Dr.Luk

Dr.Luk sức khoẻ

19/11/2022

SINH THƯỜNG, SINH MỔ 😥😥😥
3 bạn đầu tiên, mình sinh thường, không gây tê ngoài màng cứng, lúc chuyển dạ tuy rất đau (vì sinh quá ngày, đều phải truyền oxytocin kích đẻ) nhưng sinh xong hồi phục cực nhanh, 5-6 tiếng sau sinh đã đi lại bình thường, ngồi cho con bú, sữa về ào ạt, ngủ
1 đêm ở bệnh viện, hôm sau quệt tí son là mặt tươi rói, ôm con hùng dũng rời viện!
Bạn thứ 4, lần đầu tiên được trải nghiệm đẻ mổ. Lúc mổ có gây tê nên vẫn tỉnh queo, trò chuyện như pháo rang với bác sĩ và cả ekip mổ.
Nhưng hết thuốc tê thì đau chảy nước mắt, nhất là lúc trở mình, nghiêng người cho con bú, vừa đau vết mổ vừa đau cơn co tử cung... Bực nhất là cảm giác cứ phải nằm bẹp dí 1 chỗ, chẳng thể tự làm gì, cái gì cũng phải phụ thuộc vào người khác...
Ngày thứ 2 mới đc rút kim truyền, rút ống tiểu, thuốc kháng sinh vẫn tiếp tục phải tiêm... Nói chung là bết xê lết level max 😭
Có trải qua mới thấy quá phục những bà mẹ sinh mổ tới con thứ 2, thứ 3... Và nếu không có chỉ định mổ, không bắt buộc mổ, thì các mẹ hãy cố gắng đẻ thường nhé...

