Chặn đứng hệ lụy từ thuỷ đậu

Chặn đứng hệ lụy từ thuỷ đậu Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Chặn đứng hệ lụy từ thuỷ đậu, Hospital, 29 Phú Châu, Tam Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Ho Chi Minh City.

LẬP RÀO CHẮN CÔ ĐẬU - MẸ & BÉ AN TÂM VUI HÈHè về rồi, mẹ ơi! Tranh thủ dịp hè dành nhiều thời gian vui chơi cùng bé yêu,...
15/06/2024

LẬP RÀO CHẮN CÔ ĐẬU - MẸ & BÉ AN TÂM VUI HÈ

Hè về rồi, mẹ ơi! Tranh thủ dịp hè dành nhiều thời gian vui chơi cùng bé yêu, tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp con mạnh dạn hơn tự tin hơn làm quen với nhiều bạn bè mới.

Bên cạnh đó, các mẹ nên lưu ý đến khu vực đông người vì đây là nơi tập trung đông trẻ em cũng là nơi cô Đậu dễ trà trộn, cùng với thời tiết thất thường nên cô sẽ âm thầm phát tán vi rút. Cô Đậu có tốc độ lây nhanh thông qua đường hô hấp, mỗi cá nhân có thể truyền vi rút cho 90% những người tiếp xúc gần.

Vì vậy, để bé được thỏa thích vui chơi cùng bạn bè trong mùa hè này, mẹ hãy lên kế hoạch dự phòng thủy đậu sớm cho bé tại: https://bit.ly/3yW6eLq để con tận hưởng hưởng mùa hè, có một tuổi thơ thật đẹp mẹ nhé.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00849 11062025]

13/06/2024

[Mẹ Học Chuyên Gia]
CÔ ĐẬU LÂY LAN – CẢ NHÀ BẤT AN

Khi cô Đậu xấu xa tấn công các bé, có đến khoảng 90% những người thân không có miễn dịch cũng sẽ bị cô Đậu xâm nhập. Mẹ hãy lắng nghe chuyên gia, nhận diện nguy cơ lây lan của cô Đậu và giúp con phòng ngừa cô Đậu!

Cùng Mẹ Học Chuyên Gia lắng nghe những kiến thức từ TS. BS. Đỗ Thiện Hải, Phó giám đốc Trung tâm bệnh Nhiệt đới Bệnh viện Nhi Trung ương để cập nhật thêm kiến thức hữu ích phòng ngừa cô Đậu cho con trong video bên dưới mẹ nhé!

Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu tại https://bit.ly/45rx7Do, để có biện pháp dự phòng phù hợp cho trẻ.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00827 09052026]

CÔ ĐẬU ĐẾN NHÀ – BÉ NHỎ NÀO CŨNG KHÔNG THALà mẹ, ai cũng mong muốn con yêu khỏe mạnh, bình yên. Thế nhưng, cô Đậu tinh q...
09/06/2024

CÔ ĐẬU ĐẾN NHÀ – BÉ NHỎ NÀO CŨNG KHÔNG THA

Là mẹ, ai cũng mong muốn con yêu khỏe mạnh, bình yên. Thế nhưng, cô Đậu tinh quái luôn rình rập, sẵn sàng tấn công bất cứ lúc nào. Chỉ cần bé vô tình chạm vào người bệnh hay hít thở chung không khí chứa vi-rút, cô Đậu sẽ dễ dàng lây lan với tỷ lệ lên đến 87% trong nhà và 70% nơi công cộng.

Không chỉ lây lan cực nhanh, nếu chẳng may mắc phải, cô Đậu lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhiễm khuẩn huyết, viêm não, viêm phổi và xuất huyết.

Bên cạnh các biện pháp cơ bản như: hạn chế tiếp xúc với người mắc thủy đậu, vệ sinh vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn, tạo thói quen cho bé rửa tay bằng xà phòng thì mẹ đừng quên chủ động dự phòng thủy đậu cho con và tìm hiểu thêm thông tin về cô Đậu tại: https://bit.ly/4c7sHDu, để có thêm thông tin dự phòng thủy đậu cho bé mẹ nhé!

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00842 31052026]

06/06/2024

[Mẹ Học Chuyên Gia]
NHẤT BÉ NHÌ MẸ VỚI BA - CHẲNG AI “CÔ ĐẬU” BUÔNG THA

Không chỉ “mến thương” trẻ con, cô Đậu còn đặc biệt “thích” tấn công người lớn. Thanh thiếu niên, người lớn, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc cô Đậu nặng hơn và có tỷ lệ biến chứng cao hơn.

Cùng Mẹ Học Chuyên Gia lắng nghe những kiến thức từ TS. BS. Nguyễn Huy Luân, Giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, Trưởng Đơn vị Tiêm chủng – Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để tìm hiểu thêm kiến thức hữu ích phòng ngừa cô Đậu cho cả gia đình trong video bên dưới mẹ nhé!

Tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh thủy đậu tại https://bit.ly/3yNwhV3, để có biện pháp dự phòng phù hợp cho cả gia đình.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00827 09052026]

[MINIGAME] MẸ THÔNG THÁI BÉ VUI KHỎE ĐÓN HÈSẮP XẾP LẠI ĐÚNG TÊN VIRUS GÂY BỆNH THỦY ĐẬU?Gợi ý cho mẹ đây là tên khoa học...
01/06/2024

[MINIGAME] MẸ THÔNG THÁI BÉ VUI KHỎE ĐÓN HÈ
SẮP XẾP LẠI ĐÚNG TÊN VIRUS GÂY BỆNH THỦY ĐẬU?

Gợi ý cho mẹ đây là tên khoa học của cô Đậu, virus này trở nên nguy hiểm vì gây ra những biến chứng khó lường như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi và xuất huyết. Và khả năng lan truyền vi-rút từ người sang người trong một gia đình cao tới 87%, và tỷ lệ lây nhiễm trong cộng đồng lên đến 70%.

Đừng để cô Đậu quấy rầy cuộc sống gia đình bạn, hãy tìm hiểu về thủy đậu và có biện pháp dự phòng sớm là cách tốt nhất bảo vệ con và mọi người xung quanh, tham khảo thông tin về thủy đậu tại: https://bit.ly/453gy0d

Để tham gia các mẹ hãy làm theo 2 bước:
☝️ Bước 1: Bình luận tên của virus được sắp xếp lại đúng + số may mắn có 3 chữ số + tag tên một người bạn cùng tìm hiểu thông tin về thủy đậu.
✌️ Bước 2: Like bài viết này.

🎉🎁 Phần thưởng là 1 bình nước cho 3 người có đáp án chính xác và có số may mắn được lựa chọn bằng phần mềm https://bit.ly/45a4mLk.

⏰ Kết quả minigame sẽ được công bố dưới phần bình luận sau 7 ngày.

⚠️ Lưu ý: Mỗi tài khoản được tham gia một lần, comment đã chỉnh sửa hoặc không làm đủ 2 bước không được tính là hợp lệ.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00823 29052026]

PROFILE CÔ ĐẬU TRONG TAY ❌ LƯU NGAY ĐỂ TRÁNH!📓Thêm ngay cô Đậu vào danh sách đen nếu các mẹ chuẩn bị chào đón thành viên...
29/05/2024

PROFILE CÔ ĐẬU TRONG TAY ❌ LƯU NGAY ĐỂ TRÁNH!

📓Thêm ngay cô Đậu vào danh sách đen nếu các mẹ chuẩn bị chào đón thành viên mới🤰. Hàng loạt tổn thương mà cô Đậu gây ra đặc biệt nguy hiểm cho các chị em, cùng nhau xem qua Profile của “cô ấy” để phòng tránh nhé!

- Tên quốc tế: Virus Varicella-Zoster 👾
- Tên thường gọi: cô Đậu
- Mùa yêu thích: mùa Đông - Xuân
- Kỹ năng: lây lan nhanh, 90% người ở cùng sẽ bị lây nhiễm nếu chưa có tiêm chủng hay đã nhiễm thủy đậu
- Biến chứng nguy hiểm: nếu chẳng may mẹ bầu mắc phải thủy đậu, thai nhi có thể đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng như hội chứng thủy đậu bẩm sinh, thủy đậu sơ sinh, và dẫn đến nguy cơ tử vong.

🤰Thai kỳ khỏe mạnh là tiền đề cho tương lai phát triển của con, mẹ hãy chủ động dự phòng thủy đậu trước khi mang thai bằng cách tìm hiểu thông tin tại: https://bit.ly/4bZPkcX

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00826 09052026]

MẸ NỖ LỰC TĂNG CÂN CHO CON – CÔ ĐẬU “LON TON” PHÁ ĐÁMTrẻ em là đối tượng yêu thích của cô Đậu 👿, đặc biệt trẻ em dưới 4 ...
15/05/2024

MẸ NỖ LỰC TĂNG CÂN CHO CON – CÔ ĐẬU “LON TON” PHÁ ĐÁM

Trẻ em là đối tượng yêu thích của cô Đậu 👿, đặc biệt trẻ em dưới 4 tuổi khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ có nguy cơ nhiễm bệnh.

Nếu chẳng may mắc phải, cô Đậu thường gây ra các triệu chứng khó chịu như sốt, đau ngứa, làm trẻ mệt mỏi biếng ăn. Do đó, mẹ nên chọn thực phẩm kết hợp tuân theo hướng dẫn điều trị y khoa đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng vượt qua thời kỳ thủy đậu khó khăn.

