05/09/2022
Nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài
Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ được coi là có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khỏe khoắn khi thức dậy…
Theo khảo sát, thời gian ngủ giảm dần theo sự tăng lên của độ tuổi, chẳng hạn như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9-10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất ngủ kéo dài. Trong đó có nguyên nhân gây mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần) như: stress, rối loạn thời gian thức, ngủ trong ngày như thay đổi lịch làm việc bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, thay đổi múi giờ chệnh lệch như đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ, sử dụng các chất kích thích não như cà phê, thuốc lá, rượu, trà, các loại thuốc co kích thích,… Hay do ăn nhiều vào bữa tối muộn, ăn nhiều chất kích thích hoặc do các yếu tố môi trường khác như: tiếng ốn, ánh sáng, nhiệt độ,…
Nguyên nhân gây mất ngủ mãn tính (tình trạng mất ngủ kéo dài trên 1 tháng): nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần. Một số bệnh lý như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản,… cũng có thể gây tình trạng mất ngủ.
Thống kê có khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mãn tính có liên quan đến các bệnh lý tâm thần. Các bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ như trầm cảm, rối loạn lo âu, stress sau chấn thương,… Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ,… ngoài ra có một số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau,… Cần xác định được nguyên nhân gây mất ngủ để cải thiện và điều trị tận gốc.
05/09/2022
TẦM SOÁT HỘI CHÚNG DOWN TRONG THAI KỲ
1. Khi bé bị Hội chứng Down sẽ có những bất thường nào?
- Chỉ số IQ thấp (40 - 50).
- Bất thường về tim mạch (40% - 50%).
- Bất thường về ruột non (10%).
- Suy giáp (5%)
- Gặp khó khăn khi nhìn và nghe (50%)
- Dễ nhiễm trùng và gặp nhiều vấn đề sức khỏe khác.
2. Những trường hợp nào mẹ có nguy cơ cao sanh con bị Hội chứng Down.
- Mẹ > 35 tuổi hoặc
- Tiền căn sanh con bất thường hoặc
- SA thấy có bất thường liên quan bất thường NST hoặc
- Gia đình có người bất thường
3. Tuổi mẹ có phải là 1 yếu tố liên quan đến Hội chứng Down hay không?
- Đúng. Tuổi mẹ càng tăng thì nguy cơ Hội chứng Down càng cao.
4. Người mẹ < 35 tuổi có thể sanh con bị Hội chứng Down hay không?
Có. Nhưng tỷ lệ thấp.
5. Nguy cơ sanh con Hội chứng Down có liên quan đến tuổi bố hay không?
- Cho tới nay chưa có bằng chứng nào cho thấy Hội chứng Down có liên quan đến tuổi bố.
6. Hội chứng Down có xảy ra với nhóm người đặc biệt nào không?
- Tỷ lệ bé bị Hội chứng Down không khác nhau giữa dân tộc, điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, công việc . . .
7. Có chế độ ăn hay dùng thuốc trước khi mang thai (trong khi mang thai) để tránh cho bé bị Hội chứng Down hay không?
- Không.
8. Lần trước tôi sanh bé bình thường lần này bé có nguy cơ bị Hội chứng Down hay không? Có cần tầm soát Hội chứng Down hay không?
- Vẫn có nguy cơ. Vẫn cần tầm soát.
9. Lần trước tôi sanh bé bị Hội chứng Down lần mang thai này bé có bị Hội chứng Down hay không?
- Có thể bé bình thường.
10. Có thuốc gì điều trị khi bé bị Hội chứng Down không?
- Không?
11. Hội chứng Down nên được tầm soát ở những trường hợp nào
- Tất cả những trường hợp nên được tầm soát Hội chứng Down (bất chấp tuổi).
12. Hội chứng Down có thể phát hiện sớm hay không?
- Có. Hội chứng Down có thể phát hiên sớm ở những tháng đầu thai kỳ.
13. Thời điểm thích hợp để tầm soát Hội chứng Down là lúc nào?
- Tuần thứ 11 – 14 thai kỳ.
- Tuần thứ 16 – 20 thai kỳ.
14. Bác sĩ hẹn tôi tuần thứ 12 để đo “Độ mờ da gáy” của thai nhi có phải là tầm soát Hội chứng Down hay không?
- Đây là bước cơ bản tầm soát Hội chứng Down.
15. Tại sao sau khi đo “Độ mờ da gáy” có người có người cần thử máu có người không cần?
- Phụ thuộc vào các yếu tố khác mà bác sĩ quyết định bạn có cần thử máu hay không?
