Người cao tuổi có nguy cơ cao mắc nhiều loại bệnh như: xương khớp, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, mỡ máu… Trong đó nhiều nhất là các bệnh về xương khớp, đặc biệt là thoái hoá khớp. Vậy bệnh thoái hoá khớp ở người cao tuổi có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Cùng Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc tư vấn phương pháp chặn đứng bệnh thoái hoá khớp ở người cao tuổi.
Thoái hóa khớp nói chung là quá trình lão hóa mang tính quy luật của tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp. Đây là bệnh liên quan chặt chẽ với tuổi tác nghĩa là tuổi càng cao tổn thương thoái hóa càng nặng. Thoái hoá khớp ở người cao tuổi gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Bệnh không những gây tổn hại đến kinh tế gia đình người bệnh mà còn tạo gánh nặng cho gia đình, người thân và xã hội.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Viện trưởng Viên Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, bệnh thoái hoá khớp có nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp:
Tuổi tác: sụn sẽ giảm dần theo độ tuổi
Di truyền: một số người bị thoái hóa khớp là do di truyền
Thừa cân: thừa cân hoặc béo phì tạo áp lực lớn hơn lên các khớp
Chấn thương khớp: những người có khớp yếu thường dễ bị thoái hóa khớp hơn
Biến dạng xương: nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp
Nghề nghiệp: các công việc tay chân hoặc những việc phải thường xuyên tạo áp lực lên khớp có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp
Các triệu chứng chính của bệnh thoái hoá khớp
Đau khớp: Người bệnh thoái hoá khớp sẽ có biểu hiện đau tại khớp bị thoái hóa. Đây cũng là dấu hiệu thường gặp nhất và là triệu chứng khó chịu chủ yếu khiến bệnh nhân phải tìm đủ mọi cách để giảm đau.
Đau khớp có tính chất cơ học, đi lại vận động đau tăng, nghỉ ngơi giảm đau. Trong thoái hoá khớp gối bệnh nhân đau khi đi lại, khi đứng lên và ngồi xuống. Trong thoái hóa đốt sống thắt lưng thì khi cúi xuống, đứng lên, quay ngang… đều đau, đôi khi do thần kinh bị chèn ép làm cho đau dọc xuống dưới chân.
Cứng khớp buổi sáng: là tình trạng bệnh nhân khi ngủ dậy thấy các khớp của mình cứng, vận động khó, phải tập luyện gấp duỗi một lúc khớp mới vận động dễ dàng hơn. Đây là một triệu chứng hay gặp ở bệnh nhân thoái hoá khớp. Thời gian cứng khớp thường dưới 30 phút.
Ngoài các triệu chứng trên, bệnh nhân có thể thấy lạo xạo khớp khi cử động, giai đoạn nặng có thể có biến dạng khớp, hạn chế vận động hoặc mất vận động khớp.
Biến chứng nguy hiểm của thoái hoá khớp
Thoái hoá khớp nếu không điều trị kịp thời, điều trị đúng phương pháp và chữa dứt điểm thì sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, nhất là đối với những người cao tuổi. Một số biến chứng khác thường gặp do thoái hóa khớp như:
Giảm năng suất làm việc: Nhiều trường hợp bệnh nhân thoái hoá khớp phải nghỉ dài ngày do cơn đau mạn tính.
Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn khó có thể ngủ ngon và sâu giấc được. Cứng khớp và chuyển động bị hạn chế cũng làm bạn không được thoải mái khi ngủ.
Bệnh gout: Thoái hóa khớp có thể làm thay đổi sụn, dẫn đến các tinh thể urat natri hình thành trong khớp, gây ra bệnh gút và đau cấp tính. Gút thường xuất hiện ở ngón chân cái.
Vôi hóa sụn khớp: Thoái hóa khớp có thể làm hình thành các tinh thể canxi trong sụn, thường là ở đầu gối. Vôi hóa khớp có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa khớp nghiêm trọng hơn.
Phòng và điều trị thoái hóa khớp như thế nào?
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa Nội bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Y học cổ truyền dân tộc cho biết: Để phòng bệnh thoái hóa khớp, người cao tuổi nên có một chế độ sinh hoạt cho hợp lý tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi một người.
Những người cao tuổi nên có chế độ sinh hoạt và tập luyện nhẹ nhàng như chơi thể thao, đi bộ, bơi… hạn chế mang vác nặng hoặc làm các động tác quá sức.
Bên cạnh đó, cần duy trì một chế độ tập luyện và phục hồi chức năng đều đặn, hết sức tránh việc bất động khớp (trừ giai đoạn đang viêm cấp) vì khi không vận động khớp sẽ dễ dàng bị cứng, giảm tiết dịch khớp, xơ hóa các dây chằng, teo cơ, loãng xương, dính khớp và mất dần chức năng của khớp.
Người cao tuổi cũng cần có chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất (protein, calcium, vitamin D, vitamin nhóm B …). Đây là yếu tố rất cần thiết đối với việc phòng bệnh thoái hoá khớp mà nhiều người không để ý đến.
