Đơn Vị Hồi Sức Nhi - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Đơn Vị Hồi Sức Nhi - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức Ân cần tận tâm - Ươm mầm sự sống
(11)

🎊️🎊️🎊️MASSAGE CHO BÉ YÊU 🍀Massage cho trẻ không còn là điều xa lạ với các mẹ bỉm hiện nay. Bởi vì điều này mang lại rất ...
25/12/2023

🎊️🎊️🎊️MASSAGE CHO BÉ YÊU

🍀Massage cho trẻ không còn là điều xa lạ với các mẹ bỉm hiện nay. Bởi vì điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Vậy mẹ đã biết cách massage cho trẻ sơ sinh chưa? Cùng Bác sĩ tìm hiểu và bỏ túi cách massage cho bé yêu nhé 🌞🌞🌞

👨‍👩‍👧 Massage cho trẻ là động tác vuốt ve nhẹ nhàng cơ thể của trẻ bằng cách sử dụng dầu massage hoặc kem dưỡng da dành riêng cho trẻ sơ sinh giúp:

👼Làm cho trẻ dễ chịu, ít khóc và ngủ ngon hơn
👼Giúp lưu thông máu, thúc đẩy hoàn thiện các chức năng của da
👼Thúc đẩy tăng trưởng vỏ myeline của tế bào thần kinh, tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh liên lạc giữa não và cơ thể giúp hoàn thiện phát triển não ở trẻ.
👼Tăng cường hệ miễn dịch: mát xa tác động lên các tế bào máu, giúp các tế bào tạo miễn dịch phát triển, tăng sức đề kháng cho trẻ.
👼Mát xa vùng bụng giúp điều hoà nhu động ruột, chống đầy hơi, tiêu hoá tốt, bài tiết phân đều đặn, chống táo bón.
👼 Mát xa cho trẻ đồng thời làm tăng cử động các khớp, hoạt động co giãn của các cơ giúp phát triển vận động.
👼Mát xa cho con là dịp bố, mẹ gần gũi, giao tiếp bằng mắt, nói chuyện với con tăng gần kết tình cảm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

🧑‍⚕️Nguyên tắc khi mát xa cho trẻ:
✅Đảm bảo an toàn (nơi đặt trẻ để mát xa, người thực hiện mát xa phải rửa tay sạch, không đeo các trang sức có thể gây tổn thương da trẻ)
✅Thực hiện đúng kỹ thuật
✅Nên mát xa vào buổi sáng hoặc trước khi tắm cho trẻ
✅Không mát xa khi trẻ vừa ăn no hoặc đang đói
✅Luôn giữ ấm cho trẻ trong quá trình mát xa
✅Không mát xa vào các vùng da đang bị tổn thương

🍀Chúng ta cùng tham khảo cách thực hiện một số động tác Massage theo hướng dẫn trong hình ảnh dưới đây nhé 😊😊😊

Bs. Nguyễn Hữu Trung

📚📚Nguồn: Cẩm nang " Chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ kỷ nguyên 4.0" - Bộ Y tế.

🏥Mọi chi tiết xin liên hệ:
📍Đơn vị Hồi sức Nhi - Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.
☎️ 02866830494.
📧 https://www.facebook.com/Dvhoisucnhi.bvtd?mibextid=LQQJ4d

❌❌❌CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM ❌ ❌ ❌👨‍⚕️ THẾ NÀO LÀ SỐT CO GIẬT?✅Sốt cao co giật là cơn co giật gây ra bởi tình trạng tăng t...
21/12/2023

❌❌❌CO GIẬT DO SỐT Ở TRẺ EM ❌ ❌ ❌

👨‍⚕️ THẾ NÀO LÀ SỐT CO GIẬT?
✅Sốt cao co giật là cơn co giật gây ra bởi tình trạng tăng thân nhiệt đột ngột trên 38 độ C
✅Không có bệnh nền gây nên co giật như: Bệnh lý thần kinh trung ương, rối loạn điện giải, chấn thương, tiền căn động kinh đã biết trước.
✅Nhiệt độ cao nhất có thể dẫn đến co giật tuỳ thuộc vào cơ địa của từng trẻ và nhiệt độ càng cao càng có khả năng dẫn đến co giật.

👨‍⚕️ ĐỘ TUỔI NÀO CỦA TRẺ THƯỜNG XUẤT HIỆN SỐT CAO CO GIẬT?
✅Trẻ co giật khi sốt thường gặp từ 6 tháng đến 5 tuổi.
✅Giai đoạn này, não của trẻ chưa hoàn thiện, nhạy cảm khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.

👨‍⚕️ LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN TRẺ BỊ SỐT?
✅Để biết con bạn có bị sốt hay không, hãy đo nhiệt độ của trẻ. Cách chính xác nhất là đo nhiệt độ hậu môn hoặc cũng có thể đo nhiệt độ ở miệng, nách, tai hoặc trán nếu cần. Nhiệt độ cao hơn 100,4°F (38°C) là sốt.