16. Có xét nghiệm nào có thể chẩn đoán chắc chắn bé không bị Hội chứng Down
- Có. Có thể “sinh thiết g*i nhau” hoặc “chọc ối” để thử bộ nhiễm sắc thể của bé.
17. Tôi có thể làm “sinh thiết g*i nhau” hoặc “chọc ối” để chắc chắn bé không bị mà không cần “Đo độ mờ da gáy” hoặc thử máu được không?
- Có thể được nhưng có nhiều biến chứng cho mẹ và bé, vì thế nên sử dụng các xét nghiệm tầm soát trước.
05/09/2022
NHÓM THUỐC HẠ ÁP NHÓM CHẸN BETA GIAO CẢM
1, Các receptor hệ thần kinh giao cảm
- Receptor α1 có ở mô: cơ trơn thành mạch, cơ trơn sinh dục tiết niệu, gan, cơ trơn ruột, tim.
- Receptor α2 ở mô: tế bào β của tụy, tiểu cầu, tận cùng sợi thần kinh, cơ trơn thành mạch.
- Receptor β1 ở mô: tim, tế bào gần cầu thận
- Receptor β2 ở mô: cơ trơn ở mạch, khí quản, ruột; cơ vân, gan.
2, Thuốc hạ áp chẹn beta giao cảm
Ưu tiên lựa chọn ở những bệnh nhân tăng huyết áp sau nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp có giảm chức năng tâm thu thất trái hoặc tăng huyết áp ở người trẻ tuổi có cường giao cảm.
Cơ chế chính: chẹn thụ thể beta giao cảm đối với catecholamin---> giảm nhịp tim và cung lượng tim; cũng giảm nồng độ renin máu, tăng giải phóng prostaglandin gây giãn mạch.
Có các nhóm thuốc:
- Chẹn không chọn lọc β1 và β2: propranolol, timolol, pindolol
- Chẹn chọn lọc β1: metoprolol, atenolol, bisoprolol..
- Chẹn cả β và α giao cảm: carvedilol, labetalol
3, Chống chỉ định của thuốc chẹn β giao cảm
- Nhịp chậm, block nhĩ thất
- Suy tim nặng/ tiến triển (suy tim ướt)
- Các bệnh phổi co thắt như hen phế quản, đợt tiến triển COPD
- Bệnh động mạch ngoại vi
Thận trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Tác dụng phụ có thể gây hủy hoại tế bào gan, hạ huyết áp tư thế, hội chứng giống lupus ban đỏ, run chân tay, bùng phát tăng huyết áp khi ngừng thuốc đột ngột.
Nguồn tham khảo: sách dược lý học lâm sàng Y Hà Nội
Sách bệnh học nội khoa tập 1 Y Hà Nội
03/09/2022
Photos from Kho Tàng Các Bài Thuốc Dân Gian Việt Nam's post
03/09/2022
Bạn nên làm gì khi bị mất ngủ, trằn trọc về đêm?
1. Thư giãn nhẹ nhàng
Khó ngủ nên làm gì? Dành ra tối thiểu 30 phút mỗi tối trước khi ngủ để thư giãn – chẳng hạn như đọc sách hoặc nghe nhạc sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc mỗi tối.
Theo một nghiên cứu về các thói quen trước khi ngủ, những người đọc sách từ 4 – 30 lần/tháng đều cho rằng việc đọc sách trước khi ngủ giúp họ cảm thấy thư giãn hơn, giảm căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Trong khi đó, âm nhạc lại có ảnh hưởng đáng kể đến tâm trạng, khiến bạn thoải mái và giảm lo âu. Một nghiên cứu cho biết, bạn càng nghe nhạc nhiều, chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ càng tốt hơn.
2. Tránh xa các thiết bị điện tử
Làm gì khi bị mất ngủ? Tránh xa các thiết bị điện tử
Để dễ ngủ hơn, bạn cần tránh sử dụng laptop, điện thoại, máy tính bảng… trước giờ ngủ, bởi ánh sáng từ màn hình của những thiết bị này có thể tác động đến não bộ, khiến bạn khó ngủ hơn. Đừng để mình bị mất ngủ chỉ vì những thói quen này nhé.
3. Tập thở hoặc thiền
Khi bạn không thể ngủ được hoặc thường xuyên thức giấc vào ban đêm, bạn sẽ lo lắng hơn, đồng thời hơi thở của bạn cũng có xu hướng nông hơn. Việc tập một bài tập hít thở sâu hoặc thiền định đơn giản sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Bạn có thể quan tâm: 9 bài tập thở giúp bạn ngủ ngon, giải tỏa stress hiệu quả
Một nghiên cứu cho thấy hơi thở sâu và chậm có khả năng kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, giúp bạn thư giãn cơ bắp và làm chậm nhịp tim. Những điều này đều đem lại những thay đổi tích cực, giúp cải thiện số giờ ngủ và chất lượng giấc ngủ của bạn.