✅ Thực phẩm nên tuân theo: thức ăn dạng lỏng giúp dễ tiêu hóa; các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng,...

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để con có những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp mẹ nên tìm hiểu và chọn cách dự dòng thủy đậu hiệu quả cho con tại https://bit.ly/3ylllxJ, để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ bố mẹ nhé!

Theo khuyến cáo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) và Hội Y học Dự phòng Việt Nam, chủ động dự phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả hiện nay.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00831 14052026]

KIÊNG CỮ KHOA HỌC – CÔ ĐẬU TRÁNH XAThủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người và có nguy cơ bùng phá...
11/05/2024

KIÊNG CỮ KHOA HỌC – CÔ ĐẬU TRÁNH XA

Thủy đậu là bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người và có nguy cơ bùng phát thành dịch, đặc biệt trong giai đoạn mùa Đông - Xuân. Người mắc thủy đậu cần chủ động thực hiện “kiêng cữ” để tránh lan rộng dịch bệnh như:

● Vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
● Giữ móng tay ngắn & tránh gãi mụn nước.
● Thường xuyên rửa tay với xà phòng trong ít nhất 20 giây.
● Cách ly trong phòng kín và hạn chế tránh tiếp xúc với những người có nguy cơ cao mắc thủy đậu.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ nên tìm hiểu và chọn cách dự dòng thủy đậu hiệu quả cho con tại https://bit.ly/4bx8fvM , để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ bố mẹ nhé!

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00804 27032026]

27/04/2024

[Mẹ Học Chuyên Gia]
MẸ RA TRẬN – TOÀN THẮNG “KHÁNG” ĐẬU

Mẹ hãy cùng tham gia khóa học từ chuyên gia để lắng nghe chia sẻ từ Ths. BS Lê Hồng Nga và lựa chọn biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh thủy đậu để con có kỷ niệm đầu đời tràn ngập niềm vui.

Trong chuỗi khóa học từ chuyên gia, mẹ hãy yên tâm rằng các bác sĩ sẽ luôn đồng hành cùng mẹ để cung cấp kiến thức giúp mẹ toàn thắng “kháng” đậu.

Bên cạnh đó, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), mẹ chủ động tìm hiểu và phòng ngừa là một chiếc khiên vững chắc ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau. Mẹ xem thêm thông tin dự phòng thuỷ đậu tại: https://bit.ly/3QlgJ0B hoặc
https://bit.ly/44fwyvL

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-MMR-00215 22032026]

06/04/2024

[Minigame 🎮] MẸ TRANH TÀI RƯỚC QUÀ XINH
MẸ XUẤT CHIÊU “ĐĂNG XUẤT” CÔ ĐẬU 👾

🤦🤷 Mùa Đông - Xuân là thời điểm cô Đậu dễ dàng “ghé thăm”, Virus thủy đậu nhanh chóng lây lan qua không khí bởi người nhiễm bệnh khi họ hắt hơi hoặc ho. Đây là thời gian bé đi học, đi chơi nhiều khiến mẹ rối bời chống dịch, vậy mẹ cần chuẩn bị gì để phòng ngừa thủy đậu cho con?
A. Tham vấn nhân viên y tế để chủ động dự phòng bệnh thủy đậu.
B. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống.
C. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng.
D. Tất cả đều đúng.

Các mẹ hãy lựa chọn đáp án và làm theo hai bước:
☝️ Bước 1: Bình luận đáp án + số may mắn có 3 chữ số + tag tên một người bạn cùng tìm hiểu thông tin về thủy đậu.
✌️ Bước 2: Like bài viết này.

🎉🎁 Phần thưởng là 1 bình giữ nhiệt dành cho 3 người có đáp án chính xác và có số may mắn được lựa chọn bằng phần mềm https://bit.ly/3J6cHFB.

⏰ Kết quả minigame sẽ được công bố dưới phần bình luận sau 7 ngày.
⚠️ Lưu ý: Mỗi tài khoản được tham gia một lần, comment đã chỉnh sửa hoặc không làm đủ 2 bước không được tính là hợp lệ.

🎓Trở thành chuyên gia giúp con khỏe mạnh mẹ cần biết cách phòng tránh thủy đậu tốt nhất, hãy tham khảo thêm những nội dung cần thiết liên quan đến thủy đậu tại: https://bit.ly/3J8pqrm

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-MMR-00214 16032026]

MẸ ĐẠT “TÍCH XANH” TRÁNH XA BỘ 3 RẮC RỐI 🦠Sởi, quai bị, rubella là các bệnh có tính lây nhiễm cao, thường gặp ở trẻ nhỏ ...
30/03/2024

MẸ ĐẠT “TÍCH XANH” TRÁNH XA BỘ 3 RẮC RỐI 🦠

Sởi, quai bị, rubella là các bệnh có tính lây nhiễm cao, thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Đặc biệt, vào thời gian Đông - Xuân, điều kiện thời tiết lý tưởng để cho bộ 3 lây nhiễm bùng phát và thường nhắm vào những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, khu tập thể…