👨‍⚕️ BIỂU HIỆN CỦA SỐT CAO CO GIẬT LÀ GÌ?
✅ Khi bị co giật do sốt, trẻ thường bất tỉnh và có những cử động giật giật ở tay, chân hoặc mặt.
✅ Hầu hết các cơn co giật do sốt kéo dài dưới 5 phút. Sau cơn co giật, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ trong thời gian ngắn.
✅Mặc dù hiếm nhưng một số cơn co giật do sốt kéo dài hơn 15 phút. Sau một cơn co giật kéo dài, trẻ có thể bị yếu tay hoặc chân trong thời gian ngắn.

👨‍⚕️ CON BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ KHÔNG?
✅Có, đưa con bạn đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

👨‍⚕️ CON BẠN CÓ THỂ TÁI PHÁT CO GIẬT HAY KHÔNG?
✅Điều đó là có thể.
✅Trẻ bị sốt co giật 1 lần có nguy cơ bị co giật cao hơn.
✅Tham khảo bác sĩ về cách điều trị bất kỳ cơn sốt nào mà con bạn mắc phải trong tương lai.

👨‍⚕️🔈🆘SỐT CAO CO GIẬT CÓ GÂY TỔN THƯƠNG NÃO KHÔNG?
Không, Sốt co giật không gây tổn thương não. Điều đó cũng không có nghĩa là con bạn sẽ bị co giật suốt đời. Bác sĩ của con bạn có thể nói chuyện về việc liệu con bạn có tăng nguy cơ bị động kinh trong tương lai hay không.

📚📚Nguồn
1️⃣ https://www.nhs.uk/conditions/febrile-seizures/
2️⃣ https://www.epilepsy.com/what-is-epilepsy/seizure-types/febrile-seizures

🏥Mọi chi tiết xin liên hệ:
📍Đơn vị Hồi sức Nhi - Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.
☎️ 02866830494.
📧 https://www.facebook.com/Dvhoisucnhi.bvtd?mibextid=LQQJ4d

TÁO BÓN Ở TRẺ EM😿😿▶️Táo bón là tình trạng rất thường gặp, diễn tiến kéo dài gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đa phần k...
18/12/2023

TÁO BÓN Ở TRẺ EM😿😿

▶️Táo bón là tình trạng rất thường gặp, diễn tiến kéo dài gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đa phần không có nguyên nhân cụ thể, chủ yếu do sự rối loạn chức năng của đường ruột và cách ăn uống chưa khoa học. Một số ít trường hợp có nguyên nhân rõ ràng như u, bướu, bệnh lý bẩm sinh,….
▶️Nghĩ đến táo bón khi:
✔️Số lần đi tiêu ít hơn bình thường (Trẻ

U HẠT RỐN👉Tại sao con bạn lại chảy dịch kéo dài từ rốn? ✍️Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7-10 ngày và sa...
13/12/2023

U HẠT RỐN

👉Tại sao con bạn lại chảy dịch kéo dài từ rốn?

✍️Ở trẻ sơ sinh, thông thường rốn sẽ tự rụng sau 7-10 ngày và sau khoảng 2 tuần thì rốn khô và liền hẳn. Một số trẻ gặp tình trạng rốn rụng chưa hết, còn lại một phần niêm mạc rốn gây tiết dịch thường xuyên gọi là chồi rốn, hay còn gọi là u hạt rốn.

✍️ Sau đây là thông tin cha mẹ cần biết về tình trạng này.

Nguồn: Phác đồ điều trị ngoại trú BV Nhi đồng 1
Ảnh: Internet

ĐỂ CON BẠN TRÁNH BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG PHẢI LÀM GÌ?🏥Tay chân miệng: là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus lây truyề...
28/11/2023

ĐỂ CON BẠN TRÁNH BỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG PHẢI LÀM GÌ?

🏥Tay chân miệng: là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus lây truyền qua đường ruột thuộc chi Enterovirus gây nên, trong đó tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Coxsackervirus A16 (CA16) và Enterovirus 71 (EV71). Nhiễm virus EV71 thường gây bệnh cảnh lâm sàng nặng nề và thậm chí có thể dẫn đến tử vong (WHO 2011).

🔸Ở Việt Nam bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng hiện đang là mùa cao điểm của bệnh.
🔸Bệnh có thể diến tiến với nhiều biến chứng nguy hiểm, di chứng thần kinh nặng nề và hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu.

👉Từ đó đặt ra vấn đề làm thế nào để phòng bệnh hiệu quả:

🚹Với bản chất là virus lây truyền trực tiếp từ dịch tiết mũi, miệng, phân hoặc các gọt bắn trong không khí thông qua đường miệng – miệng hay phân- miệng.

🚹Việc phòng bệnh chủ yếu dựa trên nguyên tắc tránh tiếp xúc nguồn lây.

🍁Từ đó, Bộ Y Tế Việt Nam khuyến cáo cách phòng bệnh tại cộng đồng như sau:

1️⃣Vệ sinh cá nhân, rửa tay 🧼bằng xà phòng (đặc biệt sau thay quần áo, tã, tiếp xúc với phân, nước bọt)

2️⃣Rửa sạch đồ chơi của bé👶, vật dụng, sàn nhà

3️⃣ Lau nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác

4️⃣Cách ly trẻ tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ tập trung chơi 🛝 trong 10 -14 ngày đầu của bệnh.

