
28/07/2023
Bài giảng rất hay!
Khám và điều trị các bệnh lý Cơ xương khớp, Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng. Phòng khám đã và đa
(5)
Bài giảng rất hay!
💥Cong vẹo cột sống ở trẻ em?
Cong vẹo cột sống ở trẻ em là tình trạng cột sống cong về một phía, với mức độ từ vừa đến nặng.
Cong vẹo cột sống ở trẻ em nếu không được can thiệp sớm sẽ gây ra hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ.
🆘Hiện nay theo thống kê, cứ khoảng 25 trẻ em gái trong độ tuổi vị thành niên thì sẽ có 1 trẻ bị vẹo cột sống, đối với bé trai trong độ tuổi vị thành niên có tỷ lệ là 1/2000
👉👉Dấu hiệu cong vẹo cột sống ở trẻ em bao gồm:
👉Hai vai bị lệch, không cao bằng nhau
👉Đầu của trẻ không ở chính giữa mà hơi nghiêng sang một bên
👉Một trong hai bên bả vai nhìn rõ hơn so với bên còn lại
👉Trẻ không mặc vừa các loại quần áo
👉Trẻ thường bị gầy hơn ở một bên cơ thể
👉Hai chân trẻ có độ dài không bằng nhau
👉Một trong hai bên hông có thể sẽ nhô lên cao hơn so với bên còn lại
👉Các xương sườn dài không đều nhau
Bố mẹ các bé có thể lưu ý và có thể kiểm tra bé ngay tại nhà nhé, nếu có các dấu hiệu trên bố mẹ có thể đưa bé tới Trung tâm Cơ xương khớp & Phục Hồi Chức Năng Hoài Anh khám và tư vấn nhé.
Chúc các bố mẹ và các bé luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
🎯 ĐIỀU TRỊ ĐAU DO THOÁI HÓA KHỚP !
Thoái hóa khớp?
=>> do mất cân bằng giữa quá trình hủy hoại – tổng hợp mô sụn và xương dưới sụn. Bn đau đớn dai dẵng, hạn chế vận động thậm chí tàn phế..
🌸 Dấu hiệu nhận biết?
Khớp đau nhức âm ỉ dai dẳng, cứng khớp .âm thanh “lục cục” khi vận động. Màng hoạt dịch bị tổn thương tràn dịch ra ổ khớp. khớp nóng, sưng đỏ và đau nhức.
📣 Nguy hiểm thế nào?
80% không thể vận động bình thường và 20% không thực hoạt động thường ngàỳ . sưng viêm, đau nhức, cứng khớp. Có thể hư hại hoàn toàn sụn khớp,biến chứng tàn phế.
💌 Điều trị thoái hóa khớp?
👉 Phương pháp không dùng thuốc
Phục hồi chức năng –đông y : Có tác dụng giảm đau, cứng khớp hiệu quả chậm
💆♂️Vật lý trị liệu, Phục Hồi Chức Năng: Tia hồng ngoại, siêu âm, sóng ngắn, điện xung, sóng xung kích, chườm nóng….
👉Phương pháp dùng thuốc nội khoa
💞 Dùng thuốc chống viêm, giảm đau,kết hợp thuốc bôi ngoài da
💞 Thuốc chống thoái hóa khớp
👉 Phương pháp tiêm nội khớp
💞 Trường hợp đáp ứng kém với thuốc uống,tiêm nội khớp có tác dụng chống viêm và giảm đau, Có giá trị chống viêm và đạt được nồng độ thuốc tại chỗ tối đa mà không cần sử dụng thuốc chống viêm đường toàn thân.
👉 Phương pháp tiêm chất nhờn ( acid hyaluronic)
💞 Acid hyaluronic có bản chất tương tự dịch nhầy trong ổ khớp.
💞 Tiêm acid hyaluronic để giảm ma sát và cải thiện chức năng vận động.
💞 Tăng kéo dài nồng độ và trọng lượng phân tử của acid hyaluronic nội sinh,cải thiện chức năng của khớp
💞 Acid hyaluronic đạt hiệu quả tương tự khi tiêm corticoid nội khớp song tác dụng bền vững hơn.
👉 Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu ( PRP)
💞 PRP sau khi được tiêm vào vùng điều trị giúp giảm đau, viêm, giúp hồi phục các mô tổn thương và kích thích tái tạo mô mới một cách nhanh chóng, từ đó hỗ trợ các bệnh nhân bị thoái hóa khớp, viêm xương khớp,... Điều trị đau bằng PRP giúp rút ngắn thời gian và giảm thiểu chi phí điều trị so với các phương trước đây.
👉 Điều trị ngoại khoa
💞 Khi khớp bị tổn thương nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
💞 Gồm phẫu thuật thay khớp nhân tạo và điều trị dưới nội soi khớp.
💞 Dựa vào mức độ tổn thương khớp,có thể thay một phần hoặc toàn bộ khớp.
Thạc sĩ, bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
☎0975311000- 0918281099
Ảnh: Cùng các thầy cô đầu ngành cơ xương khớp tại Đại học Y Hà Nội, BV Bạch Mai, Đa khoa tỉnh Hải Dương.