Cách nhận biết 3 bệnh:
🦠 Bệnh sởi: Bắt đầu với các triệu chứng giống cảm lạnh bao gồm sổ mũi; mắt bị viêm, đỏ; ho; và sốt. Phát ban bắt đầu trên mặt và sau đó phát triển trên cơ thể sau 2 đến 4 ngày sau đó.
🦠 Quai bị: Triệu chứng sưng tuyến tiết nước bọt ở cổ, sốt, nhức đầu và đau cơ.
🦠 Rubella: Gây sốt nhẹ và phát ban ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Do có tính lây nhiễm cao và khó kiểm soát, dịch có thể bùng phát không cố định trong năm cho nên những gia đình có trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ chuẩn bị mang thai cần có kế hoạch phòng tránh tốt nhất, xem thêm phương pháp phòng tránh MMR tại: https://bit.ly/3PEGPvi

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-MMR-00214 16032026]

27/03/2024

[Mẹ Học Chuyên Gia]
NHẬN DIỆN CÔ ĐẬU - TRIỆU CHỨNG BAN ĐẦU

Cô Đậu thường trú ngụ trong cơ thể của bé từ 14 đến 16 ngày, đây là giai đoạn ủ bệnh hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Mẹ hãy lắng nghe chuyên gia, nhận biết cô Đậu và giúp con thoát khỏi cô Đậu xấu xa nhé !

Cùng Mẹ Học Chuyên Gia lắng nghe những kiến thức từ BS. Trương Hữu Khanh, Chuyên gia bệnh truyền nhiễm, Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM và ThS. BS. Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. HCM để có thêm những kiến thức phòng tránh thủy đậu cho con trong video bên dưới mẹ nhé!

Xem ngay lịch tiêm ngừa thủy đậu tại https://bit.ly/3vlhDDk, để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-MMR-00215 22032026]

MẸ CHUYÊN GIA ĐẠP GIÓ - TRÁNH XA CÔ ĐẬU KHÔNG KHÓMẹ hiện đại không ngại tìm hiểu, sẵn sàng trở thành chuyên gia sức khỏe...
16/03/2024

MẸ CHUYÊN GIA ĐẠP GIÓ - TRÁNH XA CÔ ĐẬU KHÔNG KHÓ

Mẹ hiện đại không ngại tìm hiểu, sẵn sàng trở thành chuyên gia sức khỏe bảo vệ con khỏi nguy cơ lây nhiễm thủy đậu. Theo nghiên cứu, trẻ em từ 1-10 tuổi có nguy cơ mắc thủy đậu lên đến hơn 70%. Các ca mắc quanh năm nhưng thời điểm tháng 2 và tháng 6 khi nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ có lợi cho cô Đậu phát triển mạnh.

Muốn tránh xa cô Đậu mẹ cần biết cách để tăng cường “áo giáp” cho con:
- Vệ sinh các bề mặt như tay nắm cửa, công tắc đèn và đồ chơi dùng chung.
- Luôn rửa tay bằng xà phòng và nước ít nhất 20 giây.
- Chủ động phòng ngừa cho Bé từ khi tròn 1 tuổi.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thủy đậu và cách phòng bệnh hiệu quả, mẹ hãy bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc truy cập ngay https://bit.ly/4cjMyAn nhé!

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00789 06032026]

ĐÔNG XUÂN VỀ - CÔ ĐẬU TỚIThời điểm Đông - Xuân là khoảng thời gian độ ẩm cao thuận lợi cho virus thuỷ đậu gây bệnh phát ...
14/03/2024

ĐÔNG XUÂN VỀ - CÔ ĐẬU TỚI

Thời điểm Đông - Xuân là khoảng thời gian độ ẩm cao thuận lợi cho virus thuỷ đậu gây bệnh phát tán và lây lan. Cô Đậu dễ dàng “nhân bản” bằng cách lây nhiễm từ người sang người, có tỷ lệ lây nhiễm cao lên đến 70%. Trong 14-16 ngày ủ bệnh, người mắc thuỷ đậu chưa có biểu hiện rõ ràng vẫn có thể lây lan trong cộng đồng đặc biệt là những nơi đông người như trường học, nhà trẻ khu vui chơi của trẻ.

Làm thế nào để bé yêu được thoải mái vui chơi học hỏi nhưng không mang “đậu” về?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,... chủ động phòng ngừa cũng là một tấm khiên chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau.

Mẹ có con nhỏ hãy tiếp tục theo dõi fanpage để “nâng cấp” kiến thức trở thành chuyên gia bảo vệ bé yêu tránh xa cô Đậu!