🔸Tại Việt Nam hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccin phòng ngừa, do đó các biện pháp như trên vẫn là biện pháp phòng ngừa chính. Tuy đơn giản nhưng hiệu quả mà ba mẹ có thể làm để bảo vệ con mình khỏe mạnh👨‍👩‍👧‍👦

Bs Đỗ Minh Trí

👩 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Đơn vị Hồi sức nhi - Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Thành Phố Thủ Đức
Hotline: 028 668 30494
https://www.facebook.com/Dvhoisucnhi.bvtd

⭐️Tài liệu tham khảo: Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30/3/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng.

⚠️⚠️⚠️Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ em bị sốt xuất huyết Dengue⚠️⚠️⚠️📌📌Ở trẻ em, đa số các bé bị sốt xuất huyết ...
21/11/2023

⚠️⚠️⚠️Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ em bị sốt xuất huyết Dengue⚠️⚠️⚠️

📌📌Ở trẻ em, đa số các bé bị sốt xuất huyết thường tự khỏi trong vòng 7 ngày nhưng có một số bé sẽ có biểu hiện nặng như: chảy máu hoặc thoát huyết tương gây sốc do giảm thể tích, suy hô hấp, suy tim, suy thận, rối loạn đông máu, tổn thương gan, rối loạn tri giác. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong.
Dưới đây là một số thông tin cho cha mẹ về giai đoạn nguy hiểm của sốt xuất huyết trong quá theo dõi bé bị sốt xuất huyết tại nhà.

📌📌Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là từ ngày 3- ngày 7 (giai đoạn này bé có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt).

🆘🆘🆘 Các dấu hiệu cảnh báo cần theo dõi trên bé bị sốt xuất huyết:
☹ Vật vã, lừ đừ, li bì.
☹ Đau bụng.
☹ Nôn ói nhiều.
☹ Xuất hiện chảy máu ở trẻ (chảy máu chân răng, mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen…).
☹ Chân tay trẻ lạnh ẩm.
☹ Mệt, khó thở.
☹ Tiểu ít.

📌📌Trong giai đoạn nguy hiểm cha mẹ nên:
✅Cho bé uống nhiều nước (oresol, nước điện giải, nước dừa…).
✅Hạ sốt cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
✅Cho bé đi tái khám bác sĩ mỗi ngày để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.
✅Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào, đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức để có đánh giá và điều trị chính xác.

📚📚📚Nguồn: Hướng dẫn chẩn đoán điều trị sốt xuất huyết Dengue 2023- Bộ Y tế.

✨✨NGÀY THẾ GIỚI VÌ TRẺ SINH NON 17/11 ✨✨🌺 Nhân ngày thế giới vì trẻ sinh non chúc các con khoẻ mạnh, ăn ngoan , chóng lớ...
17/11/2023

✨✨NGÀY THẾ GIỚI VÌ TRẺ SINH NON 17/11 ✨✨
🌺 Nhân ngày thế giới vì trẻ sinh non chúc các con khoẻ mạnh, ăn ngoan , chóng lớn và là niềm tự hào của gia đình nha❤️

🌺 Mong các Ba Mẹ luôn vững lòng cùng con nhỏ vượt qua những tháng đầu đầy gian nan rồi các con cũng sẽ khỏe mạnh và khôn lớn thôi ạ. Các con rất mạnh mẽ và kiên cường vì các con là những chiến binh nhí dũng cảm đó nha Ba mẹ ⭐️

Y khoa ngày càng có nhiều thay đổi vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân nói chung và trẻ em nói riêng. Khoa ...
12/11/2023

Y khoa ngày càng có nhiều thay đổi vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc bệnh nhân nói chung và trẻ em nói riêng. Khoa Hồi Sức Nhi bệnh viện Thành Phố Thủ Đức là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị và chăm sóc chuyên sâu các bệnh lý ở trẻ sơ sinh và cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đủ tháng cũng như non tháng, tuy vậy chúng tôi vẫn luôn không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề, đào tạo chuyên môn để bắt kịp với sự tiến bộ y khoa không ngừng ấy, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc trẻ sơ sinh, những hạt giống ươm mầm cho những tài năng sau này của đất nước. Hiện tại, chúng tôi nhận thấy số lượng trẻ sinh non ngày càng gia tăng với cơ thể còn non nớt chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên đòi hỏi phải chăm sóc thật tỉ mỉ và cẩn thận đồng thời cần phải có những kĩ thuật chuyên sâu nhưng ít tác động lên cơ thể non nớt của trẻ nhất. Vì những lý do đó mà bệnh viện Thành Phố Thủ Đức đã mời Thạc sĩ - Bác sĩ Chuyên Khoa II Phạm Thị Thanh Tâm - Trưởng Khoa Hồi Sức Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 1, cô Tâm với kinh nghiệm rất nhiều năm và sâu rộng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh đã đến khoa để chuyển giao kĩ thuật giúp hỗ trợ phổi cho mấy trẻ sinh non bằng bơm chất hỗ trợ phổi với kĩ thuật ít tổn thương cho trẻ nhất và khoa cũng nhận ra vấn đề nhiễm trùng là cực kì quan trọng để giúp nuôi dưỡng thành công các trẻ non nớt này nên bên cạnh chuyển giao kĩ thuật, khoa cũng đã nhờ cô trao đổi thêm ở vấn đề này, cô Tâm đã tận tình hướng dẫn cho bác sĩ lẫn đội ngũ điều dưỡng các bước để kiểm soát nhiễm khuẩn tốt hơn, cô đi qua các phòng, xem xét từng chi tiết và đưa ra các ý kiến để giúp cho việc chống nhiễm khuẩn cho trẻ được tốt hơn, có những vấn đề rất nhỏ mà không để ý cô cũng chỉ dẫn hết sức nhiệt tình, xin gởi lời cảm ơn chân thành vì cô đã đến và giúp khoa ngày càng hoàn thiện hơn để khoa trở thành một đơn vị vững mạnh trong lĩnh vực chăm sóc những trẻ sơ sinh, giúp người nhà sẽ an tâm hơn khi đến với Khoa Hồi Sức Nhi bệnh viện Thành Phố Thủ Đức.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn cô.