Gây mê sản khoa
18/08/2022

Gây mê sản khoa

CÁC PHƯƠNG PHÁP VÔ CẢM CHO MỔ LẤY THAI HIỆN NAY
Các lựa chọn vô cảm cho mổ lấy thai bao gồm: gây tê trục thần kinh (tức gây tê tủy sống, gây tê tủy sống-ngoài màng cứng kết hợp (CSE) và gây tê ngoài màng cứng), và gây mê toàn thân. Việc lựa chọn kỹ thuật vô cảm phải dựa trên tình trạng của mẹ và thai nhi, các bệnh đi kèm, thời gian dự kiến và độ khó của phẫu thuật, và có hay không một catheter ngoài màng cứng hoặc tủy sống đã được đặt. Nếu một catheter ngoài màng cứng đã được đặt và đang hoạt động, thì catheter này sẽ sử dụng để gây tê phẫu thuật.
Mặc dù không được khuyến cáo sử dụng đầu tay, trong những trường hợp rất hiếm (ví dụ, đối với bệnh nhân có chống chỉ định tương đối hoặc tuyệt đối với cả gây tê trục thần kinh và gây mê toàn thân), gây tê thần kinh ngoại vi (ví dụ, gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng kèm tê thần kinh chậu bẹn) đã được sử dụng để gây tê cho mổ lấy thai. Bác sĩ phẫu thuật có thể yêu cầu bổ sung thêm thuốc an thần, opioid và tê tiêm thấm(anesthetic infiltration) với các kỹ thuật này.
GÂY TÊ TOÀN THÂN ĐỐI VỚI GÂY TÊ TRỤC THẦN KINH
- Đối với hầu hết sản phụ trải qua mổ lấy thai, theo các khuyến nghị nên sử dụng gây tê trục thần kinh hơn là gây mê toàn thân. Có những trường hợp ngoại lệ mà gây mê toàn thân thích hợp hơn như được trình bày chi tiết bên dưới. Trong khi kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh không được cải thiện rõ ràng với gây mê toàn thân, hầu hết ưu tiên sản phụ tỉnh táo để sinh em bé. Các ưu điểm về lý thuyết khác nghiêng về phương pháp gây tê trục thần kinh. Gây tê trục thần kinh được sử dụng cho > 95% ca mổ lấy thai ở Hoa Kỳ và Canada. Tại Việt Nam rất khó để biết con số chính xác cho lĩnh vực gây tê này.
1. NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA GÂY TÊ TRỤC THẦN KINH CHO MỔ LÂY THAI.
Gây tê trục thần kinh đã và đang tiếp tục là tiêu chuẩn vàng để gây tê mổ lấy thai. Việc tránh được những nguy cơ vốn có đối với các thao tác trên đường thở, hít sặc và các tình huống “không thể đặt nội khí quản, không thể thông khí, không thể cung cấp oxy”, đã góp phần vào việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật tê trục thần kinh. Từ lâu, người ta đã biết rằng tỷ lệ đặt nội khí quản thất bại trong sản khoa cao hơn so với bệnh nhân không mang thai và viêm phổi hít, mặc dù hiếm gặp, là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất liên quan đến gây mê toàn thân. Một nghiên cứu quan sát đa trung tâm gần đây trên 2500 ca mổ lấy thai đã báo cáo tỷ lệ đặt nội khí quản thất bại là 1/312. Các nhà điều tra đã định nghĩa “đường thở khó” là không đặt được nội khí quản thành công, do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm cố gắng hơn 2 lần hoặc ghi nhận về việc đặt nội khí quản khó do bác sĩ ghi trong hồ sơ bệnh án. Ngoài ra, những thay đổi sinh lý đặc biệt trong hệ thống hô hấp của bệnh nhân sản khoa (giảm dung tích cặn chức năng, tăng thông khí phút và tăng tỷ lệ chuyển hóa khi nghỉ làm quản lý đường thở phức tạp với nguy cơ mất bảo hòa oxy máu nhanh hơn.
Khi thời gian là quan trọng nhất, phương pháp gây tê tủy sống chuẩn có thể được chuyển đổi thành phương pháp gây tê tủy sống chuỗi nhanh (rapid sequence spinal) cho các ca mổ lấy thai khẩn cấp. Kỹ thuật này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2003, đơn giản hóa quy trình nhằm tránh những nguy cơ tiềm ẩn khi gây mê toàn thân. Bỏ qua các bước không thể thiếu để gây tê tủy sống, cho phép gây tê phẫu thuật nhanh chóng với rạch da cho phép khi mức tê đạt đến mức T4. Bệnh nhân được đặt tư thế, theo dõi chuẩn được gắn cho bệnh nhân, trong khi bác sĩ gây mê giàu kinh nghiệm nhất đeo găng tay vô trùng, một miếng gạc chuẩn bị duy nhất được thực hiện mà không cần săng lỗ, có thể bỏ qua quá trình tê da, chọc kim tiêm tủy sống và bơm thuốc tê ( hyperbaric bupivacain) có hoặc không có opioid tác dụng ngắn và dài (fentanyl, morphin không chứa chất bảo quản). Các ưu điểm của tê trục thần kinh bao gồm:
• Người mẹ tỉnh táo khi sinh em bé và người bạn đời cũng có thể có mặt.
• Gây tê trục thần kinh tránh được sử dụng các thiết bị đường thở, điều này có thể gây thách thức lớn ở sản phụ.
• Gây tê trục thần kinh hạn chế tối đa việc dùng thuốc toàn thân và truyền thuốc qua thai nhi.
• Gây tê trục thần kinh cho phép sử dụng opioid trục thần kinh để giảm đau sau phẫu thuật, do đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng opioid toàn thân.
• Mất máu trong mổ lấy thai có thể thấp hơn khi gây tê trục thần kinh, mặc dù sự khác biệt về mặt lâm sàng có thể không đáng kể, không có sự khác biệt về truyền máu
• Gây tê trục thần kinh có thể làm giảm tỷ lệ huyết khối tĩnh mạch chu phẫu và nhiễm trùng vết mổ so với gây mê toàn thân.
• Gây tê trục thần kinh có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm nặng sau sinh. Trong một nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu hồi cứu bao gồm hơn 400.000 ca sinh mổ ở bang New York, việc sử dụng gây mê toàn thân có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh phải nhập viện, có ý định tự tử và tự gây thương tích. Tuy nhiên, vì các trường hợp cần chọn gây mê toàn thân có thể làm sai lệch các kết quả này (tức mổ lấy thai cấp cứu so với cấp cứu khẩn cấp, hoặc suy thai), cần phải nghiên cứu thêm để xác định mối liên quan này.
● KỸ THUẬT ĐẶT CATHETER
– Sử dụng kỹ thuật catheter gây tê trục thần kinh (vd, gây tê tủy sống - gây tê ngoài màng cứng(CSE), gây tê ngoài màng cứng) thay vì chỉ gây tê tủy sống đơn thuần, khi có đủ thời gian để thực hiện và đạt được mức tê phẫu thuật, trong các tình huống sau:
• Dự kiến phẫu thuật kéo dài, do mổ lấy thai lặp lại phức tạp, vết mổ cũ ở bụng hoặc tử cung, đã lên kế hoạch cho nhiều thủ thuật, nguy cơ chảy máu cao, bệnh nhân béo phì hoặc cắt tử cung mổ lấy thai
