Khớp Phục Linh- Sản Phẩm Phục Hồi Xương Khớp

  • Home
  • Khớp Phục Linh- Sản Phẩm Phục Hồi Xương Khớp

Khớp Phục Linh- Sản Phẩm Phục Hồi Xương Khớp Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Khớp Phục Linh- Sản Phẩm Phục Hồi Xương Khớp, Alternative & holistic health service, .

19/07/2021

THOÁI HÓA -THOÁT VỊ- VIÊM KHỚP LÂU NĂM NÊN DÙNG PHƯƠNG PHÁP NÀY
CHỈ 2 Lần/Ngày, Hiệu quả ngay tại nhà
Xương Khớp đau mấy cũng cải thiện dù bị 5 năm hay 10 năm
Hỗ trợ các vấn đề về:
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống
Đau lưng, đau vai, mỏi gối
Đốt sống lưng L1 L2 L3, đốt sống cổ C1 C2 C3
Đừng bao giờ đem SỨC KHỎE của mình ra trả giá, vì đó là TÀI SẢN VÔ GIÁ
Sai lầm lớn nhất của người mua hàng là luôn nhìn vào GIÁ TIỀN! Mà quên đi thứ ta cần nhất của sản phẩm đó là CHẤTLƯỢNG
Chúng tôi CAM KẾT
❅ Sản phẩm đúng như hình ảnh, video, thông tin quảng cáo.
❅ Khách hàng được kiểm tra xem hàng thoải mái trước khi nhận; đổi trả miễn phí nếu phát hiện lỗi.
LIÊN HỆ VỚI TRUNG TÂM NGAY CÀNG SỚM CÀNG TỐT!
HOLINE: 0789.254.114
*Lưu ý: Tùy theo cơ địa mỗi người sẽ có hiệu quả và liệu trình khác nhau!
Gọi ngay để được tư vấn tốt hơn!

Trong kho tàng Đông y với vô vàn bài thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh hay độc đáo thì chúng ta không thể bỏ qua các mẹo được...
17/07/2021