‼TƯ THẾ NGỒI CHUẨN NHẤT GIÚP NGỪA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Sinh hoạt và làm việc sai tư thế là một trong những kẻ thủ ác gây ra các bệnh lý đau xương khớp. Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, nếu tiếp tục duy trì thói quen xấu này sẽ khiến các triệu chứng ngày càng nặng hơn.
👉Tư thế ngồi chuẩn nhất giúp ngừa thoát vị đĩa đệm:
✔Khi ngồi làm việc, đặt hai khuỷu tay vuông góc với bàn, chân chạm đất hoặc tìm một vật để kê chân. Hạn chế việc khoanh, bắt chéo chân vì điều này tác động trực tiếp đến tư thế cột sống của bạn.
✔Luôn ngồi thẳng lưng và duy trì tư thế này mọi lúc, mọi nơi. Đây là thói quen tốt giúp ngăn ngừa thoái hoá và giảm thiểu áp lực đè nén lên cột sống.
✔Đảm bảo giữ khoảng cách nhất định từ mắt đến máy tính. Ngồi sát quá hoặc xa quá đều ảnh hưởng không tốt tới cột sống.
✔Không ngồi quá lâu tại một vị trí nhất định. ✔Người bị thoát vị đĩa đệm nên đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng sau 45 đến 60 phút ngồi làm việc. Thói quen này có tác dụng tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp, ngăn ngừa tình trạng khô dịch khớp dẫn đến thoái hoá sớm.
✔Bạn nên chỉnh lại kích thước của bàn làm việc và khoảng cách của ghế ngồi cho cổ, lưng cảm thấy thoải mái, không bị cúi xuống hay gù quá nhiều.
✔Riêng đối với ghế ngồi, tốt nhất bạn nên lựa chọn một chiếc có phần tựa lưng êm ái, thoáng khí với lớp lót nệm dày vừa phải. Hoặc có thể sử dụng thêm các gối tựa lưng dành riêng cho người bị thoát bị đĩa đệm.
********************************
Liên hệ: Thạc sĩ bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
0975311000 - 0918281099
🔥ĐIỀU TRỊ Đ𝐀𝐔 𝐓𝐇𝐀̂̀𝐍 𝐊𝐈𝐍𝐇 𝐓𝐎̣𝐀
1. 𝑫𝒖̀𝒏𝒈 𝒕𝒉𝒖𝒐̂́𝒄:
Khi bị đau thần kinh tọa, phương án đầu tiên mà người bệnh nghĩ đến là điều trị bằng thuốc. Trên thực tế việc dùng thuốc cũng mang lại nhiều tác dụng như giảm viêm, giảm đau, chống co thắt cơ, tái tạo sụn, bổ sung chất nhờn....vv.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phải tìm hiểu nguyên nhân đau thần kinh tọa vì có thể là do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh nên nếu chỉ sử dụng thuốc người bệnh có thể đỡ đau nhưng việc chèn ép vẫn còn thì không thể nào khỏi bệnh. Hơn nữa, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, ảnh hưởng gan, thận và dạ dày… Vì vậy, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân để tìm được liệu trình chữa đau thần kinh tọa thích hợp.
2. 𝑷𝒉𝒂̂̃𝒖 𝒕𝒉𝒖𝒂̣̂𝒕:
Một số trường hợp đi khám được bác sĩ chỉ định phẫu thuật gây hoang mang và lo lắng. Trên thực tế phẫu thuật là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất của ngành y tế hiện nay, những người điều trị phải là những người có chuyên môn cao, tay nghề giỏi. Tuy nhiên đây là ca mổ lớn, vì vậy sẽ không tránh khỏi những rủi ro trong hoặc sau phẫu thuật.
Một số trường hợp không may mắn để lại những rủi ro lớn sau mổ như: sức khỏe giảm, yếu hơn trước, teo cơ, đau nhức thậm chí liệt 1 chỗ. Phẫu thuật thường được chỉ định cho những bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc xuất hiện các biến chứng như: cơ yếu đi đáng kể, mất khả năng kiểm soát ruột – bàng quang. Lúc này, bác sĩ sẽ loại bỏ nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép như g*i cột sống, một phần đĩa đệm bị thoát vị, khối u…
3 𝑽𝒂̣̂𝒕 𝒍𝒚́ 𝒕𝒓𝒊̣ 𝒍𝒊𝒆̣̂𝒖:
Điều trị đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu hiện nay đang được các chuyên gia đầu ngành cũng như bệnh nhân tin tưởng và ưu tiên hàng đầu. Với công nghệ y học ngày càng phát triển, hệ thống trang thiết bị trong ngành VLTL cũng ngày càng đa dạng và hiện đại đã mang đến nhiều sự lựa chọn cũng như tăng khả năng phục hồi trong quá trình điều trị.
Ngoài sự kết hợp các thiết bị như sóng ngắn, siêu âm, điện xung, kéo giãn , xung kích...vv, thì việc kết hợp điều trị bằng tay để điều chỉnh các cấu trúc sai lệch để giúp giải phóng chèn ép cũng là 1 trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong qua trình điều trị. Ngoài ra kết hợp các bài tập vật lý trị liệu tại nhà có tác dụng điều chỉnh vị trí cột sống, tăng cường sức mạnh các cơ bắp hỗ trợ lưng và cải thiện tính linh hoạt các cơ. Điều này giúp phục hồi chức năng vận động của cơ-xương-khớp và ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai.
Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa đang dần trở nên phổ biến hơn trên toàn cầu. Hiện nay, biện pháp này đang được nhiều người lựa chọn thay cho những phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa truyền thống như thuốc hay phẫu thuật. Vật Lý Trị Liệu trong điều trị đau thần kinh tọa đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người bệnh. Việc biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh để đưa ra hướng điều trị phù hợp có thể giúp mang lại hiệu quả thành công 80 % - 90%.
𝑪𝒂́𝒄𝒉 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒏𝒈𝒖̛̀𝒂 đ𝒂𝒖 𝒅𝒂̂𝒚 𝒕𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒐̣𝒂.
Việc thực hiện các biện pháp giúp phòng tránh bệnh thần kinh tọa không thể giúp loại trừ 100% khả năng mắc bệnh, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Thường xuyên áp dụng các biện pháp sau sẽ giúp giảm khả năng bị đau thần kinh tọa:
- Tập thể dục, thể thao đều đặn.
- Điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp: lựa chọn ghế ngồi có điểm dựa ngửa sau góc 100 đến 110 độ.
-Hạn chế mang vác vật nặng quá sức, giữ lưng thẳng, tránh gập lưng khi nhấc vật nặng.
********************************
Liên hệ: Thạc sĩ bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
0975311000 - 0918281099
‼BỆNH NHÂN NÓI "GIÁ NHƯ PHÁT HIỆN SỚM😥"!
Bệnh nhân Nam 47 tuổi (video2), khoảng 2 tháng thấy sút cân, người mệt mỏi, ăn uống kém, chưa kiểm tra ở đâu, lần đầu siêu âm thấy khối tăng âm kích thước lớn gần hết gan phải, khối không đồng nhất, bờ không đều tăng sinh mạch..tiên lượng rất nặng😭
📌NẾU TẦM SOÁT UNG THƯ giai đoạn sớm. Có thể ngăn chặn bệnh trước khi các tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể.
👉Khi phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn sớm sẽ có cơ hội điều trị thành công và tiết kiệm về thời gian, chi phí. Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn tiện lượng rất nặng và để lại gánh nặng lớn về kinh tế và hiệu quả điều trị cũng giảm đáng kể!
********************************
Liên hệ: Thạc sĩ bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
0975311000 - 0918281099
❗RÁCH BAO XƠ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG LÀ GÌ?
Rách bao xơ đĩa đệm là tình trạng lớp màng bên ngoài của đĩa đệm bị tổn thương, rách hoặc thủng.
Đây là một giai đoạn tiến triển thành thoát vị đĩa đệm. Lúc này nhân nhầy tràn ra khỏi các vòng sợi, chèn ép lên dây thần kinh lân cận tại các đốt sống.
Khi nhân nhầy tràn ra ngoài chèn ép dây thần kinh sẽ gây đau dữ dội, tê bì tay chân, mất cảm giác và yếu ở hai tay, hai chân và có thể gây rối loạn một sống chức năng khác của cơ thể.
📣Hãy liên hệ cơ sở uy tín để được thăm khám và giúp người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
********************************
Liên hệ: Thạc sĩ bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
0975311000 - 0918281099
🎯 Nhóm thực phẩm tốt cho người thoát vị đĩa đệm
● Canxi: Đây là thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của xương khớp mà ai cũng biết. Những thực phẩm giàu Canxi mà người bệnh có thể tham khảo: sữa, cá hồi, tôm, các loại rau như rau cải xoăn, bông cải xanh,…
● Protein: Protein là thành phần chính tạo nên cấu trúc xương khớp, giúp duy trì xương khớp trơn tru và rắn chắc. Ngoài ra Protein còn tham gia hỗ trợ xây dựng và củng cố hệ thống miễn dịch cũng như tăng cường sức mạnh các nhóm cơ lưng. Các thực phẩm chứa Protein bao gồm: đậu hà lan, đậu nành, bông cải xanh, thịt gà, thịt bò, thịt lợn,…
● Axit béo Omega 3: Giúp hình thành collagen, hỗ trợ ngăn chặn những tổn hại mà thoát vị đĩa đệm gây ra, đồng thời mang lại hiệu quả trong việc chống viêm và giảm đau và làm chậm quá trình lão hóa. Những thực phẩm chứa nhiều Omega 3 gồm: cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó, đậu nành, hạnh nhân, rau bông cải xanh,..
● Magiê: Khoáng chất quan trọng trong cấu trúc của chất nền xương. Nếu lượng magiê trong máu giảm, magiê sẽ được rút ra khỏi xương. Việc bổ sung Magiê hỗ trợ duy trì mật độ xương, giúp thư giãn và co bóp cơ, cần thiết cho việc tăng cường sức mạnh các nhóm cơ hỗ trợ cột sống. Magiê được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, cá, đậu, hạt, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối
● Ngoài ra glucosamin, vitamin D3, K2, C, B12, sắt và chất xơ cũng là những nhóm thực phẩm tốt cho người thoát vị đĩa đệm.