• Bệnh nhân tăng nguy cơ gây mê toàn thân (ví dụ, dự đoán đường thở khó, tiền sử tăng thân nhiệt ác tính, các biến chứng trước gây mê toàn thân, dạ dày đầy)
• Bệnh nhân có các kỹ thuật tê trục thần kinh khó thực hiện trước đó hoặc dự kiến, hoặc ở những bệnh nhân mà kỹ thuật tê tủy sống được chứng minh là khó thực hiện
2. GÂY MÊ
Thất bại đặt nội khí quản và nguy cơ hít sặc dẫn đến viêm phổi hít đã từng là những biến chứng đáng sợ nhất của gây mê toàn thân. Mặc dù các hướng dẫn chi tiết về xử trí đặt nội khí quản khó trong sản khoa cũng đã được phát triển, và ngay cả với các thiết bị gần đây nhất tạo điều kiện cho đặt nội khí quản và các lưu đồ lâm sàng hướng dẫn bác sĩ gây mê đối mặt với các tình huống khó khăn như 'không thể thở, không thể đặt ống nội khí quản, không thể cung cấp oxy', vai trò hiện tại của gây mê toàn thân trong mổ lấy thai đã được xem xét lại. Tuy nhiên, điều quan trọng cũng cần nhớ là chú ý tăng cường chăm sóc khi rút nội khí quản và xử trí sau phẫu thuật. Một đánh giá về tử vong mẹ ở bang Michigan (Mỹ) cho biết 8 ca tử vong liên quan đến gây mê trong khoảng thời gian 18 năm; 5 trong số những trường hợp tử vong này do tắc nghẽn đường thở hoặc giảm thông khí, và xảy ra khi tỉnh mê trong đơn vị hồi tỉnh.
– Gây mê toàn thân có thể được chỉ định cho mổ lấy thai trong các trường hợp sau:
• Mổ lấy thai cấp cứu, không có đủ thời gian để thực hiện gây tê trục thần kinh hoặc để đạt được mức độ mê phẫu thuật thông qua catheter ngoài màng cứng chuyển dạ
• Mẹ từ chối hoặc không hợp tác với gây tê trục thần kinh
• Gây tê trục thần kinh thất bại.
• Chảy máu lớn được dự đoán trước hoặc phẫu thuật phức tạp
• Một số bệnh tim mạch ở mẹ
• Chống chỉ định tương đối hoặc tuyệt đối với gây tê trục thần kinh (ví dụ: rối loạn đông máu, giảm thể tích tuần hoàn nặng, nhiễm trùng tại vị trí đặt tê ngoài màng cứng hoặc tê tủy sống, một số bệnh lý nội sọ)
Đối với mổ lấy thai khẩn cấp hoặc cấp cứu, gây tê tủy sống cũng có thể thích hợp, đặc biệt đối với những bệnh nhân có nguy cơ gia tăng liên quan đến gây mê toàn thân (đường thở đã biết là khó, ăn thức ăn gần đây hoặc nhạy cảm với tăng thân nhiệt ác tính). Gây tê tủy sống chuỗi nhanh(rapid sequence spinal) do bác sĩ gây mê có kinh nghiệm thực hiện không mất nhiều thời gian hơn so với gây mê toàn thân.
Sa dây rốn, nhau tiền đạo và tiền sản giật với các đặc điểm nặng không còn được coi là chỉ định tuyệt đối cho gây mê toàn thân. Ví dụ, trong một số trường hợp, dây rốn bị sa có thể được giải ép và nếu tình trạng thai nhi an tâm, có thể sử dụng kỹ thuật tê trục thần kinh. Trong một phân tích về xu hướng gây mê sản khoa ở Hoa Kỳ từ năm 1981 đến năm 2012, ghi nhận sự gia tăng tiến bộ trong việc sử dụng gây tê trục thần kinh, đặc biệt là gây tê tủy sống, cho cả mổ lấy thai chủ động và mổ lấy thai cấp cứu. Gây tê trục thần kinh hiện được sử dụng cho hơn 95 % ca sinh mổ chủ động và 80% ca sinh mổ cấp cứu ở Hoa Kỳ. Sự gia tăng tương tự cũng xảy ra ở các nước phát triển cũng như đang phát triển khác.
Các Bs gây mê và Bs sản khoa nên hợp tác để xác định mức độ khẩn cấp để có thể xây dựng kế hoạch vô cảm thích hợp.
TỬ VONG MẸ
- Tử vong liên quan đến gây mê trong mổ lấy thai cũng đã giảm. Dựa trên dữ liệu từ hệ thống giám sát tử vong khi mang thai(Hoa Kỳ), tỷ lệ tử vong trong trường hợp mẹ liên quan đến gây mê đã thay đổi theo thời gian; Tỷ lệ tử vong do gây mê toàn thân đã giảm, trong khi tỷ lệ tử vong liên quan đến gây tê vùng tăng từ năm 1979 đến năm 2002. Một đánh giá dữ liệu từ năm 1997 đến năm 2002, bao gồm 56 trường hợp tử vong, báo cáo có sự khác biệt không đáng kể về tỷ lệ tử vong khi gây mê toàn thân so với gây tê vùng trong mổ lấy thai. (6,5 trường hợp tử vong trên một triệu so với 3,8 trường hợp tử vong trên một triệu, tỷ lệ nguy cơ 1,7, khoảng tin cậy 95% 0,6-4,6).
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SƠ SINH
- Các tài liệu về sự khác biệt kết quả sơ sinh liên quan đến việc lựa chọn kỹ thuật vô cảm cho mổ lấy thai không thể kết luận, nhưng ảnh hưởng tổng thể có thể là nhỏ. Điểm apgar và tình trạng kiềm toan dây rốn có thể bị ảnh hưởng bởi các biến số không liên quan đến việc lựa chọn thuốc vô cảm, bao gồm chỉ định mổ lấy thai, thuốc vận mạch được sử dụng trong khi gây tê (ví dụ, phenylephrine so với ephedrine), các vấn đề về kỹ thuật phẫu thuật và các vấn đề khác. Một phân tích tổng hợp của 22 nghiên cứu ngẫu nhiên bao gồm 1800 bệnh nhân đã trải qua mổ lấy thai cho thấy không có sự khác biệt về pH động mạch hoặc tĩnh mạch rốn trong quá trình mổ lấy thai không khẩn cấp giữa bệnh nhân gây tê trục thần kinh và gây mê toàn thân. Điểm Apgar trung bình tại một phút khi gây tê ngoài màng cứng cao hơn so với gây mê toàn thân, không có sự khác biệt về điểm Apgar trong năm phút giữa gây mê toàn thân hay bất kỳ loại gây tê trục thần kinh nào.
Trẻ sơ sinh tiếp xúc với thuốc mê trong quá trình khởi mê và duy trì mê toàn thân có thể gây suy yếu sơ sinh. Nhóm hồi sức sơ sinh cần được thông báo về tất cả các loại thuốc dùng cho bà mẹ trong quá trình khởi mê toàn thân và trước khi sinh.
Kết luận, gây mê toàn thân và gây tê trục thần kinh đều được thực hiện để mổ lấy thai. Tuy nhiên, gây tê trục thần kinh nổi lên như một lựa chọn tốt hơn cho việc mổ lấy thai chủ động. Lợi ích của gây tê trục thần kinh đối với kết quả của mẹ và thai nhi vượt trội hơn so với gây mê toàn thân.
BsGMHS Nguyễn Vỹ
Tài liệu tham khảo
1. Laurence Ring & Ruth Landau & Carlos Delgado. The Current Role of General Anesthesia for Cesarean Delivery. Current Anesthesiology Reports (2021) 11:18–27.
2. C. Delgado1, L. Ring and M.C. Mushambi. General anaesthesia in obstetrics. BJA Education, 20(6): 201e207 (2020)
3. Heather Nixon, MD. Lisa Leffert, MD. Anesthesia for cesarean delivery. Uptodate literature review current through: Jul 2022.
4. Lawrence C. Tsen, MD, Brian T. Bateman, MD, MSc. Anesthesia for Cesarean Delivery. CHESTNUT’S OBSTETRIC ANESTHESIA: PRINCIPLES AND PRACTICE, SIXTH EDITION