Xem ngay thông tin tại https://bit.ly/49OYb0D, để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00789 06032026]

CHƠI HỘI MÙA LỄ, ĐỪNG RỦ ĐẬU THEOCuối năm tưng bừng rộn ràng với bao ngày lễ hội liên tiếp. Chắc hẳn cả gia đình cũng đa...
25/10/2023

CHƠI HỘI MÙA LỄ, ĐỪNG RỦ ĐẬU THEO

Cuối năm tưng bừng rộn ràng với bao ngày lễ hội liên tiếp. Chắc hẳn cả gia đình cũng đang rất háo hức với những hoạt động vui chơi giải trí thiệt "đã" phải không nào?
Nhưng đi chơi lễ sẽ kém vui hơn rất nhiều nếu chẳng may danh sách có thêm... cô Đậu - một vị khách không mời, thường xuyên phá hỏng những cuộc vui của bé và gia đình. Hay lúc đi không có, lúc về cổ bám theo không chừng.

Có thể mẹ chưa biết, độ lây lan của thủy đậu còn cao hơn so với chủng Delta vi rút SARS-COV-2. Cụ thể, 1 người bị thủy đậu sẽ dễ dàng lây nhiễm cho 10 người khác. Trong khi với covid-19 (chủng Delta), trung bình 1 người nhiễm Covid chủng Delta có thể lây nhiễm cho 7 người.

Do đó, để cho những ngày lễ thêm trọn vẹn, mẹ đừng chủ quan và quên bảo vệ bé và cả gia đình khỏi cái "đuôi" vô duyên là cô Đậu bằng cách dự phòng đúng thời điểm nha!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,... chủ động phòng ngừa cũng là một chiếc áo giáp chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau.

Xem ngay thông tin chủ động phòng ngừa thủy đậu tại https://bit.ly/3McFAla, để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ.

Để tìm hiểu chi tiết hơn về thủy đậu và cách phòng bệnh hiệu quả, mẹ hãy bình luận ngay bên dưới bài viết này hoặc truy cập ngay https://bit.ly/3Me389s nhé!
Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00749 10102025]

TƯNG BỪNG MÙA HỘI, CHẶN ĐẬU ĐẾN GẦN Cuối năm đến với nhiều ngày lễ thú vị như Halloween, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 ha...
23/10/2023

TƯNG BỪNG MÙA HỘI, CHẶN ĐẬU ĐẾN GẦN

Cuối năm đến với nhiều ngày lễ thú vị như Halloween, Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hay Lễ giáng sinh để đưa bé yêu đi trải nghiệm thế giới đầy màu sắc, thỏa thích vui chơi với bạn bè đồng trang lứa và gia đình của mình!

Tuy nhiên, niềm vui ấy sẽ đứng trước nguy cơ bị phá đám nếu chẳng may bé bị mắc Thuỷ Đậu. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thậm chí không chỉ trong những ngày lễ này mà nhiều mùa lễ hội sau vẫn chưa hết hậu hoạ!
Phát ban thủy đậu khi bị bội nhiễm có khả năng tiến triển thành sẹo lõm vĩnh viễn, được ghi nhận ở 18% bệnh nhân hậu thủy đậu, để lại các vấn đề về thẩm mỹ suốt đời.

Mẹ hãy có những biện pháp phù hợp để cho bé yêu có một mùa lễ hội trọn vẹn nhé!
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,... chủ động phòng ngừa cũng là một chiếc áo giáp chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau.

Xem ngay lịch dự phòng thủy đậu tại https://bit.ly/3MbeJWR, để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.

[VN-VVX-00749 10102025]

BỊ ĐẬU MÀ BÉ RỚT HẠNG, MẸ RỚT NƯỚC MẮT! Bé yêu đang chăm chỉ học hành, hừng hực khí thế giành thứ hạng cao trong lớp thì...
07/10/2023

BỊ ĐẬU MÀ BÉ RỚT HẠNG, MẸ RỚT NƯỚC MẮT!

Bé yêu đang chăm chỉ học hành, hừng hực khí thế giành thứ hạng cao trong lớp thì bị Thuỷ Đậu! Đi học ai cũng mong đậu, nhưng “Đậu” này thì quả thực chẳng ai mong tí nào! Bé rớt hạng đã đành, mẹ cũng khéo phải lo rớt nước mắt vì những biến chứng mà bé có nguy cơ mắc phải. Vì sao vậy, các mẹ có biết không?