❗Luôn cố gắng học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày !
🎯🎯🎯 TỔN THƯƠNG SỤN CHÊM
💥Sụn chêm nằm trong khớp gối, có hình dạng giống chữ C hoặc chữ O. Chức năng chính của sụn chêm là “giảm xóc” cho khớp gối mỗi khi đứng, đi lại, chạy nhảy v.v…
Rách sụn chêm là tổn thương thường gặp, thường đi kèm với đứt dây chằng chéo trước với các dấu hiệu như:
❌ Khớp gối đau và sưng ngay sau chấn thương và kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần
❌ Khớp gối có thể bị kẹt, khó co duỗi khớp gối
❌ Có thể đau khi lên/ xuống cầu thang
❌ Có thể cảm thấy đau nhức khi ấn vào khe khớp gối
💁 Người bệnh rách sụn chêm thường có mức độ đau và tràn dịch khớp gối nhiều hơn người bệnh chỉ đứt dây chằng chéo trước.
💁 Trường hợp sụn chêm bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phân tán lực. Sự phân phối lực không đều giữa các vùng xương đùi xuống xương chày, dẫn đến tổn thương lớp sụn và dần gây thoái hóa khớp. Nếu sụn chêm tổn thương càng lâu thì nguy cơ thoái hóa khớp càng sớm và trầm trọng.
Người bệnh cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn sâu tại các cơ sở y tế uy tín, có trang thiết bị hiện đại
********************************
Liên hệ: Thạc sĩ bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
0975311000 - 0918281099
🎯MẤT DUỖI SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI (ACL)
Để có dáng đi đẹp như bình thường bạn có thể không gập được hết nhưng bạn buộc phải duỗi được hết. Vậy chúng ta tìm hiểu Mất Duỗi sau mổ là như thế nào?
Mất duỗi khớp là một trong những biến chứng hay thường gặp sau mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối.
👉 Duỗi gối quan trọng như thế nào:
Vị thế đứng, tư thế gối duỗi thẳng khóa khớp gối theo sinh lý bình thường làm cho các cơ chi dưới có thể thả lỏng. Gối duỗi thẳng giúp cho trọng lượng cơ thể phân phối lên hai khớp gối có thể truyền xuống dưới theo một trục cơ học vì vậy lực tác động lên các thành phần bên trong khớp gối vừa đủ và không có tình trạng căng giãn bất thường . Các cơ quanh khớp gối, dây chằng, cũng như sụn chêm sẽ không bị quá tải. Điều này rất quan trọng, nó giúp cho các thành phần này được thư giãn và làm việc hợp lý, đồng nghĩa chúng ta sử dụng chúng lâu hơn.
👉 Nguyên nhân gì lại gây mất duỗi gối:
Có rất nhiều nguyên nhân gây lên biến chứng này:
- Teo cơ tứ đầu.
- Co rút cơ phía sau khớp gối.
- Co rút bao khớp...
Những vấn đề này phần lớn đều xuất phát từ lý do Đau sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật, đa số bệnh nhân đều than đau, phản xạ tự nhiên về việc này là bệnh nhân sẽ ít hoạt động lại, một số bệnh nhân lạm dụng việc kê gối dưới chân khi ngủ, điều này càng làm cơ tứ đầu sẽ bị yếu đi, và trong thời gian này cơ hoạt động càng hạn chế vì nhóm cơ phía sau khớp gối rút hoặc thắt lại.
👉 Hậu quả của việc mất duỗi gối kéo dài.
Dễ nhận thấy nhất là yếu tố thẩm mỹ. Khi bạn có một chân không duỗi thẳng và chân còn lại bình thường, việc đi lại giống như bình thường là điều khó có thể. Đi khập khiễng dáng đi xấu.
Khi chân bạn không duỗi thẳng được, đồng nghĩa các cơ xung quanh khớp gối phải làm việc tối đa để duy trì vị thế đứng, thay vì phải được thư giản. Điều này rất nguy hiểm, khi đó các đầu điểm bám của các cơ này sẽ co rồi quá tải, và lâu dài dẩn đến tình trạng viêm, đau. Các dây chằng, bao khớp, sụn chêm, sụn khớp không hoạt động bình thường dẩn đến tổn thương đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
👉 Đề phòng gối duỗi không thẳng sau mổ:
Để phòng ngừa vấn đề này, các bác sĩ thường cho bạn mang nẹp sau mổ. Việc thời gian mang nẹp hay bỏ nẹp này phụ thuộc vào cơ lực của bạn. Việc này dựa trên đánh giá của bác sĩ, kỹ thuật viên Vật Lý Trị Liệu điều trị cho bạn. Vì thế các bài tập duỗi gối của các kỹ thuật viên hướng dẩn sau mổ rất quan trọng.
Liên hệ: Thạc sĩ bác sĩ Tô Mạnh Cảnh
0975311000 - 0918281099
🎯 ĐAU CỔ, VAI GÁY CÓ LIÊN QUAN GÌ ĐẾN BỆNH TIỀN ĐÌNH?