Wellen syndrome (critical stenosis in proximal LAD)
25/03/2022

Wellen syndrome (critical stenosis in proximal LAD)

Mọi câu hỏi của F0 cho mọi người đỡ hoang mang. Bài viết được tổng hợp bởi bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc⛔️ Giai đoạn an toàn, ...
20/02/2022

Mọi câu hỏi của F0 cho mọi người đỡ hoang mang.
Bài viết được tổng hợp bởi bác sĩ Nguyễn Tiến Phúc

⛔️ Giai đoạn an toàn, giai đoạn nguy hiểm :

Giai đoạn đầu có ho sốt, rát họng thường an toàn nhưng lại khiến nhiều người lo lắng vì họ cảm nhận được triệu chứng.

Giai đoạn nguy hiểm thực sự lại có thể diễn ra sau đó 5-7 ngày, thậm chí là 10 ngày kể cả đã âm tính trên xét nghiệm. Dấu hiệu thiếu oxy thầm lặng cần được theo dõi thường xuyên spO2 mỗi ngày 2 lần. Nếu thấy bệnh nhân đột ngột thở nhanh và sâu thì chuyển viện khẩn cấp.

Người già, bệnh nền, chưa tiêm vaccine rất cần chú ý tình huống này.

⛔️ Sau ngày thứ 28 thì bạn mới có thể yên tâm
——-

⛔Khi nhiễm Covid sẽ khiến gây viêm long đường hô hấp trên, niêm mạc mũi họng sẽ phù nề tăng tiết dịch, nếu thấy nghẹt mũi thì có thể dùng nước muối sinh lý đẳng trương dạng xịt sương để rửa bớt nhày, cũng không cần làm nóng lên làm gì.