Vì khi bị Thuỷ Đậu thì bé yêu phải được cách ly tại nhà và không được đến lớp. Nhẹ thì cũng phải ở nhà cách ly một tuần, nặng hơn thì 2-3 tuần, chưa kể gặp biến chứng thì còn nguy hiểm và phải nghỉ học lâu hơn nữa. Không đơn giản là những bọng nước trên da, thủy đậu còn khiến trẻ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm trong suốt phần đời còn lại: các biến chứng thần kinh bao gồm mất điều hòa tiểu não (1 trên 4000 trường hợp), viêm màng não và viêm não (1 trên 33.000–50.000 trường hợp), hoặc “sống lại” ở giai đoạn trung niên khiến bệnh nhân mắc bệnh Zona (giời leo). Bên cạnh đó, thủy đậu cũng có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng huyết, biến chứng thần kinh, viêm phổi, sẹo vĩnh viễn do bội nhiễm vi khuẩn ở da.

Nghỉ học lâu như vậy thì nguy cơ rớt vì “Đậu” là vô cùng dễ xảy ra nhé các mẹ ơi!

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

THỦY ĐẬU SƠ SINH - MỐI NGUY HẠI CÓ LẼ MẸ CHƯA BIẾT!Cô Đậu đã luôn rình rập, theo dõi các bé ngay từ khi còn nằm trong bụ...
20/09/2023

THỦY ĐẬU SƠ SINH - MỐI NGUY HẠI CÓ LẼ MẸ CHƯA BIẾT!

Cô Đậu đã luôn rình rập, theo dõi các bé ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Không lành tính như thủy đậu thông thường, thủy đậu sơ sinh mang theo mối nguy hại cực kỳ to lớn cho sức khỏe của bé!

Nếu mẹ mắc thủy đậu vào gần thời gian dự sinh thì bé sẽ gặp nguy hiểm với chứng Thuỷ Đậu sơ sinh.

Thủy đậu ở trẻ sơ sinh là một bệnh nặng (nặng hơn so với thủy đậu trẻ em hoặc người lớn) với nguy cơ tử vong cao lên đến 30% do tổn thương đa cơ quan; tăng lên khi người mẹ xuất hiện các triệu chứng nhiễm thủy đậu từ 5 ngày trước sinh cho đến 2 ngày sau khi sinh. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời và đúng phác đồ thì trẻ có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: suy hô hấp, sốc nhiễm trùng nhiễm độc, bội nhiễm vi khuẩn, các biến chứng về thần kinh, suy thượng thận và tổn thương mắt,...

Để bé có nền tảng sức khoẻ vững chắc trong tương lai, đừng quên dự phòng thủy đậu trước khi cân nhắc có thai mẹ nhé!

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/48lZTWU hoặc https://bit.ly/48lpQFY.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

LỠ CÓ HẸN VỚI CÔ ĐẬU - LÀM SAO ĐỂ CHIA TAY TRONG ÊM ĐẸP? Có những cuộc hẹn gặp mặt không bao giờ nên xảy ra, chẳng hạn n...
16/09/2023

LỠ CÓ HẸN VỚI CÔ ĐẬU - LÀM SAO ĐỂ CHIA TAY TRONG ÊM ĐẸP?

Có những cuộc hẹn gặp mặt không bao giờ nên xảy ra, chẳng hạn như việc bé yêu nhà mình “hẹn gặp” cô Đậu! Nhưng lỡ hẹn rồi thì làm sao để chia tay cô Đậu một cách êm đẹp nhất, để bé yêu khoẻ mạnh nhất, các mẹ có biết không? Cùng tìm hiểu cách đối phó với cô Đậu hiệu quả nhé!

1. Cách ly trẻ bị bệnh - đề phòng bệnh lây lan. Có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Theo dõi bé để bé không sờ gãi các nốt mụn để dịch mủ không lan ra các khu vực khác.
3. Chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm, mặc quần áo rộng rãi cho bé cảm thấy bớt ngứa ngáy khó chịu.

Chúc các mẹ và bé yêu sớm chia tay cô Đậu trong êm đẹp nha!

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

ĐẬU ĐI RỒI ĐẬU ĐẾN, KHÔNG QUÊN KÈM ZONA! Công nhận cô Đậu này cầm tinh cọng thun hay sao mà dai ghê! Nhiễm rồi vẫn có th...
12/09/2023

ĐẬU ĐI RỒI ĐẬU ĐẾN, KHÔNG QUÊN KÈM ZONA!

Công nhận cô Đậu này cầm tinh cọng thun hay sao mà dai ghê! Nhiễm rồi vẫn có thể bị tái nhiễm như thường nha các mẹ! Và trong vài trường hợp, cô Đậu còn có thể tặng thêm cho bé một món quà rất khó ưa là Zona thần kinh.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi khỏi thủy đậu, virus vẫn tiềm ẩn trong các hạch thần kinh và khoảng 10-20% trường hợp virus có thể hoạt động trở lại gây bệnh Zona thần kinh.

Mỗi đợt Zona (Zona thần kinh, giời leo) kéo dài từ 3 – 5 tuần, một số trường hợp kéo dài 3 tháng. Nếu không điều trị sớm và chăm sóc đúng cách, bệnh Zona có thể kéo dài hơn và gây biến chứng thần kinh nguy hiểm.
Khoảng 10 đến 18% những người bị bệnh Zona có nguy cơ bị đau dây thần kinh sau Zona, ngay cả sau khi phát ban đã biến mất.

