Viện Nghiên Cứu Khoa Học Bayern

Viện Nghiên Cứu Khoa Học Bayern Viện Nghiên Cứu Khoa Học Bayern

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG TRÊN THAI NHƯ THẾ NÀO ?1. Bệnh tiểu đường là gì?Tiểu đường là 1 hội chứng liên quan đến rối lo...
11/16/2022

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG TRÊN THAI NHƯ THẾ NÀO ?
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là 1 hội chứng liên quan đến rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể, dẫn đến tăng lượng đường huyết do:
- Hoặc không sản xuất insulin.
- Hoặc sản xuất insulin không đủ, hoặc giảm tác dụng sinh học của insulin lên tế bào đích.
- Hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên.
Insulin là nội tiết tố do các tế bào β của đảo tụy tiết ra, có chức năng giúp gan cất giữ lượng đường dư, giúp các tế bào có thể sử dụng được chất đường do đó làm giảm lượng đường huyết sau các bữa ăn.
2. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng trên thai kỳ như thế nào?
Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai.
Ảnh hưởng trên mẹ:
- Tăng nguy cơ tiền sản giật – sản giật gấp 4 lần.
- Nhiễm trùng dễ xảy ra và thường nặng nề hơn, nhất là viêm thận, bể thận.
- Thai to dễ gây sang chấn lúc sanh.
- Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật cũng tăng.
- Dễ băng huyết sau sanh.
- Đa ối chiếm tỉ lệ khá cao (27 – 30%), thai to có thể gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp cho mẹ.
Ảnh hưởng trên thai:
- Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai.
- Trọng lượng thai tăng nên gây sanh khó và sang chấn lúc sanh: trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay...
- Thường suy hô hấp do sự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.
- Rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết.
- Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần.
3. Những triệu chứng thường gặp là gì?
Đa số tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng gì bất thường. Đôi khi, một số thai phụ có thể bị:
- Khát nhiều, do đó uống nhiều.
- Tiểu nhiều.
- Đói nhiều nên ăn nhiều
- Vấn đề về thị giác: nhìn thấy mờ.
Vì ở người có thai cũng dễ có cảm giác thèm ăn, nên rất khó nhận biết những triệu chứng này có phải do bệnh gây ra hay không. Muốn nhận biết được cần phải khám và làm nghiệm pháp dung nạp đường thai kỳ.
4. Những thai phụ nào cần làm nghiệm pháp dung nạp đường?
- Đối với những thai phụ có đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dl (7.0 mmol/l) hoặc đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl (11mmol/l) là đủ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, không cần làm nghiệm pháp dung nạp đường
5. Cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường trên những thai phụ:
- ≥ 25 tuổi.
- Đối với những thai phụ < 25 tuổi có 1 trong những yếu tố nguy cơ sau:
+ Tiền sử tiểu đường thai kỳ
+ Tiền sử sanh con ≥ 4000g
+ Cân nặng người mẹ lúc mới chào đời > 4000g.
+ Tiền sử thai lưu 3 tháng cuối không rõ lý do.
+ Có dùng thuốc corticosteroid.
+ Chỉ số khối cơ thể trước mang thai (BMI)> 25.
BMI = Cân nặng (Kg)/ chiều cao 2 (m2).'
6. Cách thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường glucose 75g – 2 giờ:
Bạn cần nhịn đói, không uống các chất có vị ngọt trong vòng 6 giờ trước khi xét nghiệm (XN). Bác sĩ sẽ lấy máu tĩnh mạch của bạn để XN đường huyết 3 lần:
- Đo đường huyết lúc đói (0 giờ).
- Bạn uống 75g glucose pha trong 250ml nước nguội, uống trong vòng 5 phút. Đo lại đường huyết sau 1 giờ, 2 giờ.
7. Lợi ích của việc tầm soát tiểu đường thai kỳ?
Sau khi có kết quả tầm soát tiểu đường thai kỳ. Thai phụ sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị đúng mức bệnh tiểu đường nếu được kiểm soát tốt sẽ không ảnh hưởng trên thai nhi và mẹ

NGUYÊN NHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) LÀ GÌ?Để biết được nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, đầu tiên bạn phải hi...
11/16/2022