Trong kho tàng Đông y với vô vàn bài thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh hay độc đáo thì chúng ta không thể bỏ qua các mẹo được ví như "Tam tự kinh - bài học vỡ lòng" giúp dưỡng sinh, dưỡng thể và điều trị bệnh đơn giản dưới đây.
1. Ăn hành tây, thông đường não: Các nghiên cứu y học đã khẳng định vỏ hành tây chứa nhiều rutin, chất rất có lợi cho việc làm bền vững thành mạch máu và có công dụng dự phòng tai biến mạch máu não.
2. Ăn nhiều tỏi, hạ mỡ máu: Sở hữu khả năng phân giải và hòa tan một loại protein gây tắc mạch, tỏi được xem là "người quét đường" của hệ thống mạch máu trong cơ thể.
Các chuyên gia y tế thậm chí còn khuyên người bị tăng mỡ máu nên ăn từ 3-4 tép tỏi/ngày.
3. Ăn nhiều nấm, phòng tắc mạch: Sở hữu hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội, nhưng nấm không gây chứng xơ cứng động mạch hay làm tăng cholesterol trong máu như các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Nhiều loại nấm còn có tác dụng giải độc máu, hạn chế đông máu, đồng thời ngăn ngừa bệnh tắc động mạch.
4. Ăn gừng tươi, máu dồi dào: Gừng có công dụng làm giảm lượng cholesterol, ngăn ngừa chứng đông máu. Bởi vậy, loại củ này không chỉ tốt cho máu, mà còn giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và tỷ lệ đột quỵ do bệnh tim.
5. Ăn mộc nhĩ, tiêu mỡ máu: Theo Trung y, mộc nhĩ có công dụng điều trị chứng cao mỡ máu.
Bên cạnh đó, loại nấm này còn sở hữu nhiều công dụng khác như chữa trị bệnh động mạch vành, khắc phục di chứng tai biến mạch máu não, giảm tình trạng máu đông nhiều…
6. Trà hoa cúc, hạ huyết áp: Theo Đông Y, hoa cúc vị ngọt, hơi đắng, tính mát, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm… thì còn sở hữu công năng hạ huyết áp vô cùng hiệu quả.
7. Ăn được ớt, giảm được cân: Để có được vị cay nồng đặc trưng, ớt sở hữu hàm lượng lớn chất capsaicin. Chất này được phát hiện có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy mỡ trong cơ thể.
8. Trà Ô Long, không sợ béo: Loại trà này được xem là phương pháp "giảm cân thần tốc" đối với những người ăn kiêng. Không chỉ sở hữu hàm lượng calo thấp, trà Ô Long còn giúp đốt chất béo hiệu quả và lành mạnh.
9. Muốn dáng đẹp, ăn khoai tây: Sở hữu chỉ 0,1% chất béo, khoai tây được xem là một trong những loại thực phẩm thanh đạm nhất. Ăn loại củ này mỗi ngày có thể làm giảm lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể.
10. Khí huyết hư, ăn trái vải: Loại quả này có tác dụng bổ huyết, ích khí, sinh tân, giải khát, đặc biệt tốt cho phái đẹp.
11. Ăn nho ngọt, tốt cho máu: Là "thần dược" dành cho người đang bị suy nhược, ốm yếu, nho thường được nhắc tới như một loại trái cây giàu năng lượng và tốt cho quá trình sản sinh máu.
12. Muốn đẹp da, ăn anh đào: Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, quả anh đào chứa nhiều beta carotene. Đây là loại vitamin đặc biệt, rất có lợi cho hệ miễn dịch, thị lực và làn da của chúng ta.
13. Thường ăn tảo, không thấy già: Người phương Đông coi tảo là một trong những loại "thuốc trường sinh" được tự nhiên ban tặng.
Loại thực vật này có chứa các chất kháng oxy hóa để ngăn chặn quá trình lão hóa, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời hạn chế bệnh tật và thúc đẩy hồi phục sức khỏe.
14. Canh yến mạch, sáng làn da: Yến mạch từ lâu đã nổi tiếng với công dụng làm đẹp "danh bất hư truyền" của mình. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi canh yến mạch có khả năng mang lại làn da sáng đẹp không tỳ vết.
15. Muốn da mịn, ăn mật ong: Với nhiều dưỡng chất cần thiết cho một làn da khỏe đẹp, mật ong có công dụng chống lão hóa, thanh lọc, giải đôc cơ thể, mang lại cho bạn một làn da căng mọng, mịn màng.
16. Canh củ cải, trị "vị" trướng: "Vị" là cách gọi của Đông Y dành cho dạ dày. Củ cải được nhắc tới như "thần dược" cho dạ dày nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung.
Khi bị đầy bụng, trướng bụng, dạ dày không khỏe, ta chỉ uống canh củ cải, hoặc dùng củ cải trắng giã lấy nước để điều trị.
17. Quả sơn tra, trị ho khan: Theo Đông Y, sơn tra vị chua, tính ngọt, ôn, có công dụng hóa đờm, giải độc, trị ho hiệu quả. Tuy nhiên, ăn nhiều sơn tra sẽ hao khí, hại răng, không thích hợp với những người gầy còm, hư nhược.
18. Ăn mướp đắng, "vị" hạ hỏa: Đông Y cho rằng, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, không độc, sở hữu nhiều công dụng như tiêu viêm, hạ hỏa, thoát nhiệt… có lợi cho người bị nóng dạ dày.
19. Muốn tóc đẹp, ăn hạt vừng: Không chỉ giúp điều trị ho khan, táo bón, ung nhọt, suy nhược… hạt vừng còn có công dụng dưỡng nhan và đặc biệt tốt cho tóc.
20. Cần an thần, ăn táo nhân: Táo nhân là nhân hạt của quả táo chua (họ Táo ta), có tác dụng an thần, trị mất ngủ, giảm đau, chống co giật, hạ huyết áp.
21. Quả óc chó, giúp bổ não: Theo nhiều nghiên cứu của y học hiện đại, nhân quả óc chó có tác dụng bổ não, rất có lợi cho sự phát triển của não bộ.
Cụ thể axit béo Omega – 3 trong loại quả này giúp duy trì chất béo cấu trúc – loại chất chiếm 60% chất cần thiết cho não bộ.
22. Ăn nhiều táo, ắt bổ thận: Táo có tính mát, lợi tiểu, giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư, chống viêm...Do đó, loại quả này đặc biệt tốt cho thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
23. Dưỡng sinh kinh, nhớ phải thanh: Cổ nhân có câu "dưỡng sinh quý ở dưỡng thần". Dưỡng sinh là động, dưỡng thần là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Nếu tâm an bình, bệnh tật ắt sẽ không thể chạm đến.
24. Thân thể tốt, hạnh phúc tới: Tương tự như quan niệm "có sức khỏe là có tất cả", Đông Y cũng tin rằng thân thể khỏe mạnh sẽ cho ta sự thư thái, vui vẻ, khoái lạc từ thể xác tới tâm hồn.
Sưu tầm
Hoan hỉ chia sẻ công đức vô biên. Chúc cho mọi người sức khỏe dồi dào!

✴️✴️Thường xuyên bị cứng khớp vào buổi sáng là dấu hiệu bệnh gì?------------Cứng khớp vào buổi sáng thường xuất hiện ở k...
17/07/2021