Không tự pha nước muối để dùng do phần lớn quý vị sẽ tạo ra nước muối ưu trương sẽ gây tổn thương niêm mạc nhiều hơn.

Khi viêm, trên niêm mạc mũi họng sẽ có nhiều nốt tổn thương, cho nên rất nhạy cảm. Quý vị không nên dùng những thứ như tinh dầu gừng tỏi, bạc hà, xả để xông vì nó sẽ gây kích thích nhiều hơn và tăng tăng phản ứng viêm nếu xông kèm dung dịch được đun nóng.

Nghẹt mũi quá có thể dùng Otrivin hoặc otriven để nhỏ. Với thuốc này cần dùng đủ liều lượng và không dùng kéo dài quá lâu. Bên trong hộp thuốc có sẵn tờ hướng dẫn cách dùng. Quý vị nhớ đọc kỹ.

———

Rát họng do covid không cần điều trị vì không có cách nào làm nó khỏi sau 1 hôm đâu. Tổn thương niêm mạc họng này sẽ tự lành sau vài ngày. Chỉ cần giữ vệ sinh răng miệng, xúc họng bằng nước nguội sạch, nước muối sinh lý 0,9% là được.
Nếu ho khan nhiều thì uống giảm ho để giảm kích thích.
———-

⛔️ Xông hơi có điều trị được Covid hay không?
Trả lời luôn: KHÔNG!

Đôi khi chúng ta làm theo thói quen, theo kinh nghiệm nhưng chẳng mấy ai đem kiến thức để đi tìm chân lý khoa học cả! Ông bà bố mẹ, bạn bè bảo sao thì làm vậy, chứ không biết đúng sai.

Tôi đến phát nản với những quý vị chẳng hiểu mô tê gì, xông những 4-5 lần/ ngày để điều trị Covid.

Quý vị tưởng mua ít lá cây về đun cái nồi nước to rồi ôm nó chui vào chăn, tưởng là sẽ giúp giảm triệu chứng hay khỏi Covid nhanh hơn ah? Chuyện đó là tầm bậy!

Cách quý vị làm người ta gọi là xông hơi ướt! Còn 1 cách khác gọi là xông hơi khô mà nhiều phòng Sauna đang dùng.

Quý vị chui vào cái chăn ôm cái nồi nước sôi sẽ khiến nhiệt độ tăng cao bên trong, khiến mạch máu dưới da giãn ra, khiến quý vị túa mồ hôi ra như tắm và quý vị thấy rất sảng khoái, dễ chịu. Điều này thì dễ hiểu vì nó cũng chính là 1 cách thư giãn khiến quý thích thú, sau cơn sảng khoái, quý vị thấy người nhẹ nhõm và cho rằng nó chữa được bệnh.
Xông hơi thực chất là 1 liệu pháp thư giãn và nó có tác dụng hỗ trợ chăm sóc giảm nhẹ 1 số vấn đề như giảm đau về khớp, bổ trợ trong vận động của khớp, thông qua tăng lưu lượng tuần hoàn sẽ giảm đau cơ, giảm stress…

Tuy nhiên

Xông hơi quá lâu, quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, gây tụt huyết áp, tim đập nhanh. Sốt đã gây mất nước rồi, giờ quý vị lại xông cho nó mất nước thêm ra. Nếu quý vị khó thở thì đừng dại mà xông vì nó khiến quý vị khó thở nhanh hơn.

Quý vị có thể xông khi cơ thể khoẻ trở lại, còn nếu quý vị vẫn muốn xông thì mỗi tuần chỉ nên xông 1-2 lần. Mỗi ngày xông 1 lần cũng đã là nhiều nếu làm liên tục. Sau khi xông nhớ uống nước đầy đủ để tránh mất nước.

Những người huyết áp thấp, suy thận, suy tim, tiền sử tai biến thì không nên xông.

Quên mất, cái này không liên quan Covid: Xông có thể giúp làm giảm cân, nhưng là giảm cân do giảm nước trong cơ thể, chứ không giảm mỡ trong cơ thể. Mỡ trong cơ thể quý vị không giống mỡ trên chảo. Mỡ trên chảo chảy ra được khi đun nóng chảo, còn mỡ trong cơ thể quý vị nó chỉ bớt đi thông qua con đường chuyển hoá chứ không phải nhiệt độ trong cái phòng xông hơi.

———-

🅾️ Cần biết các giai đoạn của Covid khi theo dõi cho F0 trẻ em tại nhà.

1. Giai đoạn ủ bệnh: 2-14 ngày, trung bình từ 4-7 ngày. Giai đoạn này virus sau khi nhiễm vào đang nhân lên cho đến khi đủ mạnh để bộc lộ ra triệu chứng. Giai đoạn này không có triệu chứng gì đặc biệt
2. Giai đoạn khởi phát: Xảy ra sau khi ủ bệnh với các triệu chứng, kéo dài khoảng 5-7 ngày.