4. Làm gì khi bị mất ngủ? Tránh đồ uống gây khó ngủ
Làm gì khi bị mất ngủ? Tránh đồ uống gây khó ngủ
Hạn chế uống các thức uống chứa caffein vào buổi chiều và buổi tối. Ngoài ra, tránh uống rượu, bia trước khi ngủ. Những thức uống này sẽ khiến não bộ của bạn trở nên tỉnh táo hơn vào ban đêm.
5. Hạn chế tiếng ồn và ánh sáng
Đảm bảo rằng không gian ngủ của bạn đủ tối và yên tĩnh trong suốt cả đêm. Hãy sử dụng rèm tối màu để ngăn ánh sáng từ đèn đường hoặc ánh nắng sớm chiếu vào cửa sổ. Ngoài ra, bạn có thể bật quạt hoặc nhạc không lời để ngăn chặn các tạp âm trong suốt đêm.
6. Tập thói quen thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày
Thói quen này sẽ giúp bạn điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và hỗ trợ giấc ngủ mỗi đêm – giúp bạn dễ ngủ hơn. Thậm chí nếu bạn đã trải qua một đêm mất ngủ và gặp tình trạng mệt mỏi, lờ đờ vào buổi sáng, bạn vẫn nên cố gắng thức dậy đúng giờ vào sáng mai.
7. Sử dụng tinh dầu giúp ngủ dễ hơn
Làm gì khi bị mất ngủ? Sử dụng tinh dầu hoa oải hương
Làm gì khi bị mất ngủ? Bạn có thể thử sử dụng một vài loại tinh dầu để dễ ngủ hơn.
Ví dụ, nghiên cứu cho thấy một số hợp chất hoạt tính trong tinh dầu oải hương có thể kích hoạt hệ thống thần kinh phó giao cảm, giúp giảm lo lắng, căng thẳng và thúc đẩy sự thư giãn. Do đó, nếu bạn đang đau đầu không biết bị mất ngủ phải làm sao, bạn có thể thoa một ít tinh dầu oải hương nguyên chất lên cổ tay, sau tai và trên cổ và hít thở sâu vài lần.
Nếu bạn không muốn thoa dầu oải hương trực tiếp lên da, máy khuếch tán tinh dầu có thể giúp ích cho bạn. Ngoài hoa oải hương, bạn có thể tham khảo 5 loại tinh dầu để phòng ngủ giúp bạn thư giãn, ngủ ngon hơn.
Nếu bạn đã lên giường và vẫn không thể chợp mắt sau 20 phút, hãy bật dậy khỏi giường và tìm một nơi nào đó trong nhà để thực hiện một hoạt động thư giãn – như đọc sách hoặc nghe nhạc. Việc cố nằm trên giường và ép bản thân chìm vào giấc ngủ có thể sẽ tạo nên một sự liên kết kém lành mạnh giữa không gian ngủ và tình trạng tỉnh táo. Và theo thời gian, bạn sẽ càng khó ngủ hơn khi nằm trên giường.
26/08/2022
TÓM TẮT GIÁ TRỊ CỦA MỘT SỐ CHẤT CHỈ ĐIỂM SINH HỌC (BIO-MARKER)
1. CRP
- Bắt đầu tăng sau khoảng 6h.
- Dùng để xác định tình trạng viêm trong cơ thể
• >10 mg/l đang có một đáp ứng viêm do nhiễm khuẩn or viêm cấp không do nhiễm khuẩn (VD: viêm khớp).
• > 100mg/l luôn là dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng.
- Trở về bình thường trong vài ngày sau giảm hiện tượng viêm ==> giúp đánh giá sớm hiệu quả điều trị
- Cần chú ý: CRT tăng không phải luôn luôn có nhiễm khuẩn. Ngược lại, trong viêm ruột thừa CRP có thể bình thường.
2. WBC (bạch cầu)
- Rất nhạy cảm với đáp ứng viêm của cơ thể nhưng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
• Viêm, tổn thương mô cơ thể (như đau tim)
• Stress (sốt, chấn thương, phẩu thuật)
• Viêm khớp dạng thấp
• Sử dụng corticoid, các vấn đề về tuyến giáp và thượng thận.
• Leukemia.
