07/19/2022
BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ ĂN GÌ THAY CƠM?
Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, cơm trắng được xếp vào loại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quyết định kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm. Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.
Đối với vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?” thì nguyên tắc là người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm có thể dùng thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày dài hoạt động.
Cụ thể, bệnh nhân đái tháo đường có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau đây:
1. Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt
Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
2. Tiểu đường có ăn được yến mạch không?
Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Một bát cháo yến mạch vào buổi sáng rất tốt cho người bị tăng đường huyết
3. Tiểu đường có ăn được hạt chia, hạt lanh không?
Hạt chia, hạt lanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3... Vì vậy, các loại hạt này không chỉ tốt trong việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp...
Bệnh nhân có thể mua hạt chia và hạt lanh trong siêu thị, chế biến cùng với nước để uống vào buổi sáng hoặc dùng trước khi ăn cơm, làm món trộn với rau hay dùng chung với sữa chua.BỆNH NHÂN TIỂU ĐƯỜNG CÓ THỂ ĂN GÌ THAY CƠM?
Trong số các loại thực phẩm có chứa tinh bột, cơm trắng được xếp vào loại có chỉ số đường huyết thực phẩm tương đối cao nên dễ gây tăng đường huyết sau ăn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân quyết định kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm. Nguyên nhân là vì việc nhịn ăn tinh bột như vậy có khả năng khiến cho cơ thể bị thiếu năng lượng, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí có thể gây ra hôn mê và tử vong.
Đối với vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?” thì nguyên tắc là người bệnh cần lựa chọn những thực phẩm có thể dùng thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày dài hoạt động.
Cụ thể, bệnh nhân đái tháo đường có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau đây:
1. Thay thế gạo trắng bằng gạo lứt
Gạo lứt (gạo xay dối) khác với gạo trắng do vẫn giữ được lớp cám bên ngoài chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Nhờ đó, người bệnh tiểu đường sẽ có cảm giác no lâu hơn và giảm đi cơn thèm ăn.
Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột sau ăn. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là nguồn cung cấp vitamin B1 giúp ngăn tê phù ở chi và vitamin B12 thích hợp cho người phải dùng metformin dài ngày.
2. Tiểu đường có ăn được yến mạch không?
Yến mạch là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bệnh nhân nên lựa chọn sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể áp dụng để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như trộn cùng hoa quả, sữa chua để làm bữa sáng hoặc nấu với cháo.
Người bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm?
Một bát cháo yến mạch vào buổi sáng rất tốt cho người bị tăng đường huyết
3. Tiểu đường có ăn được hạt chia, hạt lanh không?
Hạt chia, hạt lanh là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, photpho, omega-3... Vì vậy, các loại hạt này không chỉ tốt trong việc kiểm soát đường huyết mà còn giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp...
Bệnh nhân có thể mua hạt chia và hạt lanh trong siêu thị, chế biến cùng với nước để uống vào buổi sáng hoặc dùng trước khi ăn cơm, làm món trộn với rau hay dùng chung với sữa chua.
0 bình luận