…
Trị số bình thường ≤40 U/l
SGPT tăng cao gặp trong các trường hợp viêm gan, nhũn não.
Nếu SGPT>>>SGOT: Chứng tỏ có tổn thương nông, cấp tính trên diện rộng của tế bào gan
Nếu SGOT>>>SGPT chứng tỏ tổn thương sâu đến lớp dưới tế bào (ty thể)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

7. Tên xét nghiệm: GGT (Gama Glutamyl Transferase)
Chỉ định: Các bệnh lý gan mật.
Trị số bình thường:
Nam ≤ 45 U/l
Nữ ≤30 U/l
GGT tăng cao trong các trường hợp: Nghiện rượu, viêm gan do rượu, ung thư lan toả, xơ gan, tắc mật…
GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: Viêm tuỵ, béo phì, do dùng thuốc…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

8. Tên xét nghiệm: ALP ( phosphatase kiềm)
Chỉ định: Bệnh xương, bệnh gan mật.
Trị số bình thường: 90-280 U/l
ALP tăng rất cao trong các trường hợp: Tắc mật, ung thư gan lan toả.
ALP cũng tăng trong các trường hợp: Viêm xương, bệnh Paget (viêm xương biến dạng), ung thư xương tạo cốt bào, nhuyễn xương, còi xương. Vàng da tắc mật, viêm gan thứ phát( sau tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh Hodgkin, dùng thuốc tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp…)
ALP giảm trong các trường hợp: Thiếu máu ác tính, suy cận giáp, thiếu vitaminC, dùng thuốc giảm mỡ máu…
Mẫu máu: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin
Tên xét nghiệm: Bilirubin máu
Chỉ đinh: Các trường hợp vàng da do bệnh gan mật, tuỵ, tan máu…
Trị số bình thường: Bilirubun toàn phần ≤17,0 Mmol/l
Bilirubin trực tiếp ≤4,3 Mmol/l
Bilirubin gián tiếp ≤12,7 Mmol/l
Bilirubun toàn phần tăng cao trong các trường hợp: Vàng da do nguyên nhân trước gan (tan máu), trong gan (viêm gan), sau gan (sỏi ống mật chủ, u đầu tuỵ…)
Bilirubin trực tiếp tăng trong các trường hợp: Tắc mật, viêm gan cấp, ung thư đầu tuỵ…
Bilirubin gián tiếp tăng trong: Thalassemia, tan máu, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh …
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

9. Tên xét nghiệm: Protein toàn phần
Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt, kiểm tra sức khoẻ định kỳ…
Trị số bình thường: 65-82g/l
Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tuỷ (Kahler), bệnhWaldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận …Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều…
Protein giảm trong các trường hợp: thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng… ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều…)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

10. Tên xét nghiệm: Albumin máu
Chỉ định: Đa u tuỷ xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan…), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận…), suy kiệt…
Trị số bình thường: 35-55 g/l
Albumin tăng thường ít gặp: Shock, mất nước…
Albumin giảm thường gặp trong các trường hợp: Xơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, đa u tuỷ ( Kahler), Waldenstrom…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

11. Tên xét nghiệm: Chỉ số A/G
Chỉ định: Đa u tuỷ, xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ…
Trị số bình thường: 1,2 – 2,2
A/G < 1 do tăng globulin, do giảm Albumin hoặc phối hợp cả 2:
- Giảm albumin: do thiếu dinh dưỡng, ung thư, lao, suy gan…
- Tăng globulin: Đa u tuỷ xương, Bệnh collagen, nhiễm khuẩn…
- Đồng thời giảm albumin và tăng globulin: Xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ, đau tuỷ xương…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

12. Tên xét nghiệm: Định lượng B2M (B2 Microglobulin)Ý nghĩa: B 2 M do các tế bào lympho, tương bào sản sinh và có trên bề mặt các tế bào này. Định lượng B2M góp phần phân loại, tiên lượng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh đa u tuỷ xương, u lympho.
Chỉ định: bệnh đa u tuỷ xương, u lympho
Trị số bình thường: 0,8 -2,2 mg/l
B2M tăng trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính, suy giảm chức năng thận, các bệnh ác tính. Đặc biệt, B2M tăng cao ở bệnh nhân đa u tuỷ xương, u lympho.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

13. Tên xét nghiệm: Cholesterol toàn phần
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
Trị số bình thường: 3,9-5,2 mmol/l
Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, vữa xơ động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến…
Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn …
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

15. Tên xét nghiệm: Triglycerid
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tuỵ, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì…
Trị số bình thường: 0,5- 2,29 mmol/l
Triglycerid tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường…
Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp…
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

16.Tên xét nghiệm: HDL-C
Chỉ đinh: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho những người trên 40 tuổi……
Trị số bình thường: ≥ 0,9mmol/l
HDL-C tăng: ít nguy cơ gây vữa xơ động mạch
HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây vữa xơ động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực…
Người ta thường chú ý tới tỉ số CHOLESTEROL TOÀN PHẦN / HDL-C. Tí số này tốt nhất là

08/04/2021

MỘT SỐ TIPS VỀ TAY CHÂN MIỆNG CHA MẸ CẦN NHỚ

Tay chân miệng đang bùng nổ. Phụ huynh hãy thuộc lòng những tips sau đây để tự tin đối phó nhé.