NGUYÊN NHÂN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (ĐÁI THÁO ĐƯỜNG) LÀ GÌ?
Để biết được nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, đầu tiên bạn phải hiểu được quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể.
Trao đổi glucose
Glucose là chất cần thiết cho cơ thể của bạn, nó đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào của cơ bắp và các mô, đặc biệt não bộ. Glucose có trong thực phẩm bạn ăn và được dự trữ trong gan (tạo thành glycogen). Trong trường hợp bạn biếng ăn dẫn đến lượng glucose trong máu quá thấp, gan của bạn sẽ ly giải những phân tử glycogen thành glucose và cân bằng lại lượng đường trong máu. Máu hấp thụ glucose và cung cấp cho các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, các tế bào này không thể sử dụng nguồn “nhiên liệu” này một cách trực tiếp, mà phải có sự hỗ trợ của hormone insulin (được sản xuất bởi tuyến tụy). Sự có mặt của insulin cho phép glucose được hấp thu vào các tế bào, làm giảm nồng độ glucose trong máu. Sau đó, khi đường huyết của bạn đã giảm, tuyến tụy cũng sẽ giảm sản xuất insulin.
Bất kỳ sự bất thường nào xảy ra trong quá trình trao đổi chất này đều có thể làm cho glucose không thể đi vào các tế bào và cung cấp năng lượng. Kết quả là lượng đường vẫn còn trong máu. Sự mất cân bằng này được tích lũy qua thời gian và dẫn đến lượng đường trong máu cao đáng kể, được gọi là tăng đường huyết.

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2 LÀ GÌ?Bệnh tiểu đường type 2 (hay còn gọi là đái tháo đường type 2) là một rối loạn chuyển hóa lâ...
11/16/2022

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 2 LÀ GÌ?
Bệnh tiểu đường type 2 (hay còn gọi là đái tháo đường type 2) là một rối loạn chuyển hóa lâu dài được đặc trưng bởi đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối. Lúc này cơ thể của bạn không thể tạo ra hoặc sử dụng tốt insulin. Insulin là một hormone giúp cho glucose (đường) có thể đi vào và nạp năng lượng cho các tế bào.
Phần lớn bệnh nhân bị bệnh tiểu đường là mắc tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2 thường khởi phát ở người lớn, ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, ngày càng nhiều trẻ em và người trẻ tuổi mắc phải bệnh tiểu đường type 2 do mắc bệnh béo phì.
- Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2 thường không xuất hiện hoặc khá nhẹ nên bạn không nhận ra trong nhiều năm ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
Nhìn mờ
Mệt mỏi
Ăn nhiều nhưng vẫn mau đói.
Uống nước nhiều nhưng vẫn mau khát.
Đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
Vết thương lâu lành.
Đau và tê ở chân hoặc tay.
Sụt cân không rõ lý do.
- Biện pháp hạn chế diễn tiến của bệnh tiểu đường type 2
Bệnh tiểu đường type 2 nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả, bệnh có thể tiến triển gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng tim mạch, hoại tử chi, suy thận, tổn thương da, mờ mắt, tổn thương võng mạc,… Vì vậy, để ngăn ngừa những biến chứng của bệnh, người bệnh cần tích cực điều trị đúng phác đồ và kiên trì điều trị hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cần chú ý một số lưu ý dưới đây nhằm hạn chế sự tiến triển của bệnh hiệu quả như:
Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, giữ mức đường huyết ở mức gần mức bình thường;
Tập thể dục thể thao vừa sức thường xuyên 30-45 phút mỗi ngày và ăn uống điều độ;
Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường;
Ăn đủ bữa;
Ăn uống lành mạnh: các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein chất lượng cao. Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều chất béo và bột mì trắng;
Hạn chế tối thiểu việc sử dụng chất có cồn;
Kiểm tra mắt định kì hằng năm và kiểm tra răng miệng mỗi 6 tháng;
Bỏ thuốc lá;
Gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt hoặc nôn mửa và không thể ăn uống;
Không hút thuốc;
Tái khám định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể

11/16/2022
thIêN nHiêN kỲ vỸ
08/20/2022

thIêN nHiêN kỲ vỸ

Address

Houston, TX
13790

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Viện Nghiên Cứu Khoa Học Bayern posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category