🔴 Thoái hóa đốt sống cổ lâu ngày dẫn đến rất nhiều biến chứng, trong đó rối loạn tiền đình là một biến chứng thường gặp ở đối tượng nhân viên văn phòng và người cao tuổi. Để kiểm soát chứng rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến biến chứng này, triệu chứng và các phương pháp điều trị kịp thời.
🔴 Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, làm nhiệm vụ duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể. Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tiền đình khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Vậy thoái hóa đốt sống cổ và rối loạn tiền đình có liên quan như thế nào?
🔴 Thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nặng làm chèn ép mạch máu và rễ thần kinh khiến não không được cung cấp đủ lượng máu, gây nên tình trạng thiếu máu não, dẫn đến rối loạn tiền đình. Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng:
🔸 Đau cổ dữ dội.
🔸 Đau đầu, chóng mặt kéo dài từ vài phút đến vài giờ.
🔸 Ù tai, buồn nôn, nôn mỗi khi đứng lên hoặc ngồi xuống.
🔸 Mất khả năng thăng bằng, mất định hướng về không gian khi thay đổi tư thế.
🔸 Đi đứng không vững, dễ bị ngã.
🔸 Mất tập trung khi làm việc.
🔸 Mệt mỏi, ăn ngủ kém.
🔸 Lo âu, trầm cảm.
✅✅ Cơ thể được nâng đỡ, liên kết khớp bởi 206 xương đơn chiếc (80 xương trục, 64 xương chi trên, 62 xương chi dưới).
❗❗Mỗi sai lệch các khớp liên quan đều có thể làm cong vẹo, lồi lệch khung xương: vẹo cổ, gù lưng, lệch hông (chân thấp chân cao), chân vòng kiềng,....
➡➡ Từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây ra nhiều vấn đề về xương khớp và sức khoẻ.
❗Cập nhật kiến thức "Tiêm collagen điều trị cho bệnh lý cơ xương khớp" Hướng tiếp cận mới trong điều trị tái tạo các bệnh lý cơ xương khớp trong giai đoạn hiện nay!
🎯🎯🎯 5 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG ĐAU CỔ VAI GÁY
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mỏi cổ vai gáy, trong đó có 5 nguyên nhân chính:
👉Do tuổi tác:
Tuổi càng cao, các cơ quan trong cơ thể con người càng bị thoái hóa và suy giảm chức năng. Đặc biệt, sự thoái hóa này diễn ra mạnh mẽ nhất tại hệ thống xương khớp.
👉 Do chấn thương sau tai nạn:
Những người bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động thường để lại di chứng sau khi điều trị khiến cho vùng vai gáy của họ bị đau nhức âm ỉ, nhất là những khi thay đổi thời tiết hoặc cử động mạnh.
👉 Do tính chất công việc:
Một số người phải làm những công việc đòi hỏi phải ngồi lâu hoặc lao động nặng nhọc thường có nguy cơ bị đau vai gáy nhiều hơn.
👉 Do thói quen sinh hoạt:
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày như kê gối ngủ quá cao, ngồi gù lưng, kẹp điện thoại khi nghe… sẽ gây ra tình trạng đau nhức ở vùng vai gáy.
👉Do thay đổi của thời tiết:
Mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là những khi trời trở lạnh, các mạch máu sẽ bị co lại, quá trình vận chuyển máu và oxy sẽ bị thuyên giảm và tạo điều kiện cho chứng đau nhức mỏi vai gáy phát triển.
🥰 Cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh đau Cổ Vai Gáy là thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt và tìm cho mình phương pháp chữa trị hợp lý.
********************************
👨⚕️ Bác sĩ chuyên khoa II, BSNT. Ngô Thị Hoài - Giảng viên đại học Y Dược Thái Bình
PHÒNG KHÁM HOÀI ANH
🌀 Địa chỉ: Chợ Cọi, Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình
🚌Google map: https://maps.app.goo.gl/jUfWeWD8rErAtdXv6
☎️Call,Zalo: 097.531.1000- 0989.971.456
Trân trọng cảm ơn ! ♥
🎯🎯ĐIỀU TRỊ VIÊM LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY TẠI THÁI BÌNH
🔻 Triệu chứng bệnh viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
✅Đau: Là triệu chứng điển hình mà hầu hết bệnh nhân phải đối mặt. Đau ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay do tổn thương viêm hoặc đứt gân cơ, lan rộng xuống cẳng tay và cổ tay. Cảm giác đau ngay cả khi nghỉ ngơi và tăng lên khi thực hiện các động tác co duỗi cổ tay, cẳng tay và nâng vác vật nặng.
✅Hạn chế vận động: Các động tác duỗi, ngửa bàn tay và cầm nắm đồ vật bị hạn chế, các động tác cơ bản như cầm bút, đánh răng cũng trở nên khó khăn, tay cảm giác như không có lực
✅ Ngứa, tê rần, hoặc nóng ran ở vùng khuỷu tay, lan lên cánh tay hoặc xuống tận các ngón tay.
♦️ Các triệu chứng bệnh đa phần sẽ tiến triển từ từ, kéo dài trong nhiều tháng.
