05/17/2022
=======THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM =========
Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm khi lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra, khối nhân nhày thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ
-----------Dấu hiệu, triệu chứng------------
Đau buốt nhói cột sống chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng đau phụ thuộc vào vị trí thoát vị.
Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tay tê bì, đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dọc theo dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn thậm chí teo chân… Còn biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ lại đặc trưng với cơn đau đốt sống cổ, cổ kém linh hoạt, cứng cổ vào buổi sáng, đau vai gáy, tê bì cánh tay…
-----------Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm?-------
● Tuổi tác: Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian khó tránh khỏi. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
● Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai.. sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
● Chấn thương: Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
● Bẩm sinh: Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.
05/17/2022
ĐAU CÁC KHỚP NGÓN TAY KHI NGỦ DẬY LÀ BỆNH GÌ?
------------------------
Đau các khớp ngón tay khi ngủ dậy là hiện tượng phổ biến, thường xảy ra vào buổi sáng. Các cơn đau nhức diễn ra thường xuyên, làm ảnh hưởng đến hoạt động của tay, khiến nhiều người cảm thấy lo lắng.
-----------------------
-> Đau các khớp ngón tay khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp tay… Nhiều người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau, làm giảm chức năng vận động của các ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón tay áp út…), cổ tay và bàn tay…
-> Với những trường hợp nặng hơn, các ngón tay có thể bị co quắp, viêm gân, dẫn đến nổi hạch đau, nổi hạt dưới da, teo cơ…
05/17/2022
1. Ăn uống
Người bị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp nên ăn những gì?
• Các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ, cá mòi…) Các axit béo omega-3 có trong cá như cá hồi và cá thu, có thể giúp giữ cho khớp của bạn khỏe mạnh. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể làm giảm đau và viêm cứng các khớp xương ở người bị viêm khớp.
• Thường xuyên ăn các loại trái cây và rau xanh sẽ giúp chống oxy hóa, giảm sưng viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau có màu xanh đậm (rau cải bó xôi, bông cải xanh…), trái cây (dâu tây, chuối, cam)…
• Sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi dồi dào giúp cho xương khớp phát triển và hoạt động khỏe mạnh.
• Trứng: Lòng đỏ trứng chứa nhiều vitamin D, giúp tăng hấp thụ canxi vào xương, giúp xương luôn chắc khỏe. Mỗi tuần, người bệnh có thể ăn 3-4 quả trứng.
Uống: ít nhất 2 lít nước lọc cung cấp vào cơ thể mỗi ngày là thứ cần thiết không chỉ cho sự sống mà còn cần cho hệ xương khớp. Nước giúp điều hòa lưu thông máu. Hàm lượng khoáng chất ( canxi, maie, kali,…) cơ thể được cung cấp sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Mà Canxi là cần thiết để xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Nó cũng điều chỉnh tốc độ và nhịp điệu của tim.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm chứa nhiều chất béo gồm: mỡ động vật, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh… bởi chúng gây ra phản ứng viêm ở mặt bao quanh khớp, khiến cho các triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
05/17/2022
- Hậu quả của bệnh loãng xương là rạn xương, nứt vỡ hoặc gãy xương. Khi bị loãng xương, nếu có một lực tác động mạnh (ngã, gập chân, trượt chân...) thì sẽ xuất hiện gãy, lún cột sống, gãy cổ xương đùi, xương cẳng chân, xương cẳng tay.
- Thoái hóa khớp có thể dẫn đến sụn khớp bị phá hủy hoàn toàn và đầu xương bị tổn hại nghiêm trọng, người bệnh đứng trước nguy cơ phải thay khớp nhân tạo để có thể duy trì khả năng vận động.
- Viêm khớp dạng thấp có thể để lại di chứng biến dạng khớp bị viêm, co quắp các ngón tay, hạn chế chức năng vận động, teo cơ và có thể bị tàn phế (khoảng 10 - 15%)… Cùng rất nhiều bệnh lý cơ xương khớp mà hậu quả nặng nề nhất là gây tàn phế cho người bệnh