👩 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Đơn vị Hồi sức nhi - Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Thành Phố Thủ Đức
Hotline: 028 668 30494
https://www.facebook.com/Dvhoisucnhi.bvtd

COMING HOME Sau hơn 3 tuần nằm viện, chiều 09/11 bé gái CB Đ.Th.T.H sinh non 30 tuần được xuất viện về với gia đình. Đây...
10/11/2023

COMING HOME

Sau hơn 3 tuần nằm viện, chiều 09/11 bé gái CB Đ.Th.T.H sinh non 30 tuần được xuất viện về với gia đình. Đây là một trong những trường hợp sanh non được bơm surfactant hỗ trợ phổi và nuôi thành công tại Khoa Hồi Sức Nhi - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức. Ôm con trong tay, ba mẹ bé phấn khởi chia sẻ rất vui mừng kịp đón con về trước ngày đầy tháng.

BSCKII. Nguyễn Hà Phương - Phó Trưởng Khoa Nhi, Phụ trách chuyên môn Hồi Sức Nhi của Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức cho biết chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non ngày càng phát triển ở các cơ sở y tế. Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức là bệnh viện đa khoa hạng 1 có đầy đủ các chuyên khoa trong đó có mô hình sản nhi, chính vì vậy Khoa Hồi Sức Nhi không ngừng cải tiến chất lượng trong khâu điều trị và chăm sóc các em bé sơ sinh đặc biệt là trẻ sinh non nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trong khu vực đồng thời phát triển chất lượng điều trị tương xứng với quy mô và sự phát triển của bệnh viện.

Chúc con một đời mạnh khỏe, vui vẻ, an yên.

(Hình ảnh được sự cho phép của gia đình bệnh nhi)

👩 Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Đơn vị Hồi sức nhi - Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Thành Phố Thủ Đức
Hotline: 028 668 30494
https://www.facebook.com/Dvhoisucnhi.bvtd

🍁🍁Phát hiện sớm để điều trị và theo dõi các bệnh lý trong giai đoạn sơ sinh là cực kì cần thiết, do trẻ sơ sinh còn quá ...
05/11/2023

🍁🍁Phát hiện sớm để điều trị và theo dõi các bệnh lý trong giai đoạn sơ sinh là cực kì cần thiết, do trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên bệnh chưa biểu hiện rõ, đến khi phát hiện thì trị rất khó và nhiều khi đã muộn, do đó hiện nay người ta tập trung vào sàng lọc sớm phát hiện các bệnh lý sơ sinh, một trong những bệnh lý được sàng lọc và chiếm tỷ lệ cũng khá cao là Thiếu men G6PD, vậy rốt cuộc bệnh đó là như nào và chúng ta sẽ làm gì khi trẻ mắc bệnh là điều các bậc phụ huynh quan tâm:

Thiếu men G6PD là gì? ☘️
☘️G6PD là từ viết tắt của Glucose-6-phosphate Dehydrogenase.
- Đây là men giúp màng tế bào hồng cầu giữ nguyên vẹn, bền vững trước các tác nhân gây stress oxy hóa có trong một số thuốc, thức ăn, tác nhân bệnh truyền nhiễm. Thiếu men Glucose-6-phosphate Dehydrogenase, màng tế bào hồng cầu sẽ kém bền, dễ bị vỡ trước các tác nhân gây stress oxy hóa
- Bệnh còn có tên là “Favism” vì người thiếu men G6PD bị dị ứng đậu Fava
☘️Nguy cơ mắc bệnh?
- Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền liên kết với giới tính (nhiễm sắc thể X) nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Nữ giới: để mắc bệnh cần có bất thường trên cả 2 nhiễm sắc thể giới tính (tức di truyền gen bệnh từ cả ba và mẹ)
☘️Hồng cầu vỡ gây hậu quả gì?
- Tế bào hồng cầu bị vỡ đưa đến hiện tượng tán huyết. Tán huyết kéo dài sẽ đưa đến thiếu máu.
- Hồng cầu khi bị vỡ sẽ phóng thích vào trong máu chất Blirubin tự do làm em bé bị vàng da và vàng mắt do nồng độ Bilirubin trong máu tăng cao. Nếu bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây ra biến chứng thần kinh không hồi phục sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau (vàng da nhân).
☘️Triệu chứng của trẻ thiếu men G6PD
Hầu hết trẻ không có triệu chứng gì. Một số có triệu chứng thiếu máu tán huyết như:
- Da xanh nhạt, mệt mỏi, chóng mặt
- Nhịp tim nhanh, khó thở
- Vàng da và mắt
- Tiểu màu trà đậm
☘️Các xét nghiệm chẩn đoán:
- Xét nghiệm sàng lọc bằng máu gót chân, tốt nhất là từ 48-72 h sau sinh
- Xét nghiệm chẩn đoán xác định: định lượng men G6PD.