Để loại trừ nguy cơ đến từ Zona, các mẹ hãy có những biện pháp bảo vệ bé thật triệt để nha!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,... chủ động phòng ngừa cũng là một chiếc áo giáp chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau.

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

09/09/2023

Báo động! Cư dân mẹ lo lắng khi Cô Đậu trà trộn nhà trẻ

Thuỷ Đậu là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ dễ lây lan. Đặc biệt, trẻ em mẫu giáo và trẻ nhóm tuổi đi học là đối tượng có tỉ lệ mắc thủy đậu cao nhất.

Ở hầu hết các nước nhiệt đới, thời điểm giao mùa như hiện nay chính là lúc mà thủy đậu thường bùng phát mạnh nhất. Thời điểm này, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, lây lan và bùng phát mạnh mẽ của virus. Là một bệnh lý cấp tính do virus varicella-zoster (VZV) gây ra với những biểu hiện đặc trưng như: ngứa, phát ban và thường bắt đầu trên da đầu và mặt, kèm theo sốt, khó chịu,... thủy đậu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của bé.

Chính vì vậy, ở độ tuổi “như búp trên cành” này, các bé cần phải được bảo vệ khỏi Thuỷ Đậu và bè lũ biến chứng tai quái. Các mẹ hãy phối hợp thật tốt cùng nhà trường, và có các biện pháp bảo vệ bé tại nhà nhé!

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

08/09/2023

CÔ ĐẬU NHẬP TRƯỜNG - LÀM SAO ĐỂ CON TRẺ KHÔNG NHẬP VIỆN?

Ui cha! Trường thông báo cô Đậu đã trà trộn vào trường rồi. Các mẹ phải làm gì đây?

Ở một môi trường có nhiều trẻ em tập trung như trường học, bệnh truyền nhiễm có thể lây lan rất nhanh, đặc biệt là trường học.
Là một bệnh truyền nhiễm cực kỳ dễ lây lan với hơn 90% người chưa tiêm phòng nhiễm bệnh, 70% nhập viện và một nửa số ca tử vong xảy ra ở trẻ em, thủy đậu đã trở thành một nỗi lo lắng thường trực của mẹ mỗi khi đưa trẻ đến trường.

Để bảo vệ con khỏi thủy đậu, các mẹ cần phối hợp với nhà trường để được cập nhật các thông tin cần thiết cũng như các biện pháp cách ly kịp thời và hiệu quả. Cẩn thận chưa bao giờ là thừa! Đừng để bé yêu nhà mình học chung lớp với cô Đậu rồi bị rớt hạng là xui lắm đó nha!

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

KHỞI ĐẦU NĂM HỌC MỚI, ĐỪNG ĐỂ CÔ ĐẬU LÀM BÉ RỚT HẠNG! Năm học mới sắp bắt đầu, hẳn bé đang rất háo hức trở lại trường lớ...
26/08/2023

KHỞI ĐẦU NĂM HỌC MỚI, ĐỪNG ĐỂ CÔ ĐẬU LÀM BÉ RỚT HẠNG!

Năm học mới sắp bắt đầu, hẳn bé đang rất háo hức trở lại trường lớp sau một kỳ nghỉ dài. Tuy nhiên để có một năm học trọn vẹn và đạt được kết quả mỹ mãn, nhất định không được quên phòng ngừa cô Thuỷ Đậu nhé các mẹ ơi!

Thủy đậu là một bệnh cấp tính, rất dễ lây lan do virus varicella-zoster (VZV) gây ra . Để nhận biết bệnh, mẹ có thể dựa vào những biểu hiện đặc trưng như: Ngứa, phát ban và thường bắt đầu trên da đầu và mặt, kèm theo sốt, khó chịu. Phát ban dần dần lan ra thân và tứ chi. Các mụn nước dần dần khô lại và xuất hiện các lớp vảy rồi biến mất trong khoảng thời gian từ 1-2 tuần.

Vì dù cũng có chữ “Đậu”, nhưng cô Đậu này ác lắm! Khi bị cổ ghé thăm, các bé sẽ phải nghỉ học để cách ly tại nhà trong thời gian bị bệnh. Mà nếu thế thì chắc chắn thành tích học tập của các bé sẽ bị ảnh hưởng, không chừng không “đậu” mà còn “rớt” như chơi ấy chứ?!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,.. chủ động phòng ngừa cũng là một chiếc áo giáp chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau.

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00622 17042025

BACK TO SCHOOL!Vậy là một năm học mới nữa lại sắp bắt đầu, với thật nhiều háo hức cùng những chuẩn bị của cả gia đình dà...
22/08/2023

BACK TO SCHOOL!