3. Procalcitonin (PCT) ( giúp giảm thời gian sử dụng kháng sinh (#1.3-2.2 ngày), đồng thời giảm tỉ lệ bệnh nhân tử vong, nâng cao hiệu quả điều trị.
• Sử dụng PCT giúp chỉ dẫn bsi trong việc xác định khi nào nên bắt đầu/kết thúc liệu trình kháng sinh trên bn NT đường hô hấp dưới và bệnh nhân sepsis.
• Đánh giá hiệu quả của bệnh nhân với ks (Đổi kháng sinh, xuống thang, dừng kháng sinh). Để theo dõi đáp ứng của bệnh nhân với ks thực hiện xn PCT 1 ngày 1 lần. Nếu nồng độ PCT giảm 30-50%/ngày thì nhiễm khuẩn đã được kiểm soát.
4. Lactat: (
26/08/2022
2 NHÓM NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY RA TÌNH TRẠNG MẤT NGỦ
1. Mất ngủ do nguyên nhân thực thể
- Do dùng các loại thuốc để điều trị bệnh: Như các thuốc điều trị đau đầu có chứa cafein, thuốc chống viêm như corticoide, thuốc lợi tiểu v.v...
- Do bệnh lý khác: Các bệnh lý gây mất ngủ như đau đầu do viêm xoang, do tăng huyết áp, đau do viêm loét dạ dày tá tràng, đau do zona, đau do kích thích thần kinh, đau trong bệnh khớp xương v.v... Việc điều trị phải chú ý vào nguyên nhân gây bệnh.
- Do loạn tâm thần chức năng hoặc thực thể, hoặc do trầm cảm.
2. Mất ngủ do sinh hoạt
- Do sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống nhiều cà phê, do ăn nhiều nặng bụng trong đêm, ăn nhiều chất kích thích...
- Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên, do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
- Do căng thẳng lo âu nhiều trong cuộc sống trong học tập, làm việc hàng ngày.
- Do phân bổ giờ giấc ngủ không hợp lý, ngủ ngày quá nhiều.
Ngoài ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay đổi dần theo tuổi tác. Ở người cao tuổi, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn
25/08/2022
5 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐIỀU TRỊ BỆNH MẤT NGỦ
Để chống lại chứng mất ngủ bạn nên làm theo một số nguyên tắc sau
1. Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ ví dụ như uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân gây mất ngủ. Thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc... Sau khi tìm được nguyên nhân, người bệnh có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
2. Chuẩn bị chu đáo cho giấc ngủ, tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ v.v...
3. Điều trị mất ngủ bằng thuốc một số loại thuốc có thể sử dụng để điều trị bệnh mất ngủ như các loại thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
4. Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý hãy để giấc ngủ đến một cách nhẹ nhàng. Tạm thời gác lại các suy nghĩ, lo lắng và công việc trước giờ đi ngủ. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 - 15 phút thì có thể tập một vài động tác nhẹ nhàng, thư giãn, tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, ... sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.
5. Kết hợp chế độ ăn uống điều độ với việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp điều trị chứng mất ngủ hiệu quả hơn
Để chẩn đoán xác định và chỉ định điều trị, người bệnh cần có sự tư vấn và ý kiến của bác sĩ.
25/08/2022
Cơ chế tạo sỏi mật
----------------
Khuyến mãi khóa học.
1. Gói 1 năm: 100k / học viên (tặng thêm 2 tháng).
2. Gói vĩnh viễn: 300k / học viên.
3. T/gian áp dụng KM: đến hết 27/8
Link đăng ký: https://drive.google.com/file/d/1_9yLBnyA3tpvOrrGJQhi9wCd9-LYKUEe/view?usp=sharing
23/08/2022
Rung nhĩ (AF) là gì ?
Đây là tình trạng loạn nhịp tim thường gặp nhất, đặc trưng bởi mạch không đều bất thường, nhịp tim nhanh và thay đổi điện tâm đồ (ECG).
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG:
• Không biểu hiện.
• Đánh trống ngực.
• Khó thở.
• Ngất.
• Giảm khả năng gắng sức
• Mệt mỏi.
• Suy tim.
• Mạch không đều bất thường.
NGUYÊN NHÂN
• Tự phát.
• Bệnh tim thiếu máu cục bộ.
• Suy tim.
• Bệnh van tim: hẹp van hai lá
và hở van hai lá.
• Tăng huyết áp.
• Cường giáp.
• Do rượu.