☘️Có chữa khỏi bệnh Thiếu men G6PD?
- Hiện tại chưa có phương pháp chữa hết bệnh Thiếu G6PD.
- Có nhiều phương pháp để phòng ngừa các hậu quả của bệnh. Khi được phòng ngừa tốt, trẻ vẫn sống và phát triển khỏe mạnh như bạn cùng trang lứa
☘️Phòng ngừa hậu quả của Thiếu men G6PD
- Tránh dùng các loại thuốc có thể gây tán huyết cho bé bệnh Thiếu G6PD
- Tránh ăn đậu tằm (fava) và thức ăn chế biến từ đậu tằm.
- Tiêm chủng đầy đủ và giữ vệ sinh sạch sẽ khi chăm sóc trẻ để tránh nguy cơ mắc phải các bệnh nhiễm trùng thông thường.
- Khi bị nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (cảm, ho, sốt, …) cần đi khám bác sĩ để dùng thuốc đúng và phát hiện sớm tán huyết.
- Không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ
- Mẹ cho con bú không được sử dụng những thức ăn hoặc dược phẩm không được sử dụng ở người bị thiếu men G6PD vì có thể đi vào cơ thể trẻ qua sữa
- Gia đình có trẻ bị thiếu G6PD cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn về di truyền.

🧑‍⚕️BS. Nguyễn Ngọc Toàn

⭐⭐Nguồn tham khảo:
1. Uptodate – G6PD
2. g6pd Deficiency Foundation g6pd. org

07/10/2023

Tổng hợp cách làm tổ cho bé
Nguồn: internet

HỘI CHỨNG COLIC (KHÓC DẠ ĐỀ)🤔Hội chứng colic là gì?🔍Colic hay còn gọi là khóc dạ đề là khi một em bé khỏe mạnh khóc rất ...
01/10/2023

HỘI CHỨNG COLIC (KHÓC DẠ ĐỀ)

🤔Hội chứng colic là gì?
🔍Colic hay còn gọi là khóc dạ đề là khi một em bé khỏe mạnh khóc rất lâu mà không có lý do rõ ràng. Nó phổ biến nhất trong 6 tuần đầu tiên của cuộc đời. Nó thường tự biến mất sau 3 đến 4 tháng tuổi. Có tới 1/4 trẻ sơ sinh có thể gặp tình trạng này.
🔍Colic được định nghĩa là tình trạng quấy khóc:
✅Kéo dài > 3 giờ 1 ngày
✅Xảy ra > 3 ngày 1 tuần
✅Kéo dài > 3 tuần
🔍Colic thường bắt đầu đột ngột, kèm theo tiếng khóc to và hầu như không ngừng. Trẻ khóc rất nhiều nhưng không thể làm dịu, bé nắm chặt tay và co chân lên. Việc khóc liên tục và cực độ này có thể rất căng thẳng và khó khăn đối với cha mẹ.
🔍Trẻ bị colic thường quấy khóc, đầy hơi và ngủ không ngon giấc. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng đều phát triển và tăng cân bình thường.
🔍Colic sẽ tự hết. Điều này thường xảy ra khi bé được 3 tháng tuổi và trong hầu hết các trường hợp là khi bé được 6 tháng tuổi.

🤔Nguyên nhân của colic?
🤷‍♂️Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân thực sự gây ra hội chứng colic. Một số giả thuyết cho rằng nó liên quan tới hệ thần kinh của trẻ vẫn đang phát triển, hay tính cách của trẻ làm chúng dễ bị kích thích. Một số khác tin lại cho rằng do hệ tiêu hóa của trẻ chưa trưởng thành, hoặc dị ứng với sữa…

🤔Làm gì khi trẻ có cơn colic?
Có rất nhiều lời khuyên để giúp làm dịu và đối phó với cơn colic của bé. Biết rằng đây là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến trẻ quấy khóc, vì thế cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có thể đánh giá, thăm khám, kiểm tra đầy đủ cho bé.