✴️✴️Thường xuyên bị cứng khớp vào buổi sáng là dấu hiệu bệnh gì?
------------
Cứng khớp vào buổi sáng thường xuất hiện ở khớp vai, đốt sống lưng nhưng phổ biến nhất là khớp ngón tay và khớp gối.
Có nhiều nguyên nhân gây cứng khớp vào buổi sáng, đó là do:
✴️Lười tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
✴️Thừa cân, béo phì tạo lực đè ép lên các khớp, cơ, gân và dây chằng gây đau, cứng khớp.
✴️Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng làm yếu cấu trúc cơ khớp.
✴️ Ngủ không đúng tư thế, duy trì một vị trí trong thời gian dài.
✴️ Sống và làm việc lâu trong môi trường lạnh, ẩm ướt.
-----------
👉Theo Lương y Đỗ Minh Tuấn đây là dấu hiệu cảnh báo một trong những bệnh lý về xương khớp mà các bạn không thể xem thường. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp, tránh để lâu gây ra những hậu quả đáng tiếc.
👉Khi có triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám, xác định nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đem lại hiệu quả tốt nhất.
---------------
👉Nhà thuốc TƯ VẤN BỆNH XƯƠNG KHỚP MIỄN PHÍ 24/7
👉Inbox ngay để được giải đáp

💥💥BẤT NGỜ VỚI LỢI ÍCH CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP TỪ... LÁ BẮP CẢI👍Ai thường xuyên đau nhức xương, viêm xương khớp nên lưu lại v...
16/07/2021

💥💥BẤT NGỜ VỚI LỢI ÍCH CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP TỪ... LÁ BẮP CẢI
👍Ai thường xuyên đau nhức xương, viêm xương khớp nên lưu lại và áp dụng vì rất hiệu quả!!
Từ nhiều thập kỷ qua, lá bắp cải đã được sử dụng để chữa những bệnh như: sưng đau, ghẻ lở, trật khớp, viêm khớp… Ngoài ra với ưu điểm chống viêm, lá bắp cải còn được sử dụng để giảm đau do viêm khớp.
1. Viêm khớp
Bệnh nhân viêm khớp đều khẳng định lá bắp cải rất tốt trong việc giảm đau. Bạn chỉ cần lấy lá bắp cải bỏ vào túi ni lông rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Khi các khớp sưng đau, bạn lấy lá bắp cải trong tủ lạnh ra để vào chỗ đau, rồi lấy băng quấn lại.
Những chất kháng viêm có trong lá bắp cải sẽ thấm dần qua da làm giảm đau nhức. Bạn nên sử dụng bắp cải dún (savoy Cabbage), bắp cải xoăn hay còn gọi là bắp cải vua để đạt được công hiệu tốt nhất.
2. Đau khớp
Rất nhiều bệnh nhân đau khớp mãn tính được các bác sĩ tại một bệnh viện ở Thụy Sĩ chữa bệnh bằng cách lấy lá bắp cải quấn xung quanh khớp bị sưng vào mỗi buổi tối để giảm sưng, giảm đau.
Cách sử dụng: cắt bỏ phần cọng cứng giữa lá bắp cải, để lên thớt, cán cho đến khi ra gần hết nước, sau đó đem quấn xung quanh khớp bị sưng đau rồi băng lại để lá bắp cải không xê dịch chỗ khác.
3. Chân bị sưng
Ướp lá bắp cải trắng hoặc xanh trong nước đá cho đến khi mát lạnh nhưng vẫn còn mềm. Sau đó đem quấn xung quanh chân bị sưng, gác chân bị sưng lên 1 chiếc ghế, ngồi yên một chỗ khoảng 30 phút.
Lá bắp cải có công dụng hút nước rất tốt, khi quấn lá bắp cải lên chỗ sưng đau sẽ hút hết chất dịch dư tại nơi bị sưng.
LƯU Ý: Rất hiếm xảy ra tình trạng dị ứng với lá bắp cải, nhưng nếu bị ngứa hoặc sưng tại nơi đắp hay quấn lá bắp cải thì bạn hãy tháo nó ra ngay.

16/07/2021
✅✅NGÂM CHÂN NƯỚC ẤM GIÚP ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP - CHỐNG LÃO HÓA - TĂNG MIỄN DỊCH----------------👉Khoa học hiện đại chứng minh:...
16/07/2021

✅✅NGÂM CHÂN NƯỚC ẤM GIÚP ỔN ĐỊNH HUYẾT ÁP - CHỐNG LÃO HÓA - TĂNG MIỄN DỊCH
----------------
👉Khoa học hiện đại chứng minh: Ngâm chân giúp tăng cường tuần hoàn - ổn định huyết áp - tăng cường chuyển hóa - hỗ trợ giải độc - giảm đau xương khớp - trị chứng mất ngủ, tiểu đêm, chân tay lạnh - trị mồ hôi và mùi hôi chân - tăng cường miễn dịch và làm chậm sự lão hóa.
👉CÁCH NGÂM CHÂN:
1. Có thể ngâm chân với muối, gừng, quế, ngải cứu hoặc thảo dược khác tùy nhu cầu. Nhưng phải hòa tan để dưỡng chất tan vào trong nước.
2. Thời gian ngâm chân khoảng 15 p. Tốt nhất trong khoảng 21 - 22h
3. Nhiệt độ lý tưởng từ 35 - 40 độ. Có thể ngâm với nước nóng hơn tùy từng người. Nhưng không nên quá 45 độ. Dễ gây tổn thương da.
4. Mực nước ngập mắt cá chân khoảng 5 cm. Riêng phụ nữ có thai ngâm dưới mắt cá chân.
5. Trong khi ngâm nên thư giãn, nghe nhạc trò chuyện... không nên nghĩ tới chuyện không vui gây căng thẳng.
6. Có thể ngâm hằng ngày là tốt nhất. Nếu không có thể ngâm 2 - 3 lần/ tuần. Đảm bảo sau 1 tuần thấy rõ tác dụng
----------------
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
]