Sốt.

Mệt mỏi.

Đau đầu.

Ho khan.

Đau họng.

Nghẹt mũi/sổ mũi,.

Mất vị giác/khứu giác.

Nôn và tiêu chảy, đau cơ...

Tuy nhiên khá nhiều trẻ không có triệu chứng.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn:

Tổn thương da (hồng ban các đầu ‎ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc ‎(tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; ‎bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).

Các triệu chứng nặng thường diễn biến từ ngày thứ 5 của giai đoạn này trở ra. Nếu không có tiến triển nặng thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh từ ngày thứ 7 hoặc ngày thứ 10.

2. Giai đoạn lui bệnh: Từ ngày thứ 7 trở ra nếu ko có biến chứng nặng trẻ sẽ dần hồi phục sau 1-2 tuần
——-
Có triệu chứng gì thì sẽ điều trị triệu chứng đó: Sốt, ho, tiêu chảy…Luôn phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho trẻ.

- Nếu là trẻ lớn, hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.

- Theo dõi trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở ‎nhanh/khó thở. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm qui định).

Báo với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường:

+ Sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày

+ Trẻ lớn đã biết kêu tức ngực, trẻ nhỏ hơn thì người chăm sóc thấy trẻ quấy khóc hoặc các biểu hiện khác thường của trẻ như bỏ bú, chậm tiếp xúc, mắt kém linh hoạt.

+ Trẻ kêu đau rát họng, ho.

+ Trẻ cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ khó thở.

+ Trẻ bị tiêu chảy kéo dài

+ Đo SpO2 dưới 96%.

+ Trẻ mệt, không chịu chơi.

+ Trẻ ăn/bú kém, bỏ bú.

———————-

🅾️ NGUYÊN TẮC THEO DÕI ĐIỀU TRỊ F0 TẠI NHÀ
(Dành cho người dân)

1.F0 không triệu chứng: KHÔNG CẦN DÙNG BẤT CỨ THUỐC GÌ cho đến khi xuất hiện các triệu chứng sau:

- Sốt: Hạ sốt Paracetamol có các dạng đóng gói từ 80mg, 100mg, 150mg, 250mg, 500mg. Có thể phối hợp Ibuprofen hoặc dùng đơn độc nếu Paracetamol tác dụng ít ( không dùng ibuprofen trên sốt xuất huyết, viêm loét dạ dày thực quản…) dùng thêm Oresol vì sốt gây toát mồ hôi và thiếu nước.
-Ho: Ho nhẹ thường không cần dùng thuốc giảm ho, ho quá nhiều có thể cân nhắc dùng nếu ho khan.
-Tăng tiết dịch mũi hầu họng: có thể dùng tiêu long đờm nhưng không dùng giảm ho để phản xạ ho tống chất nhày ra ngoài.
-Đau rát họng: thường tự hết theo thời gian, không thể hết ngay được.
-Tiêu chảy: dùng Oresol

2. Kháng sinh:
Phần lớn không cần dùng kháng sinh. Chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Thường chỉ nhân viên y tế mới có kinh nghiệm để đánh giá liệu bệnh nhân Covid có bội nhiễm thêm vi khuẩn hay không, thông qua thăm khám và làm 1 số xét nghiệm.
Sốt do virus ít khi kéo dài quá 4 ngày. Nếu sốt kéo dài từ 5 ngày trở lên, rất có thể bội nhiễm vi khuẩn, cần đi khám. Đã hết sốt nhưng vài ngày sau đó lại tái sốt cũng có thể gợi ý việc bội nhiễm vi khuẩn.
Điều trị kháng sinh, tốt nhất là dựa trên kháng sinh đồ.
Kháng sinh không điều trị được các loại virus trong đó có Covid.

3. Kháng virus:
Đối với các loại thuốc chưa cấp phép chính thức, phải dùng như một thuốc thử nghiệm lâm sàng có ký cam kết của người dùng.

Đối với những người già có hoặc không có bệnh nền, người trẻ bệnh nền nguy cơ tiến triển nặng có thể cân nhắc dùng sớm kháng virus:
-Favipiravir: không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ dưới 18 tuổi, không dùng cho bệnh nhân suy gan suy thận.
-Molnupiravir: là một thuốc dùng trong đề cương thử nghiệm lâm sàng. Nên liên hệ với y tế tuyến cơ sở để nhận cấp phát.

4. Corticoid ( dexamethasone, Medrol-Methylprednisolone)

Chỉ dùng khi có sự đánh giá tình trạng bệnh của nhân viên y tế.
Dùng Corticoid trong giai đoạn sớm có thể dẫn đến bệnh trầm trọng hơn, do Corticoid ức chế miễn dịch khiến virus nhân lên nhanh và mạnh hơn.

