07/05/2022
Bữa sáng ăn 5 món này, chả thấy bổ béo đâu mà còn rước bệnh vào người
Sau khi ăn khoảng 4 giờ, thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ trong cơ thể. Vì vậy, để liên tục bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động, chúng ta phải sắp xếp một bữa ăn từ 4 đến 6 tiếng một lần.
Ai cũng biết tầm quan trọng của bữa sáng. Chỉ với việc nạp đủ năng lượng và dưỡng chất vào buổi sáng, chúng ta mới có thể bổ sung kịp thời cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào để duy trì hiệu quả làm việc và học tập suốt cả ngày. Dưới đây là 5 món ăn tưởng tốt mà hóa ra bạn không nên ăn vào buổi sáng.
Cháo
Giáo sư Trương Văn Hồng, Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, Trung Quốc cho biết, mọi người không nên ăn cháo vào buổi sáng mà nên ăn trứng, sữa và những thực phẩm chứa nhiều protein từ các thực phẩm khác. Bác sĩ cũng giải thíc 4 điểm không tốt từ việc ăn cháo vào bữa sáng.
Hầu hết các loại cháo gạo đều chứa carbohydrate. Sau khi gạo được nấu ở nhiệt độ cao, tinh bột trong đó sẽ bị phân hủy thành cacbohydrat và mất đi tính nguyên bản nên lúc này, cháo gạo đã trở thành thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn, ăn trong thời gian dài, cơ thể rất dễ bị suy dinh dưỡng.
Ăn cháo nên ít khi được nhai kỹ, từ đó không thể thúc đẩy sự bài tiết của tuyến nước bọt ở miệng giúp tiêu hóa; cháo có hàm lượng nước cao sẽ làm loãng axit dịch vị sau khi vào dạ dày, đẩy nhanh quá trình giãn nở của dạ dày, khiến dạ dày di chuyển chậm, điều này gây ảnh hưởng lớn cho hệ tiêu hóa.
Như chúng ta đã biết, gạo có chứa một lượng đường nhất định. Nếu thường xuyên ăn cháo vào bữa sáng sẽ dẫn đến tăng đường huyết đột biến sau ăn, làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não và huyết khối não. Nhiều người cao tuổi chọn ăn cháo vì răng kém, tuy nhiên, cháo là một loại ngũ cốc chế biến quá kỹ, có nguy cơ gây táo bón và tăng mỡ máu.
Vì vậy, lời khuyên là khi ăn cháo vào bữa sáng, có thể ăn kèm với các thực phẩm khác như trứng, thịt,… hoặc ăn cháo xen kẽ với các loại ngũ cốc thô khác, giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Bánh rán
Bánh rán được làm chín trong chảo ngập dầu ở nhiệt độ cao. Nhân bánh thường được làm bằng đậu xanh trộn với đường. Cơ thể vừa tỉnh giấc đã phải tiếp thu một lượng lớn dầu mỡ và đường như vậy sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho hệ tiêu hóa.
Bánh rán là loại thực phẩm có chứa men gây kích ứng niêm mạc ở dạ dày. Ăn nhiều bánh rán dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, dẫn đến tình trạng tăng cân béo phì, tích mỡ và không có lợi cho hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Mì ăn liền
Không thể phủ nhận rằng mì tôm cho bữa sáng rất tiện lợi và tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên, như vậy lại không hề tốt cho sức khỏe. Bởi vì sao? Thực sự là một gói mì không thể nào cung cấp đủ năng lượng cần thiết được. Đồng thời mì ăn liền chứa nhiều muối, ăn thời gian dài sẽ gây hại cho thận, tăng huyết áp, ảnh hưởng đến mạch máu.
Bánh ngọt
Các loại bánh ngọt như bánh kem tươi, bánh nướng, bánh trái cây, bánh sừng bò... là món ăn hấp dẫn cho buổi sáng. Tuy vậy, ăn nhiều bánh ngọt vào buổi sáng dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tim mạch, tiểu đường, béo phì...
Một chiếc bánh ngọt được tạo thành từ rất nhiều bột mì, sữa, bơ, đường là những nguyên liệu không phù hợp với dạ dày buổi sáng. Nhất là bột mì với chủ yếu là carbohydrate có thể gây ức chế insulin trong cơ thể. Đặc biệt, lượng calo trong mỗi chiếc bánh ngọt lên tới 680 kilo calo.
Đồ ăn thừa từ hôm trước
Đồ ăn còn thừa lại từ hôm trước không phải là thực phẩm bạn nên ăn sáng. Sau một đêm, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, khiến cơ thể mắc bệnh. Ngoài ra, khi để qua đêm, đồ ăn dễ sản sinh ra axit nitrit gây ung thư.