Những thực phẩm k tốt cho xương khớp mà bạn chưa biết. Trong đó, đặc biệt là thịt chó. Sau đây tôi sẽ nói hậu quả về thị...
14/07/2021

Những thực phẩm k tốt cho xương khớp mà bạn chưa biết. Trong đó, đặc biệt là thịt chó. Sau đây tôi sẽ nói hậu quả về thịt chó cho các bạn biết. Bạn đang và sử dụng thịt chó thì dừng lại ngay....
Ăn thịt chó bị đau xương khớp là bị làm sao?
Theo Đông Y, thịt chó có vị mặn, tính nóng, có tác dụng bổ trung ích khí, ôn thận, trợ dương, bồi bổ cơ thể, mạnh sinh lý. Còn theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trong thịt chó có chứa rất nhiều dưỡng chất như: calo, protein, lipit, canxi, photpho và sắt. Ngoài ra còn có các muối khoáng và giàu vitamin nhóm A, B, C.
Chính vì vậy, thịt chó không chỉ là một nguồn thực phẩm ngon mà còn rất tốt cho cơ địa của những người có máu hàn, chân tay lạnh, khả năng chịu lạnh kém, những người thường xuyên bị hắt hơi, sổ mũi, hay đi ngoài, thậm chí là những người mắc chứng đái dầm.
Quay trở lại câu hỏi ăn thịt chó bị đau sương khớp là bị làm sao? Theo các chuyên gia thì những người sau khi ăn thịt chó bị đau khớp thì khả năng mắc bệnh bệnh gout là rất cao. Bên cạnh đó, hiện tượng đau xương khớp sau khi ăn thịt chó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề về xương khớp như: thoái hóa xương khớp hoặc những bệnh về khớp khác.
Vì vậy, để biết được ăn thịt chó bị đau khớp là bị làm sao? cách tốt nhất là các bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, kiểm tra xác định chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chúc các bạn sức khỏe!

ĐAU KHỚP CỔ CHÂN - CẢNH BÁO BẠN ĐANG ĐỐI MẶT NHỮNG BỆNH NGUY HIỂMHiện nay căn bệnh đau khớp cổ chân rất hay thường gặp, ...
14/07/2021