5. Chống đông: Nên dùng dưới sự đánh giá và theo dõi của nhân viên y tế, mục đích dự phòng huyết khối trên những bệnh nhân có bệnh nền mà hiện diện nguy cơ rối loạn đông máu. Không tự ý dùng vì có thể gây ra xuất huyết dưới da, xuất huyết nội tạng và tăng nặng tình trạng viêm loét dạ dày thực quản…

6. Khó thở nên nhập viện theo dõi. Không tự theo dõi ở nhà. SpO2 38C
- Nếu bé < 12 tháng: dùng viên đạn đặt hậu môn Efferalgan 80-150 mg ( nhớ tính theo mg/kg cân nặng có trong tờ hướng dẫn)

- Bé từ 1 tuổi : Dùng dạng bột, siro như: paracetamol ( hapacol) 150, 250 mg ( nhớ tính theo mg/kg cân nặng có trong tờ hướng dẫn)
Nếu sau 2 h không hạ sốt mẹ dùng Ibuprofen siro xen kẽ với paracetamol. ( Lưu ý Ibuprofen chỉ nên ưu tiên thứ 2 nếu một mình paracetamol khó hạ sốt, ibuprofen chống chỉ định trên sốt xuất huyết)

Kết hợp trườm ấm trán, nách, bẹn và cởi lỏng quần áo, nhiệt độ phòng mát không quá lạnh

Tên thuốc: paracetamol, Ibuprofen
❤️
2. Nhóm các thuốc chữa ho:
- Khi bé ho nhiều ảnh hưởng ăn uống, bú, ngủ nghỉ, chơi, học tập và nên chỉ ho khan mới dùng
+ Khuyến khích trẻ uống nhiều nước để giảm cơn ho. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho trẻ bú nhiều bữa hơn. Trẻ lớn hơn có thể bổ sung thêm nước hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất, giúp nâng cao sức đề kháng.

+ Sử dụng máy tạo ẩm, tăng độ ẩm không khí ( nếu gia đình có máy) Lưu ý! Máy phải làm sạch màng lọc thường xuyên.

+ Với trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối loãng, ấm 5-6 lần trên ngày để loại bỏ chất nhày( Lưu ý là dùng muối đẳng trương, không dùng ưu trương và nhược trương) (Dung dịch natri clorid đẳng trương (0,9%))
- Dùng khi được chỉ định của Bác sĩ nha
- Methophan siro, AT deslotaradin, Halixol, U-thel syrupt,
- Xịt Olyfrin, Xitrat..
- Nhỏ Otriven ( bé < 1 Tuổi), ottrivin ( bé > 1 tuổi) khi bé ngạt mũi (Lưu ý: Không nhỏ quá nhiều lần trong ngày và không dùng kéo dài quá 4 ngày)

- Nước muối sinh lý ( đẳng trương) ấm để nhỏ vào mũi hoặc dùng chai xịt chứa nước biển sâu để rửa mũi ngày 5-6 lần ( Tốt nhất nên dùng dạng phụt sương để tránh lọt vào xoang)
❤️
3. Thuốc long đờm
- Thuốc long đờm nên dùng khi trẻ ho có đờm hoặc đờm quá đặc không khạc ra được. (Tránh dùng cùng lúc thuốc long đờm với thuốc giảm ho.)
- Phải có chỉ định của Bác sĩ các mẹ nhé
- Không được lạm dụng kháng sinh
Nếu trẻ lớn: Neo-codion, trẻ > 6 tháng: Methopan siro, trẻ nhỏ : Halixol ...
❤️
4. Bù oresol đường uống cho con:
- Khi bé bị sốt cao, nôn nhiều, đi ngoài nhiều ( đi > 3l/day, phân lỏng hoặc tóe nước)
- Với trẻ 1 tuổi: cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút.
Không được pha Oresol vào sữa mẹ để cho con uống
Thuốc: gói vị cam, chai oresol sẵn..
❤️
5. Khi bé đi ngoài: số lần > 3 trên ngày, phân lỏng hoặc tóe nước
- Chụp ảnh gửi cho Bác sĩ
- Bù oresol theo hướng dẫn trên
- Bổ sung kẽm và vitamin C
- Men Vi sinh Virvic, enterogremi.......,
- Dùng kháng sinh như Biseptol siro
❤️
6. Bổ sung các Vitamin và chất khoáng cho con
- Trẻ lớn cho con uống nước ép hoa quả: táo, cam, cà rốt, dưa hấu
- Trẻ nhỏ cho tăng cường bú mẹ
- Bổ sung các Multivitamin, vitamin nhóm B, D ( Nhưng không lạm dụng vì chưa có bằng chứng khoa học cho việc dùng cái này)
❤️
7. Nếu bé nôn trớ nhiều:( thường bé 1-2 tuổi)
- Không cho bé bú nhiều một lần mà chia nhiều bữa nhỏ
- Sau bú ko nằm ngay, hoặc nên nằm đầu cao
- Cho con bú đúng tư thế
Xử trí:
+ Cha mẹ cần lập tức nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên à điều này nhằm giúp bé không bị sặc chất nôn.
+ Sau đó nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.
+ Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài.
+ Tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên khi trẻ đang nôn vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.
+ Nếu trẻ bị nôn trớ khi ngủ nên đặt trẻ nằm yên, kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
+ Khi bé ngừng nôn, hãy cho bé uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước đường sau mỗi 30 phút để ổn định dạ dày cho trẻ.
Trẻ trên 2 tuổi, các mẹ có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống từng chút một.
+ Nếu bé biểu hiện tím tái, khó thở gọi ngay cho Bác sĩ chuyên khoa Nhi