👉👉👉 liên hệ phòng khám chuyên điều trị chuyên sâu các bệnh lý khớp
********************************
👨⚕️ Bác sĩ chuyên khoa II, BSNT. Ngô Thị Hoài - Giảng viên đại học Y Dược Thái Bình
PHÒNG KHÁM HOÀI ANH
🌀 Địa chỉ: Chợ Cọi, Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình
🚌Google map: https://maps.app.goo.gl/jUfWeWD8rErAtdXv6
☎️Call,Zalo: 097.531.1000- 0989.971.456
Trân trọng cảm ơn ! ♥
⚡️⚡️⚡️Viê.m khớp liên mấu - nguyên nhân đau thắt lưng ít được biết đến.
-------------------
🎯 Khớp liên mấu là khớp nối giữa hai thân đốt sống.
🎯 Viêm khớp liên mấu chiếm 15-45% các nguyên nhân gây đau cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Nguyên nhân khớp liên mấu là do:
🥇Thoái hoá cột sống và khớp liên mấu: 80%
🥈Trượt đốt sống
🥉Bệnh lý viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp...
🎯 Triệu chứng:
🥇Đau tại cột sống cổ và thắt lưng, đau tăng lên khi thực hiện các động tác ưỡn, nghiêng cột sống, đau có thể giảm khi thực hiện động tác cúi;
🥈Ấn điểm cạnh cột sống có đau rõ
🥉Không có triệu chứng chèn ép rễ thần kinh: không tê chân
là do tình trạng thoái hóa theo ❤️🔥🥇🥈🥉🥉🎗🎤🎯🎯
🎯Chẩn đoán:
- Siêu âm khớp rất nhạy trong đánh giá viêm khớp liên mấu
- Phim X quang cột sống: phát hiện trượt đốt sống, viêm cột sống dính khớp.
- Cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: khớp liên mấu tăng tín hiệu trên T2 và T2 STIR
🎯Điều trị:
(1) Các bài tập vận động cột sống cổ và cột sống thắt lưng phù hợp, tránh chịu lực.
(2) Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu
(3) Sử dụng thuốc giảm đau giảm đau chống viêm non-steroid (NSAIDs) có thể phối hợp thêm thuốc giãn cơ.
(4) Điều trị tiêm corticosteroid tại khớp liên mấu hay hủy nhánh thần kinh giữa của rễ sau cột sống thắt lưng hoặc cột sống cổ bằng sóng cao tần (RadioFrequency Ablation-RFA).
🎯🎯🎯 ĐIỀU TRỊ ĐÚNG, ĐỦ THEO PHÁC ĐỒ CỦA BÁC SĨ CHUYÊN KHOA LUÔN LÀ PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT CHO BỆNH NHÂN!
Phòng khám Hoài Anh đã hoạt động trở lại sau kỳ nghỉ lễ dài hạn. Quý bệnh nhân có thể sắp xếp thời gian tiếp tục điều trị theo phác đồ của bác sĩ sau khi nghỉ lễ, để quá trình điều trị không bị gián đoạn & mang lại hiệu quả tốt nhất.
✅️ Quý bệnh nhân có thể liên hệ đặt lịch khám, tư vấn miễn phí, đăng ký bằng cách gọi vào số hotline 09899.71456.
********************************
👨⚕️ Bác sĩ chuyên khoa II, BSNT. Ngô Thị Hoài - Giảng viên đại học Y Dược Thái Bình
✳ PHÒNG KHÁM NỘI CƠ XƯƠNG KHỚP HOÀI ANH
🌀 Địa chỉ: Chợ Cọi, Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình
🚌Google map: https://maps.app.goo.gl/jUfWeWD8rErAtdXv6
☎️Call,Zalo: 097.531.1000- 0989.971.456
Trân trọng cảm ơn ! ♥
💢 THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ - NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU TRỊ THEO BỘ Y TẾ?
✅Thoái hóa cột sống cổ (Cervical spondylosis) thường gặp ở người lớn tuổi và/hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và/hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ.
✅Triệu chứng trên lâm sàng:
▶️ Đau vùng cổ cấp hoặc mãn tính, hạn chế vận động, đau tăng khi mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết.
▶️ Nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán, hố mắt thường vào buổi sáng.
▶️ Đau kèm tê vai tay do chèn ép đám rối thần kinh cánh tay.
▶️ Có thể kèm theo: nhức đầu, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, nuốt vướng,... do chèn ép vào động mạch sống nền, rất dễ lẫn với biểu hiện của hội chứng tiền đình.
▶️ Cột sống cổ biến dạng và hạn chế một sống động tác, cơ vùng cổ co cứng.
▶️ G*i xương mọc phía sau đốt sống ( mỏm móc và liên mỏm g*i sau) chèn ép vào tủy sống, hoặc dây chằng chung phía sau cột sống bị vôi hóa, làm hẹp ống sống gây hội chứng chèn ép tủy cổ.
✅ Điều trị
👉 Phương pháp không dùng thuốc: Kiểm soát cân nặng, tập luyện thể dục, vật lý trị liệu ( siêu âm trị liệu, liệu pháp nhiệt, xung điện, xoa bóp…)
👉 Điều trị nội khoa: Thuốc bôi, thuốc giảm đau NSAID, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm, ,...