🤫Dưới đây là 1 số khuyến cáo giúp làm dịu những cơn quấy khóc của trẻ:
📌Hãy chắc chắn rằng bé không đói nhưng đừng ép bé ăn nếu bé không thích bú bình hoặc bú mẹ.
📌Thay đổi tư thế của bé. Cho bé ngồi dậy nếu nằm. Hãy để bé hướng mặt về phía trước nếu bạn bế hoặc bế bé quay mặt vào ngực bạn. Các bé thích nhìn thấy những góc nhìn khác nhau về thế giới.
📌Cho bé nhìn những thứ thú vị: hình dạng, màu sắc, kết cấu và kích cỡ khác nhau.
📌Tạo ra những âm thanh ồn ào chút để giúp trẻ dịu đi: nói chuyện 🗣 với em bé của bạn, hát nhẹ nhàng cho bé nghe hoặc thử sử dụng thứ gì đó trong phòng tạo ra âm thanh êm dịu 🎼🎼🎼 (quạt, đĩa CD,…)
📌Đu đưa bé trong vòng tay hoặc trong nôi
📌Cho bé tắm nước ấm🛀🛀🛀
📌Hãy để bé nằm sấp trên đùi bạn và xoa nhẹ lưng cho bé giúp trẻ ợ hơi.

🌟Học cách hiểu tiếng khóc của bé có thể giúp giải quyết cơn đau bụng. Phải mất một thời gian để bố mẹ và bé làm quen với nhau. Cũng nên nhớ rằng việc trẻ khóc trong một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày là điều bình thường.

🌟Trong một số trường hợp mà các biện pháp trên không cải thiện, trẻ có thể cần thêm 1 số thuốc hỗ trợ 💊💊💊 như: Simethicone giúp giảm hơi trong bụng trẻ, mem vi sinh hỗ trợ hệ tiêu hoá. Ngoài ra, để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
💬Tuy nhiên không phải biện pháp nào cũng sẽ hiệu quả như nhau với các bé.

📢Hãy học cách sống chung khi trẻ khóc colic‼️
👉Có một đứa trẻ bị khóc colic có thể rất căng thẳng đối với cha mẹ. Nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tội lỗi và thậm chí chán nản. Điều quan trọng cần biết là cơn colic là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó sẽ tự biến mất, thường là sau 3 tháng tuổi. Trong hầu hết các trường hợp, nó sẽ biến mất sau 6 tháng tuổi. Tuy nhiên trẻ vẫn cần được thăm khám đầy đủ bởi bác sĩ 🩺🩺🩺 để giúp ba mẹ đưa ra lời khuyên và biện pháp tốt nhất cho trẻ.

📚📚📚Nguồn https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/colic
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10823-colic

Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt ở Việt Nam. Với ý nghĩa đoàn viên, Trung thu là dịp để ...
26/09/2023

Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống quan trọng và đặc biệt ở Việt Nam. Với ý nghĩa đoàn viên, Trung thu là dịp để gia đình sum họp, trẻ em vui chơi và mọi người tặng quà cho nhau. Những hoạt động như rước đèn, múa lân, hát trống quân và ngắm trăng Rằm tạo nên không khí sôi động và rực rỡ. Tết Trung thu cũng mang trong mình sự đậm đà văn hóa và truyền thống dân tộc, là dịp để kỉ niệm và tôn vinh các giá trị gia đình và cộng đồng.

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ TRẺ SƠ SINH1. “Tự nhiên hôm qua em thấy trong tã con em có dính ít máu, có sao không bác sĩ...
19/09/2023

MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ TRẺ SƠ SINH

1. “Tự nhiên hôm qua em thấy trong tã con em có dính ít máu, có sao không bác sĩ?” 😳😳😳

🍓Tất cả trẻ sơ sinh đều được tiếp xúc với hormone từ mẹ truyền qua khi còn ở trong tử cung, đặc biệt là progesterone. Ở bé gái sơ sinh, sau sinh thì không còn các hormone đó trong dòng máu nữa sẽ dẫn đến hiện tượng b**g tróc của niêm mạc tử cung chưa trưởng thành (nguyên lý tương tự hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ). Điều này khiến thường khiến cha mẹ lo lắng nhưng lại hoàn toàn lành tính.

🍓Trong trường hợp chỉ có lượng ít máu dính tã, bác sĩ khám không có dấu hiệu bất thường nào khác, hiện tượng này sẽ tự hết sau 3-5 ngày.

🍓Một hiện tượng khác cũng hay gặp, là hiện tượng “sữa phù thủy” (“witch's milk”). Đây là dịch tiết màu trắng đục từ núm vú của trẻ sơ sinh trong những ngày đầu đời, cũng liên quan đến lượng hormone trong máu cao do ảnh hưởng từ mẹ.

2. “Con em từ qua giờ chưa thấy đi tiểu, có sao không bác sĩ?” 🙃🙃🙃

🥕Thỉnh thoảng bác sĩ khi khám trẻ sơ sinh cũng gặp câu hỏi này. Vấn đề đi tiểu trong thời kỳ sơ sinh khá khó đánh giá và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Hơn nữa, không có gì lạ khi trẻ sơ sinh đi tiểu trong phòng sinh mà không có ai để ý. Kết quả là nhiều bà mẹ sẽ không thấy bé đi tiểu trong 24 giờ đầu đời.