ĐAU KHỚP CỔ CHÂN - CẢNH BÁO BẠN ĐANG ĐỐI MẶT NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM
Hiện nay căn bệnh đau khớp cổ chân rất hay thường gặp, bởi nguyên nhân gây nên bệnh đau khớp cổ chân do tính chất công việc đứng lâu, ngồi lâu, vận động mạnh, chơi thể thao sai tư thế. Nếu không biêt cách hỗ trợ điều trị kịp thời bệnh sẽ càng ngày nặng hơn và việc hỗ trợ chữa trị càng khó. Sau đây các chuyên gia về bệnh lý xương khớp sẽ chia sẻ một số thông tin về bệnh đau cổ chân
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh là hiện tượng đau khớp cổ chân thường hay xuất hiện ở người già và người cao tuổi. Các cơn đau khó chịu diễn ra ở mắt cá chân dần dần lan tới các vị trí khác gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh. Một số bệnh có triệu chứng đau khớp cổ chân thường gặp nhất bao gồm: Viêm khớp cổ chân, thoái hóa khớp cổ chân, viêm khớp dạng thấp. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân viêm cổ chân và triệu chứng viêm cổ chân thường gặp.
1/ Nguyên nhân đau khớp cổ chân
Các dấu hiệu bệnh đau khớp cổ chân có thể diễn ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như người mắc bệnh gút, đau thần kinh tọa hoặc nhiễm trùng khớp sẽ dễ dàng cảm nhận được các cơn đau quanh khu vực cổ chân. Ngoài ra, hiện tượng đau nhức cũng cõ thể xảy ra bởi một số chấn thương ảnh hưởng trực tiếp tới cổ chân. Như b**g gân, khiến phần cổ chân bi sưng tím và những cơn đau buốt âm ỉ kéo dài. Một số nguyên nhân chính bao gồm:
Do tuổi tác: Càng về già con người càng phải trải qua quá trình lão hóa khớp tự nhiên. Đây là quá trình tích tụ lâu dài các yếu tố gây bệnh viêm khớp cổ chân.
Tổn thương do vận động: Vận động mạnh thường xuyên dẫn tới tình trạng tổn thương các cơ quan, gân và sụn khớp. Lâu dần các đầu sụn bị bào mòn dẫn thoái hóa khớp nghiêm trọng.
Do các bệnh liên quan: Các bệnh liên quan dẫn tới đau khớp cổ chân có thể kể đến như: viêm khớp mãn tính, viêm đa khớp là một trong các nguyên nhân chính gây hủy hoại sụn khớp dẫn tới việc bị thoái hóa khớp.
Các chấn thương khớp ở khu vực cổ chân co thể sinh ra do tuổi tác hoặc chơi thể thao, bệnh nghề nghiệp khó có thể tránh khỏi.
2/ Triệu chứng đau khớp cổ chân thường gặp
Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh đau khớp cổ chân trái, cổ chân phải hay bị nhầm lẫn sang các bệnh đau thông thường khác bao gồm:
Đau tự nhiên: Không vận động cũng có cảm giác đau, cơn đau thường trở nặng về đêm gần sáng, vùng đau có hiện tượng sưng đỏ, sờ vào có cảm giác nóng. Triệu chứng này thường là viêm khớp cấp, hoặc nhiễm trùng khớp hay viêm khớp dạng gút do lượng acid uric trong cơ thể tăng cao.
Đau khi vận động: Cơn đau sẽ giảm hoặc ngưng hẳn khi nghỉ ngơi, tái phát khi tiếp tục vận động. Đây thường là triệu chứng của bệnh lão hóa khớp háng và khớp gối hoặc một số bệnh về dây chằng hay bệnh loãng xương gây ra.
Có các phản ứng viêm: Sưng nóng đỏ ở khu vực khớp chân, nặng hơn có thể tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau nhức suốt ngày đêm.
3/ Các cách hỗ trợ chữa và điều trị đau khớp cổ chân
🔰 Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị đau khớp cổ chân bằng thuốc dùng để đắp
Bài 1: Chuẩn bị dùng lá cỏ hôi và cỏ lông bông trắng với một liều lượng bằng nhau, dùng chúng giã chung với muối rồi cuối cùng đắp lên vùng khớp cổ chân và lấy vải quấn lại. Chỉ sau 3 ngày thực hiện sẽ thấy tác dụng rõ rệt.
Bài 2: Thuốc hỗ trợ trị đau khớp cổ chân bằng thuốc đắp: Dùng nghệ và phèn chua giã nát sau đó cho vào mảnh vải thưa mỏng rồi cuối cùng đắp lên chỗ khớp gối bị sưng đau.
Bài 3 thuốc hỗ trợ điều trị đau khớp cổ chân: Rang muối hạt sao cho nóng thì dùng mảnh vải bọc lại. Lót lá đu đủ lên khớp gối rồi mới đặt túm muối hột lên phía trên cách này sẽ hỗ trợ điều trị đau khớp gối rất hiệu nghiệm.

Bài thuốc chữa xương khớp từ củ nghệTác dụng: Có tác dụng giảm đau, giảm tê cứng xương khớp. Đồng thời thúc đẩy quá trìn...
14/07/2021

Bài thuốc chữa xương khớp từ củ nghệ
Tác dụng: Có tác dụng giảm đau, giảm tê cứng xương khớp. Đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và chống viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
Chuẩn bị 10 gram bột nghệ, 1 lòng đỏ trứng gà, 2 muỗng dầu dừa.
Trộn đều tất cả các nguyên liệu gồm bột nghệ, lòng đỏ trứng gà và dầu dừa. Sau đó cho hỗn hợp vào máy xay và thực hiện xay nhuyễn
Đổ thuốc ra ly
Người bệnh uống hết thuốc trong một lần và uống ngay khi vừa thực hiện
Người bệnh cần kiên trì sử dụng bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối bằng củ nghệ 1 lần/ngày. Sau khoảng 14 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.

Cách phòng và ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triểnCải thiện sớm hạn chế biến dạng khớp: Ngay khi phát hiện ra c...
14/07/2021

Cách phòng và ngăn ngừa bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển
Cải thiện sớm hạn chế biến dạng khớp: Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường như khớp đau, sưng, nóng đỏ, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, nóng sốt, chán ăn, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để được cải thiện kịp thời. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC) việc cải thiện bệnh kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp, điển hình là giảm sự xuất hiện của các khối u, gồ ghề tại các khớp bị viêm.
Bỏ thuốc lá: Theo CDC, việc bạn thường xuyên hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì thế, bạn hãy biết quý trọng sức khỏe, bảo vệ hệ xương khớp của mình bằng cách từ bỏ thói quen gây hại.
Sụn và xương dưới sụn chắc khỏe giúp duy trì tốt chức năng vận động của hệ xương khớp
Tái tạo sụn và xương dưới sụn: Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh kéo dài vài năm đến hàng chục năm thậm chí theo người bệnh suốt đời. Nếu bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây tổn hại cho sụn và cả phần xương dưới sụn của khớp, khiến sụn khớp bị mòn, bề mặt sụn không còn trơn láng, nứt nẻ và xương dưới sụn bị tổn thương dẫn đến những phản ứng bất thường, tạo thành vùng xương dày, rỗng xen kẽ nhau, lâu ngày tạo thành g*i xương, làm tăng tình trạng đau nhức, gây biến dạng khớp, giảm tính di động của khớp. Do đó, chăm sóc, tái tạo sụn và xương dưới sụn là điều hết sức cần thiết với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