Bs Cường - Nhóm bs tư vấn hỗ trợ Online F0

————

Các F0 sẽ cần
Chia sẻ rộng! Kiến thức chuẩn sẽ giúp cứu nhiều F0 hơn!

❌🆘 Bộ tài liệu hướng dẫn chăm sóc F0 tại nhà dành cho người lớn và trẻ em kèm theo chia sẻ về 5 sai lầm trong chăm sóc, điều trị F0 tại nhà!🆘❌

1. Xông hơi, đánh gió quá nhiều lần mỗi ngày.

Xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus!

Xông hơi, đánh gió giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

Chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên nhiều hơn 1 lần mỗi ngày.

Nếu ngạt mũi nhiều thì nên nhỏ mũi nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B, và cũng chỉ nên xông mỗi ngày 1 lần.

2. Dùng kháng viêm corticoid trong những ngày đầu, khi SpO2 còn trên 95%

Đây là vấn đề "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" nhưng chưa hề thấy suy giảm. Rất nhiều F0 dùng methylprednisolon (4 hoặc 16mg), dexamethasone hoặc prednisolon không đúng.

Kháng viêm corticoid bản chất là thuốc ức chế miễn dịch, khi cơ thể đang sốt cao, chiến đấu quyết liệt chống lại virus, thì lại đưa corticoid vào, ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, khác gì tiếp tay cho virus tấn công, "nhà tôi đây, mời anh xơi".

Khi SpO2 còn trên 95%, khi chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: CHỐNG CHỈ ĐỊNH dùng corticoid!

3. Dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng để phòng lây nhiễm!

Khá nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng chống lây nhiễm tốt.

Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài, và cần kết hợp các yếu tố khác nữa như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý.

Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả.

Thay vì tiền mất tật mang, chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Cách súc họng hiệu quả vui lòng Google. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần.

4. Dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch

Cái gì nhiều quá đều không tốt!

Hiện tại, có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vtm C, vtm D liều cao có thể giúp người bệnh Covid nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.

Nếu chỉ cần cung cấp thật nhiều kẽm hay vtm C, vtm D mà giúp nhanh khỏi bệnh thì nhân loại đã chẳng phải đau đầu tìm ra đủ loại thuốc để trị Covid.

Khá nhiều bà mẹ khi gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con mình, có tới 3-4 loại có vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm!

Mỗi ngày chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt.

Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, các bạn có thể chọn loại thuốc hay tpcn phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

5. Sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn

Kháng sinh không có tác dụng gì với virus!

Thực tế thì một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.

Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm a mi đan, viêm phế quản, viêm xoang... thì cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ 1 kháng sinh dự phòng là đủ.

Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn!

Kháng sinh thì có nhiều loại, tuy nhiên các loại kháng sinh dùng đường uống hiện nay chỉ yếu 3 nhóm, các bạn muốn biết thì chỉ cần nhìn trên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc, có dòng chữ nhỏ có kèm theo số mg hàm lượng.

+ Nhóm marcolid: erythromycine, azithromycine, clarithromycine...

+ Nhóm beta-lactam: amoxicillin/clavulanic, amoxicillin/sulbactam, cephalexine, ceforuxime, cefixime, cefpodoxime...

+ Nhóm quinolon: ciprofloxacine, levofloxacine...

Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công. Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng.

Nhất thiết phải có sự tư vấn của BS, không được tự ý dùng kháng sinh các bạn nhé!

BS Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga
- Nhóm bs Online tư vấn điều trị Covid tại nhà

Nguồn : Bs Nguyễn Tiến Phúc tổng hợp

Address

Thanh Hóa

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Dr.Luk posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Practice

Send a message to Dr.Luk:

Share