👉 Phẫu thuật: Chỉnh hình xương. phẫu thuật phục hồi,...
********************************
👨⚕️ Bác sĩ chuyên khoa II, BSNT. Ngô Thị Hoài - Giảng viên đại học Y Dược Thái Bình
PHÒNG KHÁM HOÀI ANH
🌀 Địa chỉ: Chợ Cọi, Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình
🚌Google map: https://maps.app.goo.gl/jUfWeWD8rErAtdXv6
☎️Call,Zalo: 097.531.1000- 0989.971.456
Trân trọng cảm ơn ! ♥
♦❗THÔNG BÁO NGHỈ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG - 30/04 VÀ 01/05
Phòng khám Hoài Anh xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý khách hàng đã tin tưởng lựa chọn và đồng hành cùng phòng khám trong quá trình điều trị
👉Phòng khám xin kính chúc quý khách có 1 kỳ lễ vui vẻ cùng gia đình và những người thân yêu ❤ !
Phòng khám Hoài Anh xin gửi đến Quý khách hàng lịch nghỉ lễ cụ thể như sau:
⏱ Thời gian nghỉ lễ 02 ngày: Từ ngày 30/04/2023 - Ngày 01/05/2023
⏱ Thời gian làm việc trở lại: Thứ ba, ngày 02/05/2023
Trân trọng thông báo!
❗VAI TRÒ CỦA Y HỌC TÁI TẠO TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP
Role of regenera tive medicine in osteroarthritis !
Hải Phòng 22/4/2023
🎯🎯❗ĐAU GÓT CHÂN ĐIỀU TRỊ NHƯ NÀO?
Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh đau gót chân. Cân gan chân là một dải sợi chạy ngang phía dưới lòng bàn chân, kết nối xương gót chân (heel bone) tới các ngón chân làm cho bàn chân có hình vòm để giảm xóc cho cơ thể khi bước đi cũng như chạy nhảy.
🔑TRIỆU CHỨNG
Viêm cân gan chân thường gây đau như dao đâm, thường xảy ra với những bước đi đầu tiên vào buổi sáng. Sau khi bàn chân được khởi động, đau gót chân thường giảm, nhưng nó có thể trở lại sau một thời gian dài đứng hoặc sau khi đứng dậy từ tư thế ngồi. Khi ấn vào vùng gót chân thường đau tăng lên, có thể không có triệu chứng sưng nóng, đỏ.
🛠️NGUYÊN NHÂN
Trong những trường hợp bình thường, cân gan chân hoạt động như một dây cung hấp thụ áp lực khi vận động. Nếu áp lực đè lên dây cung đó trở nên quá lớn, nó có thể tạo ra những vết rách nhỏ trong cân gan chân. Việc lặp lại nhiều lần thì tổn thương này có thể trở nên bị kích thích hoặc viêm, gây thoái hóa mãn tính.
Có vài nguyên nhân có thể gây viêm cân gan chân, gồm :
- Mang giày cao gót, đi dày/ dép đế cứng.
- Lên cân.
- Đi, đứng hay leo cầu thang quá nhiều.
Nếu bạn mang giày cao gót trong một thời gian dài, những mô gần phần cuối lòng bàn chân trở nên ngắn hơn. Lớp mô này gọi là cân gan chân. Cơn đau xảy ra khi bạn kéo căng phần cân đã bị ngắn, như khi đi chân không xuống giường vào buổi sáng.
Nếu bạn lên cân, sẽ dễ bị viêm cân gan chân, nhất là khi đi bộ hay đứng với giày có miếng đệm gót không tốt. Thường có một lớp mô mỡ đệm bên dưới xương gót. Tăng cân có thể làm giảm lớp mỡ đệm này và gây đau gót.
Người chạy bộ có thể bị viêm cân gan chân khi họ thay đổi chế độ tập, tăng lộ trình hay thường tập luyện với cường độ cao, thay đổi bề mặt địa hình tập luyện, hoặc giày rách và không thay miếng đệm gót.
👨🔬👩🔬CHẨN ĐOÁN
Thông thường, việc chẩn đoán viêm cân gan chân chỉ cần dựa trên khai thác bệnh sử và khám thực thể thường là đủ.
Đôi khi X-quang hoặc MRI có thể được đề nghị để loại trừ các vấn đề khác, chẳng hạn như gãy xương hoặc đau do chèn ép thần kinh.
Trên hình ảnh X-quang có thể thấy g*i xương gót chân (heel spur). Trước đây, các g*i xương thường được cho là nguyên nhân gây đau gót chân và được phẫu thuật cắt bỏ. Nhưng, nhiều bệnh nhân bị viêm cân gan chân không có g*i gót chân, và cũng rất nhiều người có g*i xương gót mà không đau gót chân. Vì thế, ngày nay người ta cho rằng g*i gót chân không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của viêm cân gan chân, đúng hơn, nó là hậu quả của tiến trình này; do đó, không cần điều trị hoặc loại bỏ.
💊💉PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ
Để điều trị bệnh này, cần phối hợp giữa thay đổi thói quen đi đứng, giảm cân, nghỉ ngơi, thuốc, và vật lý trị liệu.