6 BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM👉👉👉Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và...
14/07/2021

6 BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
👉👉👉Những biến chứng của thoát vị đĩa đệm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và làm cuộc sống của người mắc bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần nhận biết sớm và tìm ra phương pháp giải quyết kịp thời để ngăn chặn không cho chúng phát triển nặng và không có cơ hội phát sinh các biến chứng.
1️⃣️️-Rối loạn đại tiểu tiện; Thoát vị đĩa đệm làm cho khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, chính vì thế mà làm cho các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loại cơ tròn, khi đó có thể làm cho người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ được.
2️⃣️- Ảnh hưởng tới thần kinh:
Do vùng cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc nên khi bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương và gây đau nhức khó chịu.
3️⃣️- Gây liệt tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị đĩa đệm.
4️⃣️- Teo cơ: Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép không cho máu lưu thông đến các cơ, tình trạng này lâu dần mà không có cách khắc phục có thể làm cơ thiếu chất dinh dưỡng và bị teo.
5️⃣️- Rối loạn cảm giác; thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh do đó những vùng da ở vị tri tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất di cảm giác tê bì chân tay.
6️⃣- Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Hội chứng này chỉ xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn đường thì không thể đi tiếp được, muốn đi tiếp được thì phải nghi ngơ một lúc thì mới bước đi được.. Hội chứng này còn được biệt là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quãng..

7 BÀI TẬP GIÚP GIẢM ĐAU KHỚP GỐIKhi bị đau khớp, để khớp gối chắc khỏe, mỗi ngày bạn nên thực hiện 8 bài tập vận động nh...
13/07/2021

7 BÀI TẬP GIÚP GIẢM ĐAU KHỚP GỐI
Khi bị đau khớp, để khớp gối chắc khỏe, mỗi ngày bạn nên thực hiện 8 bài tập vận động như sau:
1.Giãn cơ đùi trước
- Nằm ngửa, duỗi thẳng hai gối. Kéo gập gối ở phía không đau lên nhiều nhất có thể, gót chân không chạm mông. Thấy cơ đùi căng thì bạn giữ nguyên tư thế trong 10 giây, sau đó duỗi thẳng và giữ trong 10 giây. Tương tự, đổi chân và thực hiện lặp lại 10 lần.
2.Cơ đùi sau
- Đứng thẳng và đặt chân lên ghế cố không được chùng gối. Từ từ đổ người về phía trước cho đến khi căng mặt sau đùi. Giữ tư thế giãn trong 20 giây. Lặp lại động tác 5 lần.
3.Căng cơ bên trong đùi và cơ mông
- Ngồi trên ghế, đặt một cuộn khăn hoặc quả bóng giữa hai đùi. Co cơ mông và ép đùi vào nhau, giữ nguyên 10 giây. Lặp lại động tác 5 lần.
4.Nâng cao chân
- Nằm ngửa, tay chống khuỷu và nâng bên chân bị đau lên khỏi mặt. Giữ hai chân thẳng, gót chân cách mặt sàn 8-10 cm, đồng thời gập gối bên chân không bị đau để giữ thăng bằng và giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Lặp lại 10 lần.
5.Tăng sức mạnh cơ đùi trước
- Ngồi trên ghế, khoanh hai tay và từ từ đứng dậy, lưu ý không dùng tay. Khi đứng thẳng, bạn từ từ ngồi xuống tư thế ban đầu mà không dùng tay. Lặp lại 10 lần.
6.Tăng sức mạnh cơ đùi trước và cơ mông
- Đặt chân đau lên bục gỗ cao 7 cm. Sau đó bạn bước xuống chậm rãi bằng chân không đau, mất 3-4 giây để hoàn thành bước đi. Lặp lại 7 lần và có thể dùng thang vịn để hỗ trợ.
7.Tăng sức mạnh cơ đùi trước
-Sử dụng ghế, từ từ hạ nhẹ mông ở góc 45 độ và gập hai gối trong khi vẫn giữ thẳng lưng (squat). Lặp lại 10 lần.
Chú ý: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, chậm rãi và thường xuyên.