Ngoài các biện pháp phòng bệnh không dùng thuốc hiện nay còn có các thuốc phòng và chữa thoái hóa khớp hiệu quả như glucosamine sulfate, chondroitin sulfate, diacerin, piascledine, …
Trong đợt tiến triển của thoái hóa khớp bệnh nhân đau nhiều cần phải dùng các biện pháp giảm đau, bệnh nhân nên đến khám tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín, có bác sĩ chuyên ngành cơ xương khớp để được kê đơn thuốc giảm đau đúng chỉ định hoặc tiêm chống viêm nội khớp, tránh việc dùng các thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc và lạm dụng thuốc giảm đau.
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cũng chia sẻ: Hiện nay với bệnh thoái hoá khớp nói chung nếu chỉ điều trị bằng các thuốc đơn thuần thì hiệu quả sẽ rất thấp, khó mà giải quyết dứt điểm được bệnh thoái hoá khớp, nhất là thoái hoá khớp ở những người cao tuổi. Đa phần các phương pháp điều trị thoái hoá khớp hiện nay chỉ chú trọng điều trị vào triệu chứng mà không điều trị vào tận gốc của bệnh nên quả không cao, bệnh dễ tái phát. Đây chính là vòng luẩn quẩn trong điều trị thoái hoá khớp hiện nay.
Phương pháp chặn đứng thoái hoá khớp an toàn, hiệu quả từ chuyên gia
Hiện nay có rất nhiều bài thuốc, phương pháp điều trị thoái hoá khớp ở người cao tuổi, tuy nhiên giới chuyên môn khuyên người bệnh có thể tham khảo chữa thoái hoá khớp bằng bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang từ Nhất Nam Y Viện. Đây không phải là bài thuốc Đông y đơn thuần mà ẩn chứa đằng sau là cả một liệu pháp đặc biệt. Liệu pháp này có sự kết hợp giữa phương pháp sử dụng thuốc Đông y kết hớp với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt theo quy trình riêng duy nhất chỉ có tại Nhất Nam Y Viện.
Nhất Nam Y Viện là một công trình đặc biệt phục dựng Thái Y viện triều Nguyễn ngay tại Hà Nội. Nhất Nam Y viện đã đi nhiều nơi, sưu tầm nhiều nguồn tài liệu, gặp gỡ nhiều nhân vật lịch sử, các cơ quan, tổ chức, cá nhân… để sưu tầm tài liệu phục vụ cho quá trình phục dựng. Nhất Nam Y Viện không chỉ phục dựng cảnh quan, kiến trúc mà còn phục dựng các bài thuốc, phương pháp chữa bệnh của Thái Y Viện dùng cho các đời Vua triều Nguyễn. Nhất Nam Cốt Vương Thang cũng chính là bài thuốc được phục dựng lại từ bài thuốc được các Ngự y dùng cho Vua. Bài thuốc đó đã được Nhất Nam Y Viện sưu tầm, nghiên cứu và phát triển hoàn thiện dưới tên gọi Bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang.
Phương pháp điều trị thoái hoá khớp tại Nhất Nam Y Viện là hoàn toàn khác biệt với các phương pháp chữa thoái hoá khớp hiện nay. Tromg khi các phương pháp khác chú trọng điều trị vào triệu chứng khiến người bệnh dễ cảm nhận thấy các cơn đau giảm và tưởng rằng bệnh tiến triển tốt. Tuy nhiên lại hoàn toàn ngược lại, khi hết thuốc thì các cơn đau sẽ quay trở lại và bệnh lại tái diễn với mức độ nặng hơn, người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, gây khó khăn cho quá trình điều trị về sau.
Với phương pháp chữa thoái hoá khớp tại Nhất Nam Y Viện đi sâu điều trị vào căn nguyên của bệnh, loại bỏ mầm mống bệnh từ bên trong, kết hợp với bồi bỏ thận khí và nuôi dưỡng các khớp. Bên cạnh đó, phương pháp điều trị thoái hoá khớp tại Nhất Nam Y Viện còn kết hợp với liệu trình vật lý trị liệu đặc biệt được áp dụng theo từng tình trạng bệnh cụ thể do bác sĩ chỉ định. Với sự kết hợp đặc biệt này vừa tạo nên hiệu quả cao, vừa mang lại ưu thế vượt trội so với các phương pháp điều trị thoái hoá khớp hiện nay. Phương pháp này cũng phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, không bị hạn chế như các phương pháp khác, đặc biệt là những người cao tuổi.
Các chuyên gia về y học cổ truyền đánh giá rất cao bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang cũng như liệu pháp điều trị bệnh thoái hoá khớp cho người cao tuổi tại Nhất Nam Y Viện và coi đây là giải pháp chặn đứng thoái hoá khớp số 1 hiện nay. Rất nhiều người bệnh sử dụng bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang kết hợp với liệu trình vật lý trị liệu tại Nhất Nam Y Viện đã đạt được kết quả như mong muốn.