🥕Tuy nhiên, nếu trẻ đã quá 24 giờ tuổi mà không đi tiểu, việc xác định nguyên nhân là cần thiết. Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Nếu có tắc nghẽn đường tiểu (van niệu đạo sau ở trẻ sơ sinh nam là một ví dụ thường gặp), có thể sờ thấy được bàng quang và thỉnh thoảng có thể thấy có một khối phồng phía trên khớp mu. Nếu bác sĩ nghi ngờ về bất thường đường tiểu hoặc suy thận, có thể bé sẽ được làm một số xét nghiệm máu và siêu âm đường tiểu. Trong một số trường hợp, có thể cần hội chẩn bác sĩ thận - nội tiết hoặc ngoại niệu.

3. “Con em từ qua đến giờ đi tiêu dữ lắm, 5-6 lần luôn, có sao không bác sĩ?” - “Sao mà biết con em đi phân vậy có bình thường không bác sĩ?” 😅😅😅

🥥Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể đi tiêu tới tám lần mỗi ngày sau mỗi lần bú và hoàn toàn bình thường.

🥥Trẻ bú sữa công thức thường chỉ đi tiêu một hoặc hai lần một ngày, đôi khi nhiều hơn.

🍋Trẻ sơ sinh sẽ đi tiêu phân su trong vài lần đi tiêu đầu tiên. Phân su có màu xanh đen, hơi sệt và dai. Phân su bao gồm nước ối mà trẻ nuốt khi trong bụng mẹ, tế bào ruột b**g ra và các men tiêu hóa.

🍋Sau vài lần đi tiêu phân su đầu tiên, phân bắt đầu thay đổi, cũng như tính chất của nhu động ruột, tùy thuộc vào chế độ ăn của trẻ. Trẻ bú sữa mẹ thường có phân có màu vàng, sau đó có màu xanh vàng, sẽ hơi lỏng hoặc sệt sệt. Phân ở trẻ bú mẹ hoàn toàn thường có ít mùi. Ngược lại, trẻ bú sữa công thức sẽ có phân rắn hơn và có mùi hôi hơn.

🍋Với trẻ đang bú mẹ, không thêm thức ăn nào khác mà một ngày đi 5-7 lần, phân đôi khi có nước, hoa cà hoa cải, mà trẻ không sốt, bú bình thường, bụng không chướng, vẫn tăng cân đều thì không sao cả.

Nguồn: Polin RA, Spitzer AR. Fetal and Neonatal Secrets. Mosby; 2014.

♥️CHĂM SÓC RỐN ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU♥️🔔🔔Bình thường rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng từ 7 – 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày...
11/09/2023

♥️CHĂM SÓC RỐN ĐÚNG CÁCH CHO BÉ YÊU♥️

🔔🔔Bình thường rốn của trẻ sẽ rụng trong vòng từ 7 – 10 ngày sau sinh và sau 15 ngày thì cuống rốn liền hoàn toàn. Khi chưa liền, rốn là một ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng tại chỗ và từ ổ nhiễm trùng này vi trùng vào máu gây nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong cho trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó việc chăm sóc rốn đúng tại nhà là rất cần thiết, các bậc phụ huynh nên chú ý.

📍Vệ sinh vùng rốn của bé
👨‍⚕️Sau khi chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Nếu kẹp rốn bị hở hoặc bị rơi ra, bạn phải chú ý vệ sinh khu vực rốn bé ít nhất 1 lần/ngày.
👨‍⚕️Các bước thực hiện:
☑️1. Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng.
☑️2. Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không. Chú ý xem rốn có mùi hôi không ?
☑️3. Lau rốn sạch bằng gòn hoặc tăm bông và nước muối nước sinh lý (Natri clorid 0.9%), sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
Chú ý để rốn rụng tự nhiên, không cố gắng giật hay bẻ chân rốn. Không sử dụng các dung dịch sát khuẩn để vệ sinh vì làm chậm quá trình rụng rốn.

🆘Cẩn thận khi tắm cho bé
👨‍⚕️Có thể tắm bé, tuy nhiên nên lưu ý chỉ tắm nông từng bộ phận cơ thể, tránh làm ướt cuống rốn.
👨‍⚕️Nếu cuống rốn bị ướt, hãy lau khô bằng khăn mềm. Đôi khi, cuống rốn của bé có thể bị bẩn nếu bé đi tiêu. Hãy nhẹ nhàng làm sạch bằng nước, vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý và lau khô.

🆘Cẩn thận khi mặc quần áo cho bé
👨‍⚕️Quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô.
Mặc quần áo chất liệu mỏng thoáng để lưu thông không khí tốt giúp cuống rốn mau khô.
Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô.