Chia sẻ nếu thấy hữu ích

1. Là bệnh lây lan rất mạnh qua đường miệng ( trẻ ngậm tay, ngậm đồ, uống chung ly, ăn chung muỗng với trẻ bệnh…) đều có thể lây
2. Bệnh do siêu vi nên KHÔNG dùng kháng sinh
3. Có nhiều loại siêu vi gây bệnh TCM nên bé có thể bị nhiều lần, thậm chí 1 mùa bệnh có thể bị 2-3 đợt
4. Không cần/ nên bôi bất cứ thứ gì lên ban, phồng rộp của tay chân miệng. Vì bóng nước thường không vỡ. Hiếm hoi có bóng nước bự có thể vỡ do cọ sát. Lúc đó có thể bôi millian
5. Không nên/ cần bôi hay ngậm mấy thứ thuốc gel tráng bao tử làm gì. Ăn/ uống đồ mát lạnh là được.
6. 5 ngày đầu là giai đoạn nguy hiểm, nên theo dõi sát, sau 5 ngày có thể tạm yên tâm
7. TCM thường sốt nhẹ, nhanh hết. nếu sốt cao hoặc sốt kéo dài quá 2 ngày thì là tay chân miệng độ 2 rồi
8. Ngoài hạ sốt, giảm đau, với TCM độ 1 điều trị tại nhà KHÔNG cần dùng bất cứ thuốc gì khác.
9. Ban của TCM thường KHÔNG đau, KHÔNG ngứa . 1 bé có cơ địa da dị ứng có thể ngứa, khi đó có thể uống chống ngứa thế hệ 2, không gây buồn ngủ để theo dõi dấu hiệu rối loạn thần kinh của TCM
10. TCM không nhất thiết phải là bóng nước tay chân, hình thái nó rất đa dạng đôi khi chỉ là những mẩn đỏ.
11. TCM không nhất thiết phải mọc đủ ở cả tay chân và miệng, có thể chỉ loét miệng, cũng có thể chỉ có ở tay chân.
12. Không cần xét nghiệm để chẩn đoán làm gì, TCM chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Vì cũng chẳng xét nghiệm hết được các chủng virus TCM
13. Đa số TCM là nhẹ, độ 1 và tự khỏi. Không cần quá hoang mang.
14. 1-2 tuần sau TCM bé có thể bị lột da tay, da chân
15. TCM mà ra nhiều ban, loét nhiều lại thường nhẹ hơn là ra ít
16. Trẻ dưới 1 tuổi, trẻ béo phì thừa cân, trẻ có đường huyết tăng.. có thể trở nặng
17. Nhập viện khi: giật mình chới với, rùng mình lúc thức, Sốt > 48 giờ , Sốt trên 39 độ C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ
18. Bé có thể đi học được bình thường nếu trẻ không sốt, chơi bình thường, không nhễu nhão nước miếng, không tiêu chảy, không có bóng nước bự dễ vỡ.( cái này chỉ đúng ở tây) , ở VN chỉ 1 bé phát hiện là cả lớp giải tán ( làm quá). Thôi thì ở đâu theo đấy vậy.
Share nếu thấy hữu ích

Photos from Physiotherapy TV's post
07/02/2021

Photos from Physiotherapy TV's post

Hiện nay việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát đặc biệt điển hình là điều trị các bệnh lý tai - mũi - họng, có thể gây...
20/04/2020

Hiện nay việc sử dụng kháng sinh không kiểm soát đặc biệt điển hình là điều trị các bệnh lý tai - mũi - họng, có thể gây nên hiện tượng kháng kháng sinh sắp tới đây.

Để khắc phục vấn đề này các nhà khoa học đã có không ít các công trình nghiên cứu, nhằm đưa ra các sản phẩm, không phải thay thế các loại thuốc kháng sinh đang sử dụng, mà có thể giảm thiểu được các viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng.

Nhiều nghiên cứu về sử dụng lợi khuẩn đường ruột Bacillus để ngăn ngừa viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng, liên tục đã và đang nghiên cứu.

Đến nay đã cho ra đời thành công sản phẩm Bào tử lợi khuẩn, có thể ngăn ngừa, hạn chế viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng. (Viêm họng - viêm xoang - viêm mũi dị ứng - viêm tai...)