KHÔ KHỚP GỐI VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ👉👉Khô khớp là gì?Khô khớp là tình trạng thiếu hụt dịch nhầy nuôi dưỡng khớp, khiến khớp ...
13/07/2021

KHÔ KHỚP GỐI VÀ BIỂU HIỆN CỦA NÓ
👉👉Khô khớp là gì?
Khô khớp là tình trạng thiếu hụt dịch nhầy nuôi dưỡng khớp, khiến khớp không hoạt động trơn tru và phát ra tiếng lạo xạo khi vận động
✳️✳️✳️Triệu chứng điển hình của khô khớp gối:
🔰- Biểu hiện ban đầu là đau nhẹ khi cử động, sau tình trạng đau tiến triển nặng dần lên.
🔰- Tình trạng đau không chỉ tại khớp khô mà lan tỏa đến đùi và bắp chân.
🔰- Có tiếng lạo xạo khi cử động.
🔰- Có tình trạng sưng, nóng đỏ, đau, có thể gây sốt khi tình trạng sưng viêm xảy ra.
✳️✳️✳️Nguyên nhân của khô khớp:
🔰- Do tổn thương sụn khớp.
🔰- Tổn thương xương dưới sụn khớp.
🔰- Giảm tiết dịch khớp
🔰- Tuổi càng cao tình trạng khô khớp càng tăng, do tình trạng lão hóa xảy ra. Chính vì vậy bệnh xương khớp được coi là bệnh đặc trưng của người già.
⏩⏩⏩Để đề phòng xương khớp tổn thương, khô khớp, cứng khớp, hãy để lại thắc mắc, bạn sẽ được các chuyên gia giải đáp.

Nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp ở người trẻ tuổiHiện nay, theo y học lý giải, có rát nhiều nguyên nhân dẫn đến tình...
13/07/2021

Nguyên nhân chính của bệnh viêm khớp ở người trẻ tuổi
Hiện nay, theo y học lý giải, có rát nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp ở người trẻ tuổi. Một số nguyên nhân phổ biến nhất thường là:
Vận động sai tư thế, làm việc nặng nhọc: Những điều này sẽ gây sức ép lớn lên toàn bộ xương khớp trên cơ thể, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xuất hiện tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân, lâu dần chuyển thành viêm khớp. Ở người trẻ tuổi, làm việc với cường độ cao và thời gian kéo dài là điều không hiếm gặp, do đó sẽ khiếp các cơ, khớp bị căng thẳng, mệt mỏi. Bên cạnh đó, việc ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên bê vác vật nặng cũng là nguyên nhân gây nên chứng viêm khớp sớm.
Thừa cân, béo phì: Thừa cân chính là nguyên nhân gây đau nhức xương khớp. Thừa cân, béo phì sẽ khiến hệ thống xương khớp chịu nhiều tác động dẫn đến nguy cơ đau nhức, sưng viêm các khớp. Chế độ ăn uống ngày nay còn chứa nhiều nguy cơ đe dọa và bất cập khiến cho người trẻ tuổi khó kiểm soát được cân nặng của mình. Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm khớp hình thành và phát triển.
Chấn thương: Khi làm việc quá sức, tập luyện thể thao hay tai nạn dẫn đến chấn thương ở khớp, điều kiện vệ sinh không đảm bảo dẫn đến khớp bị nhiễm khuẩn và viêm khớp.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có người bị đau nhức xương khớp thì bạn sẽ có nguy cơ cao cũng bị đau nhức xương khớp. Vì do một số Gen có nhiệm vụ tạo sụn khớp trở nên kém dẫn đến xương khớp bị thoái hóa sớm hơn.

7 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM KHỚP GỐIViêm khớp được biết đến là tình trạng mạn tính, gây đau ở các khớp khiến chúng sưng tấ...
13/07/2021

7 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM KHỚP GỐI
Viêm khớp được biết đến là tình trạng mạn tính, gây đau ở các khớp khiến chúng sưng tấy, cứng và nóng ran. Các triệu chứng biến động với những đợt bùng phát và khoảng thời gian thuyên giảm. Khi dùng tay ấn vào vùng da xung quanh khớp gối bị viêm sẽ có cảm giác nóng rát và đau đớn.
Thông thường, ngoài triệu chứng nóng rát bất thường, khớp gối khi bị sưng viêm sẽ đi kèm 7 dấu hiệu nhận biết sau:
☑️ Đau nhức khớp, tình trạng đau nhức cả khi vận động và nghỉ ngơi
☑️ Sưng đỏ đầu gối, tình trạng sưng đỏ là một trong những triệu chứng điển hình của viêm khớp gối.
☑️ Khớp phát ra tiếng kêu, khi đi lại, leo cầu thang tiếng kêu rất rõ ràng.
☑️ Khó khăn vận động do đau sưng khớp gây ra
☑️Cứng khớp, phải mất một lúc khi ngủ dậy hoặc khi ngồi xuống đứng lên mới di chuyển được
☑️ Teo cơ
☑️ Biến dạng khớp

✴️ ✴️ GHI SỔ NGAY 2 CÁCH ĐẮP THUỐC NAM CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI NHÀ ✴️ ✴️Bài thuốc đắp chữa viêm khớp dạng thấp dưới...
13/07/2021