• Di truyền
SINH LÝ BỆNH
Tâm nhĩ đập lạc nhịp, nghĩ do khởi đầu ở trong tĩnh mạch phổi, dẫn đến rối loạn chức năng của đường tín hiệu điện tới tim. Kết quả là tâm nhĩ không còn co thắt một cách phối hợp.Thay vào đó là chúng sẽ rung và co thắt bất thường. Do sự co thắt bất thường này, tâm nhĩ không có khả năng đổ đầy thất thỏa đáng. Điều này có thể dẫn đến sự ứ đọng máu tích tụ trong tiểu nhĩ, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và đột quỵ do tắc mạch.
CẬN LÂM SÀNG
• ECG: Mất sóng P, khoảng RR bất thường,đường đẳng điện nhấp nhô,phức bộ QRS hẹp.
• Holter theo dõi: ECG di động.
• ECHO: siêu âm tim
• TFTs: test chức năng tuyến giáp.
• CXR: Xquang ngực.
ĐIỀU TRỊ
• Bảo tồn: giáo dục bệnh nhân và quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch, ví dụ: ngưng hút thuốc và giảm
uống rượu.
• Thuốc: điều trị nguyên nhân là chủ yếu, và:
○ Khôi phục tần số: beta-blocker, calcium antagonist, digoxin, amiodarone.
○ Khôi phục nhịp: beta-blocker, khử rung, amiodarone.
○ Chất kháng đông, ví dụ: warfarin, apixaban, dabigatran and rivaroxaban
CÁC BIẾN CHỨNG
• Đột quỵ.
• Suy tim.
• Đột tử
Nguồn: Mindmap for Medical Student - Vietnamese final
22/08/2022
Trong khi các ACE xuống phố ngắm mùa thu, ăn cháo lòng... thì các anh tôi lại hội chẩn các ca COVID-19 nặng.
Sau bao ngày yên ắng, hôm nay Tổ Hội chẩn bệnh nhân COVID-19 nặng và Trung tâm Hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19 lại kích hoạt trở lại. Số ca mắc COVID-19 đã tăng trong những ngày gần đây, số ca nặng cũng ngày càng nhiều...
Các ACE động viên bố mẹ, người thân có tuổi, mắc bệnh nền đi tiêm vaccine đi nhé. Quá 4 tháng, vaccine giảm bớt hiệu lực đấy...
UPDATE: TÌNH HÌNH BỆNH NHÂN COVID-19 NẶNG TẠI CÁC BỆNH VIỆN LỚN TRONG CẢ NƯỚC. XEM CHI TIẾT TẠI ĐÂY:
https://vtv.vn/.../bo-y-te-tai-kich-hoat-tro-lai-to-hoi...
Nguồn: Lê Hảo - Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế
20/08/2022
Những hệ lụy từ chứng mất ngủ kinh niên
Mất ngủ kéo dài không chỉ gây những mệt mỏi triền miên mà còn gây rất nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Mất ngủ kéo dài gây ra các vấn đề như:
– Thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào
– Các bệnh tim mạch, cao huyết áp, dẫn đến nguy cơ đột quỵ rất cao
– Thừa cân, béo phì, dẫn đến tiểu đường
Do vậy, phòng ngừa mất ngủ kinh niên và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa những nguy cơ do bệnh gây ra.
20/08/2022
💊CẦN LƯU Ý GÌ KHI SỬ DỤNG
THUỐC TRÁNH T.H.A.I KHẨN CẤP ❓❗️
- Không dùng thuốc tránh thai khẩn cấp quá 2 lần trong 1 tháng và 3 lần trong 1 năm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Nếu uống thuốc mà xảy ra tình trạng nôn thì nếu tình trạng này xảy ra dưới 2h sau khi uống thuốc thì mới phải uống bù liều khác.
- Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc bao gồm buồn nôn, nhức đầu, căng ngực, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt...
- Các thuốc tránh thai khẩn cấp không có tác dụng khi thai đã hình thành. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu trong tháng tới, nếu không thấy kinh nguyệt xuất hiện, bạn cần xét nghiệm để xem mình có mang thai hay không.
- Uống nhiều viên thuốc tránh thai khẩn cấp không làm tăng cường khả năng tránh thai, bạn chỉ cần uống đủ và đúng theo hướng dẫn.
- Những trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:
Người đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai.
Xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo bất thường không rõ nguyên nhân.
Người có tiền sử viêm tắc tĩnh mạch hoặc bệnh huyết khối.
- Những trường hợp nên thận trọng khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp:
Người đang mắc bệnh tiểu đường.
Người có tiền sử rối loạn tuần hoàn máu não.
Người bị bệnh động kinh, bệnh tim.
Nguồn tham khảo: Sở Y Tế Hà Nội
Have a nice day!