Vậy là một năm học mới nữa lại sắp bắt đầu, với thật nhiều háo hức cùng những chuẩn bị của cả gia đình dành cho bé yêu. Các mẹ ơi, mọi người đã chuẩn bị gì cho lễ Khai giảng của bé yêu chưa? Hãy comment bên dưới những thứ mà mẹ đã chuẩn bị cho năm học mới của bé nha!

Tuy nhiên chuẩn bị gì thì chuẩn bị, các mẹ cũng đừng quên chuẩn bị cho bé yêu những phương pháp thật hiệu quả để ngăn ngừa Thuỷ Đậu, nhất là ở những nơi tập trung nhiều người như trường hay lớp học của bé. Đừng bắt bé đầu năm học mới bằng cách nghỉ ở nhà mấy tuần lễ liền vì bị Thuỷ Đậu nha các mẹ!

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00623 17042025

ĐỐ VUI - CÔ ĐẬU CỔ ĐẬU QUA ĐÂU? Đố các mẹ: Cô Đậu sẽ tiếp cận với bé yêu qua những đường nào?Đáp: Cô Đậu và đám lâu la c...
19/08/2023

ĐỐ VUI - CÔ ĐẬU CỔ ĐẬU QUA ĐÂU?

Đố các mẹ: Cô Đậu sẽ tiếp cận với bé yêu qua những đường nào?

Đáp: Cô Đậu và đám lâu la có thể lây lan qua đường trực tiếp, lẫn gián tiếp. Mà lây qua đường nào thì cũng sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé yêu. Các đường lây lan của Thuỷ Đậu cụ thể như sau:

Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp.
Lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.
Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
Vì dễ lây như vậy, nên các Mẹ nhớ thực hiện đầy đủ các biện pháp để phòng tránh sự quấy nhiễu của Thuỷ Đậu đến các bé yêu của mình nha!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,... chủ động phòng ngừa cũng là một chiếc áo giáp chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau.

Xem ngay lịch chủ động phòng ngừa thủy đậu tại https://tiemphongvacxin.com/lich-tiem-chung, để lựa chọn thời điểm dự phòng thủy đậu phù hợp cho trẻ.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-MMR-00198 11072025

HÈ ĐÃ QUA, CÔ ĐẬU SẮP ĐẾN!Các mẹ và các bé đã có một mùa hè “quẩy” thoả thích đúng không nào? Tuy nhiên, khi năm học mới...
15/08/2023

HÈ ĐÃ QUA, CÔ ĐẬU SẮP ĐẾN!

Các mẹ và các bé đã có một mùa hè “quẩy” thoả thích đúng không nào? Tuy nhiên, khi năm học mới bắt đầu, mẹ cũng đừng lơ là cảnh giác vì cô Đậu vẫn luôn “lấp ló" ghé thăm bé bất cứ lúc nào nhé mẹ ơi!

Thủy đậu cũng có mức độ lây nhiễm cao, cụ thể 1 người mắc thủy đậu có thể dễ dàng lây nhiễm cho 10 người khác. Người bình thường có thể mắc thủy đậu khi tiếp xúc với dịch tiết mụn nước của người bệnh hoặc thông qua các giọt bắn trong không khí. Nếu lỡ tiếp xúc với người mắc thủy đậu, có đến 90% bé sẽ bị vi rút tấn công khi chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng thường có xu hướng bùng phát mạnh ở những nơi trẻ tụ tập, đặc biệt là trường học.

Vì vậy, để kỳ nghỉ hè kết thúc trọn vẹn cùng những kỷ niệm đẹp và tạo tinh thần phấn chấn cho trẻ bắt đầu năm học mới, các Mẹ đừng quên bảo vệ bé khỏi cô Đậu nha!

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), bên cạnh các biện pháp cơ bản như vệ sinh môi trường sống, bổ sung vitamin,... chủ động phòng ngừa cũng là một chiếc áo giáp chắc chắn mà mẹ nên thiết lập ngay cho Bé từ khi tròn 1 tuổi để bảo vệ con khỏi thủy đậu và các biến chứng nguy hiểm về sau .

Mẹ có thể tìm thấy thông tin dự phòng thủy đậu (cho bé) cũng như lựa chọn địa chỉ tiêm chủng an toàn, thuận tiện tại https://bit.ly/3qaSoQQ hoặc m.me/tiemphongvacxinVN.

Nội dung này được Hội Y học Dự phòng Việt Nam cung cấp và được MSD tài trợ vì mục đích giáo dục.
VN-VVX-00622 17042025

Address

29 Phú Châu, Tam Phú, Thủ Đức, Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh City
71300

Telephone

842822444146

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Chặn đứng hệ lụy từ thuỷ đậu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category


Other Hospitals in Ho Chi Minh City

Show All