🆘ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN NGAY KHI CÓ MỘT TRONG CÁC DẤU HIỆU SAU:
• Rốn vẫn còn ướt sau khi rụng
• Rốn có mùi hôi
• Rốn rỉ dịch, chảy máu, hay có mủ
• Da vùng quanh rốn sưng nề hay tấy đỏ
• Rốn chưa rụng sau 3 tuần

📚Nguồn tham khảo:
https://raisingchildren.net.au/newborns/health-daily-care/hygiene-keeping-clean/umbilical-care
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/bathing-skin-care/Pages/Umbilical-Cord-Care.aspx

Viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh😿😿💦Viêm kết mạc sơ sinh là trình trạng viêm của lớp mô mỏng trong suốt nằm trên phần tròng...
27/08/2023

Viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh😿😿

💦Viêm kết mạc sơ sinh là trình trạng viêm của lớp mô mỏng trong suốt nằm trên phần tròng trắng của mắt và lót bên trong mí mắt trong vòng 28 ngày, sau sinh. Bệnh này có thể điều trị khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng tuy nhiên nếu không được điều trị thì bệnh có thể tồn tại nhiều tháng gây sẹo giác mạc, kết mạc và có thể dẫn đến mù lòa

1️⃣ Nguyên nhân:
Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh có thể do tắc tuyến lệ, kích ứng hoặc nhiễm virus, vi khuẩn truyền từ mẹ sang con trong khi sinh

2️⃣. Phân loại:

❄️ Viêm kết mạc do chlamydia.
🫄Một phụ nữ bị nhiễm chlamydia không được điều trị có thể truyền vi khuẩn sang con trong khi sinh với tỉ lệ lên đến 30 – 50%.
😿Các triệu chứng gồm đỏ mắt, sưng mí mắt và chảy mủ, thường xuất hiện từ 5 đến 12 ngày sau khi sinh
trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do chlamydia có thể bị nhiễm trùng ở các bộ phận khác trên cơ thể như viêm phổi viêm mũi họng, ..

❄️ Viêm kết mạc do lậu cầu
😿Neisseria gonorrhoeae có thể gây viêm kết mạc do lậu cầu, cũng như nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục có tên là bệnh lậu.
🫄Một phụ nữ mắc bệnh lậu không được điều trị có thể truyền vi khuẩn sang con trong khi sinh.
Biểu hiện:
💥Mắt đỏ, mủ dày trong mắt và sưng mí mắt, thường bắt đầu trong 2-5 ngày sau sinh
💥Bệnh cũng có thể tiến triển thành nhiễm trùng máu và viêm màng não ở trẻ sơ sinh.

❄️Viêm kết mạc do hóa chất
Khi dùng thuốc nhỏ mắt cho trẻ sơ sinh để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, mắt của trẻ sơ sinh có thể bị kích ứng và chẩn đoán là viêm kết mạc do hóa chất.
Các triệu chứng gồm mắt đỏ nhẹ và sưng mí mắt. Các triệu chứng có khả năng chỉ kéo dài trong 24 đến 36 giờ.

❄️ Các bệnh viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh khác
Virus và vi khuẩn khác ngoài Chlamydia trachomatis và Neisseria gonorrhoeae như vi khuẩn thường sống trong âm đạo của phụ nữ và không lây truyền qua đường tình dục, các loại vi-rút gây mụn rộp sinh dục và miệng
Các triệu chứng thường bao gồm mắt đỏ và sưng mí mắt kèm theo một ít mủ.

👉👉Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị viêm mạc tốt nhất nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để làm xét nghiệm cũng như đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất 🧑‍⚕️🧑‍⚕️

3️⃣. Điều trị tùy nguyên nhân và mức độ
🛞Viêm kết mạc do chlamydia
sử dụng thuốc kháng sinh đường uống để điều trị, kháng sinh tại chỗ không hiệu quả và không cần thiết nếu đang điều trị kháng sinh đường toàn thân
🛟Viêm kết mạc do lậu cầu thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để điều trị viêm kết mạc do lậu cầu
🧭Viêm kết mạc do hóa chất
thường không cần điều trị, thường sẽ khỏe hơn sau 24 đến 36 giờ.
🛑Viêm kết mạc do vi khuẩn và vi rút khác
Các bác sĩ thường cho thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ kháng sinh
🔥Các biện pháp điều trị khác bao gồm
⭐ Nếu tắc tuyến lệ gây viêm kết mạc, mát-xa nhẹ nhàng, ấm giữa vùng mắt và mũi có thể giúp ích. Nếu tuyến lệ bị tắc không tự khỏi khi được 1 tuổi, trẻ sơ sinh có thể phải phẫu thuật.
⭐Đối với cả viêm kết mạc do vi khuẩn và vi rút, chườm ấm lên mắt có thể làm giảm sưng và kích ứng.

4️⃣. Dự phòng
⭐ Sàng lọc và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho phụ nữ mang thai
⭐ Vệ sinh tay thường xuyên để tránh lây lan
⭐ Nhỏ mắt thường quy bằng bạc nitrat hoặc thuốc kháng sinh điển hình là erythromycin cho trẻ sinh thường từ người mẹ bị bệnh lậu không được điều trị
⭐ Trong khi mang thai và trước khi sinh, phụ nữ bị mụn rộp sinh dục nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ về các cách để giảm thiểu nguy cơ lây lan sang trẻ sơ sinh.

🧑‍⚕️🧑‍⚕️🧑‍⚕️Bs. CKI. Nguyễn Thị Đào
❇️❇️Nguồn:

Learn about its symptoms, causes, prevention, and treatment.

Address

29 Phú Châu/Tam Phú/Thủ Đức
Ho Chi Minh City
70000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đơn Vị Hồi Sức Nhi - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Practice

Send a message to Đơn Vị Hồi Sức Nhi - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức:

Share

Category



You may also like