Sản phẩm Bào tử lợi khuẩn Dr. Anh (Livespo navax) ra đời là một bước tiến mới trong việc phòng ngừa các bệnh lý vùng tai - mũi - họng, đặc biệt có thể dùng cho tất cả các đối tượng kể cả trẻ em và phụ nữ mang thai...

Liên hệ: 0963.172.338

19/04/2020

Từ vựng trên phim X quang ngực thẳng,

1/ Xương:
- Clavicle: xương đòn, thường cân xứng hai bên, che một phần phế trường ở đỉnh, nên khi cần kéo nó ra thì có thể bổ sung thêm thế đỉnh ưỡn, đây là phần xương mình hay bị bỏ sót khi gãy cũ, mặc dù nó to đùng!
- Scapula: xương vai, cần tách ra khỏi phế trường khi chụp thế đứng sau - trước, đường viền trong nếu lỡ lọt vào trong đôi khi gây nhầm lẫn là lá tạng màng phổi rồi chẩn đoán luôn là tràn khí màng phổi thì kẹt lắm!
- Spinous processes: một loạt các g*i sau thân sống, hồi xưa khi chưa có X quang kĩ thuật số thì phải đếm các g*i này để biết là tia cứng hay mềm, và thậm chí (như là huyền thoại), cần xem g*i hình chữ â hay ă để biết chụp đứng hay nằm, các bạn có biết tại sao không?
- Posterior ribs: các cung sườn sau, là ngay vị trí số màu vàng, rõ ràng, dễ thấy, nằm ngang và song song nhau.
- Anterior ribs: các cung sườn trước, là đúng ngay vị trí số màu xanh dương, nằm chếch và mờ nhạt dần do phần sụn sườn ở ohias trước thấu quang, chỉ có thể thấy sụn khi nó đóng vôi, thứ tự đóng vôi thường là cung sườn 1 trước, sau đó đi ngược từ dưới lên, 12, 11, 10.... Ngoài ra, kiểu đóng vôi sụn sườn giữa nam và nữ cũng khác nhau, ngoại vi hoặc trung tâm!

2/ Phần mềm:
- Hemidiaphram: cơ hoành, phải và trái, trong đó bên phải nằm cao hơn, thường là dưới 1 khoảng liên sườn.
- Liver và gastric bubble: gan và bóng hơi dạ dày, là vùng dưới cơ hoành, vùng đệm để quan sát liềm hơi trong thủng tạng rỗng.

3/ Các góc:
- Cardiophrenic angle: góc tâm hoành, là góc tạo với bờ tim và cơ hoành, thường là nhòn nhọn, nhưng vẫn có thể tù khi mỡ vùng quanh tim dày, che lấp.
- Costophrenic angle: hình ghi sai, không phải costrophrenic, dịch là góc sườn hoành, là góc nhọn, bắt buộc! Tù (hay mờ) bất luận thế nào cũng là bất thường, liên quan đến màng phổi chủ yếu!

4/ Đường dẫn khí:
- Trachea: khí quản, nằm giữa và sáng (màu đen), cân xứng, nếu kệch cần biện luận là bị kéo do nguyên nhân gì, đôi khi do tư thế chụo nghoẹo đầu quá mức!
- Carina: dịch là carina luôn, là góc chia phế quản, thường 40-70 độ, nếu thấy banh ra quá mức, nghi ngờ có lớn tiểu nhĩ trái kèm theo.

5/ Bóng các buồng tim:
- RA: nhĩ phải, tạo đường bờ phải của tim.
- RV: thất phải
- LA: nhĩ trái
- LV: thất trái, cũng tạo đường bờ trái tim, phần thấp.

6/ Các đường bờ, ranh giới của trung thất:
- Aortic k**b: tạm dịch theo vị trí, cung (quai) động mạch chủ.
- Pulmonary artery: động mạch phổi, hay quen gọi là cung của thân động mạch phổi (bên T).
- Hilum: vùng rốn phổi, phải thấp hơn bên trái.
- Para-aortic line: đường cạnh động mạch chủ, là ranh giới dọc theo đường đi xuống của động mạch chủ và phần phổi phía sau, ngoài ra còn nhiều đường tương tự như đường cạnh sống, đường cạnh thực quản....nguồn kiến thức y học
Nguồn ảnh: theradiologist

Address

36 Phạm Ngọc Thạch, Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng
Đà Lạt
66000

Opening Hours

Monday 11:30 - 13:00
17:00 - 21:00
Tuesday 11:30 - 13:00
17:00 - 21:00
Wednesday 11:30 - 13:00
17:00 - 21:00
Thursday 11:30 - 13:00
17:00 - 21:00
Friday 11:30 - 13:00
17:00 - 21:00
Saturday 08:00 - 21:00
Sunday 08:00 - 18:00

Telephone

+84963172338

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phòng Khám Bs.Thức posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Phòng Khám Bs.Thức:

Videos

Share

Category

Nearby clinics


#}