✴️ ✴️ GHI SỔ NGAY 2 CÁCH ĐẮP THUỐC NAM CHỮA VIÊM KHỚP DẠNG THẤP TẠI NHÀ ✴️ ✴️
Bài thuốc đắp chữa viêm khớp dạng thấp dưới đây được nhiều người áp dụng giúp giảm đau, chống viêm hữu hiệu.
🍀 Bài thuốc số 1: Gừng, lá ngải cứu và hành còn cả rễ với lượng tương đương nhau. Rửa sạch, cạo bỏ vỏ gừng rồi cho cả 3 thành phần vào giã nát. Tiếp đến, xào cùng với khoảng 1 lít rượu trắng. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên các khớp bị đau, viêm. Có thể dùng thêm lá thầu dầu để đắp trên bề mặt bã. Nên hâm nóng thuốc và đắp lại khoảng từ 5 – 6 lần.
🍀 Bài thuốc số 2: Dùng hạt cải và trứng gà. Bạn mang hạt cải đi tán bột, còn trứng gà bỏ lòng đỏ giữ lòng trắng. Cho 2 thành phần này vào bát rồi đánh đều lên. Tiến hành đắp vào các vùng khớp bị đau, mỗi ngày thay 1 lần. Sau một thời gian áp dụng, triệu chứng của viêm khớp dạng thấp sẽ giảm đáng kể.
CHIA SE KIẾN THỨC BẢO VỆ SỨC KHỎE TẠI NHÀ.

PHÒNG BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH.1.Giữ ấm cho cơ thểNên nghe tin dự báo thời tiết đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh để...
12/07/2021

PHÒNG BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP MÙA LẠNH.
1.Giữ ấm cho cơ thể
Nên nghe tin dự báo thời tiết đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh để có phương pháp phòng vệ hiệu quả như: tăng cường giữ ấm cơ thể, việc giữ ấm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông, cần giữ ấm cơ thể, cổ, ngực, tay, chân, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…). Khi khớp có dấu hiệu đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối… để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp. Tuyệt đối không chườm hay xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) sẽ khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa …
2. Nghỉ ngơi hợp lý
Lúc này, để giảm đau cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương, đeo đai lưng, masage, chườm ấm…với những nhân viên văn phòng chúng ta cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ. Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống.
3. Chế độ ăn uống hợp lý
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất và cân bằng để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân. Nên chú ý chế độ ăn uống như cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều canci như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…Trọng dụng nđồ ăn có nhiều collagen.
Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm: các chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.
4. Sử dụng thuốc hợp lý
Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch…). Với bệnh khớp, cần tránh thực hiện theo các kinh nghiệm truyền miệng thiếu tính khoa học, các thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc nếu không muốn bệnh tình thêm nặng.
5. Rèn luyện xương khớp
Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường sợ đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng. Tuy nhiên, thực chất, khi bị khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.
Bạn có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể masage, dùng phương pháp trị liệu. Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút – 1 tiếng để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản như: Bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, Yoga…theo nguyên tắc nhẹ nhàng, mang tính cá thể và khi thực hành xong cảm thấy các khớp dễ chịu, giảm đau, vận động được cải thiện. Điều này rất hữu ích không chỉ cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe, mang lại sự sảng khoái về tinh thần và làm việc có hiệu quả hơn.

THỰC PHẨM GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚPCaffeineRất nhiều người có thói quen uống cà phê hằng ngày, thậm chí nhiều hơn 2 cốc/ngà...
12/07/2021

THỰC PHẨM GÂY HẠI CHO XƯƠNG KHỚP
Caffeine
Rất nhiều người có thói quen uống cà phê hằng ngày, thậm chí nhiều hơn 2 cốc/ngày mà không biết chất cafein có trong cà phê sẽ lọc canxi từ xương. Với mỗi 100mg Caffeine nạp vào cơ thể là bạn lại mất đi 6mg canxi. Con số này không phải là con số lớn nhưng đối với nhiều người có thói quen uống các loại đồ uống nhiều Caffeine thay cho nước lọc hàng ngày thì bạn sẽ làm thất thoát một lượng lớn canxi đó.
Cà phê thực ra có rất nhiều công dụng tốt, chỉ có điều bạn hãy hạn chế, đừng uống quá 2 cốc/ ngày. Cà phê sữa hoặc cà phê có đường cũng là lựa chọn tốt vì nó giảm tác động của chất Caffeine.

Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho xương khớpCải xoănTheo các chuyên gia dinh dưỡng, cải xoăn có chứa thành phần ...
12/07/2021

Các loại thực phẩm giàu canxi rất tốt cho xương khớp
Cải xoăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cải xoăn có chứa thành phần canxi cao. Việc bổ sung canxi trong khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng rất tốt cho hệ xương khớp của con người. Bên cạnh đó, cải xoăn còn có chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, folate và magie.
Cải xoăn tốt cho xương khớp con người
Những thành phần này sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ bị loãng xương, duy trì quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa tình trạng suy giảm xương. Ngoài ra, thành phần vitamin K còn giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế được tình trạng đau nhức khớp. Với những tác dụng vượt trội của cải xoăn, bạn hãy tích cực bổ sung chúng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Address


Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khớp Phục Linh- Sản Phẩm Phục Hồi Xương Khớp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Shortcuts

  • Address
  • Alerts
  • Claim ownership or report listing
  • Want your practice to be the top-listed Clinic?

Share