💤Nghỉ ngơi: là điều quan trọng để điều trị viêm cân gan chân, đặc biệt đối với cá nhân hoạt động nhiều hoặc những người có công việc đòi hỏi phải đứng.Thay đổi môn thể thao, chẳng hạn như bơi lội hoặc đi xe đạp, thay vì đi bộ hoặc chạy bộ. Tránh đi đứng quá lâu.Thay đổi cách đi đứng để giảm thiểu đau do viêm cân gan chân cũng có thể thể giảm thiểu các vấn đề của chân, đầu gối, hông hay cột sống.
🏊♀️🚴♀️ Vật lý trị liệu: Kiên trì tập luyện lâu dài và tăng cường các bài tập hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng do bác sỉ hướng dẫn. Đi dày đế mềm, tránh các yếu tố nguy cơ, đi đệm gót…
💉💊Thuốc tây y:
Mục tiêu của điều trị viêm cân gan chân là kháng viêm, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Thông dụng nhất là các loại thuốc kháng viêm giảm đau như NSAIDs và corticosteroid.
💊NSAIDs: Điều trị giúp kháng viêm, giảm đau. Tỷ lệ khoảng 79% bệnh nhân được điều trị thành công với NSAID.
💉Corticosteroid: tiêm trong giai đoạn cấp hoặc thay thế / phối hợp với NSAIDs giúp kháng viêm, giảm đau. Tuy nhiên cần được thực hiện vô trùng, và chính xác để tránh các biến chứng.
👨🔬👩🔬Phẫu thuật
Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không khỏi, sẽ phẫu thuật cắt chùng 1 phần cân gan chân, giúp giảm áp lực lên phần cân bị viêm. Phẫu thuật có thể dùng kỹ thuật mở nhở, hoặc nội soi.
********************************
👨⚕️ Bác sĩ chuyên khoa II, BSNT. Ngô Thị Hoài - Giảng viên đại học Y Dược Thái Bình
PHÒNG KHÁM HOÀI ANH
🌀 Địa chỉ: Chợ Cọi, Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình
🚌Google map: https://maps.app.goo.gl/jUfWeWD8rErAtdXv6
☎️Call,Zalo: 097.531.1000- 0989.971.456
Trân trọng cảm ơn !♥
🎯🎯🎯 TRÀN DỊCH KHỚP GỐI CÓ GÂY NGUY HIỂM ???
- Tràn dịch khớp gối gây đau, hạn chế khả năng vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể diễn biến thành teo cơ, dính khớp, thậm chí là tàn phế.
- Tràn dịch khớp gối: tình trạng gia tăng lượng dịch bất thường trong khớp gối sau chấn thương hoặc do một số bệnh lý khác (rối loạn đông máu, viêm khớp, gout…). Phát hiện và điều trị sớm sẽ tránh biến chứng, chặn nguy cơ tàn tật.
- Khi lượng dịch trong khớp gia tăng quá mức sẽ dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp gối gây hạn chế vận động hay thậm chí phá hủy khớp...
🌼🌼🌼 Chẩn đoán tràn dịch khớp gối:
– Chọc hút dịch khớp: một ít chất lỏng từ bên trong đầu gối sẽ được lấy ra để khảo sát số lượng tế bào, nuôi cấy vi khuẩn, và kiểm tra các tinh thể gây bệnh gout hoặc giả gout.
– Chụp Xquang có thể thấy các tổn thương như: gãy xương, trật khớp hoặc bệnh lý u xương, thoái hoá khớp…
– Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện các tổn thương xương và phần mềm của khớp gối như sụn chêm, dây chằng, gân hay sụn khớp.
– Xét nghiệm máu: giúp xác định được tình trạng nhiễm khuẩn, viêm, viêm khớp dạng thấp, bệnh ưa chảy máu, gout…
********************************
👨⚕️ Bác sĩ chuyên khoa II, BSNT. Ngô Thị Hoài - Giảng viên đại học Y Dược Thái Bình
PHÒNG KHÁM HOÀI ANH
🌀 Địa chỉ: Chợ Cọi, Vũ Hội, Vũ Thư, Thái Bình
🚌Google map: https://maps.app.goo.gl/jUfWeWD8rErAtdXv6
☎️Call,Zalo: 097.531.1000- 0989.971.456
Trân trọng cảm ơn ! ♥
Số 615 O, Đường Lý Bôn, Trần Lãm, Thái Bình
Thai Binh
51000
Be the first to know and let us send you an email when Ths. Bs. Tô Mạnh Cảnh - Cơ xương khớp - Phục hồi chức năng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.
Send a message to Ths. Bs. Tô Mạnh Cảnh - Cơ xương khớp - Phục hồi chức năng:
Phòng khám Y học cổ truyền - Phục hồi chức nă
Đối Diện Công ViênDr Thế Chuyển - Đào tạo Thẩm mỹ số 1 Thái Bìn
Trần Hưng ĐạoBS Trần Mười - CKDL Nấm, Vảy Nến
Đông Sơn/Đông Hưng, Thái BìnhThảo Dược Tăng Giảm Cân Họ Nguyễn
40000000