Phòng khám Tai Mũi Họng Đà Lạt - Bác sĩ Uyên Thu

Phòng khám Tai Mũi Họng Đà Lạt - Bác sĩ Uyên Thu Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng

Happy 88th Birthday, Professor Graeme Clark!Since inventing the first multi-channel cochlear implant, he's helped bring ...
17/08/2023

Happy 88th Birthday, Professor Graeme Clark!

Since inventing the first multi-channel cochlear implant, he's helped bring the gift of hearing to hundreds of thousands of people around the world.

Join us in wishing this incredible innovator a day filled with joy, laughter and lots of cake!
.. 1978, Rod Saunders becomes the first person to get a multi-channel cochlear implant.

Mùa hè gần như là mùa phụ huynh đưa trẻ đi cắt amidan. Cắt amidan thì quý phụ huynh và người nhà đã nghe bác sĩ tư vấn n...
13/07/2023

Mùa hè gần như là mùa phụ huynh đưa trẻ đi cắt amidan. Cắt amidan thì quý phụ huynh và người nhà đã nghe bác sĩ tư vấn nhiều lần. Nhưng sau cắt amidan sẽ có những vấn đề gì, nên theo dõi như thế nào, sẽ trình bày một số vấn đề cần theo dõi sau cắt amidan, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như tăng khả năng hồi phục cho bệnh nhân sau mổ nhé ạ!

Cắt amidan là phương pháp điều trị chủ yếu trong những trường hợp viêm amidan to gây bít tắc đường thở, đường ăn. Tình trạng viêm tái phát nhiều lần trong năm và đã gây những biến chứng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả.

Sau khi amidan bị cắt ra khỏi họng, ngay vết cắt sẽ được bao phủ tạm thời bằng màng giả màu trắng. Khoảng 7 - 10 ngày sau cắt amidan, vết mổ có thể chưa lành và đang b**g màng vảy “giả” để hình thành màng niêm mạc ‘thật’ tại vết cắt. Vì thế mà bạn thấy tình trạng chảy máu sau khi cắt amidan.

Sau khi cắt amidan, người bệnh cần theo dõi các vấn đề sau để chăm sóc vết thương nhanh lành hạn chế biến chứng:

1. Chảy máu
Chảy máu sau phẫu thuật không phải là vấn đề hiếm gặp và nó có thể kéo dài đến hai tuần sau đó. Hầu hết các trường hợp chỉ là chảy máu lượng rất ít và thậm chí bạn chỉ có thể phát hiện ra điều này khi nhìn thấy một chút máu trên lưỡi. Ngược lại, nếu bạn chảy máu lượng nhiều hay có khạc nhổ, ho hoặc nôn ra máu hoặc chảy máu không ngừng thì cần quay trở lại phòng cấp cứu ngay lập tức.
Để ngăn ngừa chảy máu sau cắt amidan, cần chú ý vào loại thức ăn, tránh uống chất lỏng hoặc ăn thực phẩm nóng, cay hoặc có cạnh sắc để tránh để bị tổn thương khi nhai, nuốt. Không hút thuốc hoặc đi đến các khu vực có khói thuốc, mùi kích ứng... vì có thể khiến bạn bị kích ứng, tạo phản xạ ho, khạc, làm chảy máu nhiều hơn. Nhẹ nhàng đánh răng và súc miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh sử dụng nước quá nóng khi tắm hoặc rửa mặt. Hãy báo với bác sĩ của bạn nếu bạn bị cảm lạnh hoặc dị ứng để được trợ giúp.

2. Sốt
Sau mổ, tình trạng sốt nhẹ, dưới 38 độ C thường gặp và có thể giải quyết với paracetamol. Đồng thời, người bệnh nên được nghỉ ngơi tại giường, hạn chế vận động và chú ý uống đủ nước. Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài hơn hai ngày hoặc nếu sốt cao hơn, sốt không hạ được, hãy nghi ngờ khả năng bạn đã bị nhiễm trùng và nên tái khám sớm.

3. Đau
Trong vài ngày đầu sau phẫu thuật, đôi khi có thể lên đến 10 ngày, cảm giác đau nhiều, dai dẳng ở cổ họng là điều khó tránh khỏi. Đặc trưng là đau lan lên tai, đau tăng lên khi nuốt. Tình trạng này có thể thuyên giảm bằng cách sử dụng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol.
Tuy nhiên, tránh dùng thuốc có chứa aspirin, ibuprofen hoặc thuốc chống viêm khác trong ít nhất hai tuần đầu tiên, vì sẽ có nguy cơ gây chảy máu. Nếu bạn bị đau khi ăn hoặc khi ngủ, hãy uống thuốc giảm đau trước để thuốc nhanh chóng khởi phát tác dụng, giúp bạn dễ chịu hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể chườm túi đá lạnh vùng cổ, điều này ghi nhận thấy hiệu quả đáng kể. Để thực hiện, bạn nên đặt đá viên nhỏ lấy ra từ tủ lạnh vào một túi nilon kín, quấn khăn thấm nước bên ngoài và nhẹ nhàng đặt túi nước đá lên phía trước cổ họng của mình.

4. Một số lưu ý khác
- Chế độ ăn uống: Sau cắt amidan, bạn sẽ bị nuốt đau và rất khó ăn uống trong tuần đầu tiên sau cắt. Do đó nên ăn lỏng hoặc mềm trong vài ngày sau phẫu thuật cắt amidan. Ăn súp, bột, cháo xay nhuyễn và uống sữa, nước, chia thành nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày. Không uống nước cam hoặc nước bưởi cũng như các loại nước ép trái cây. Sau vài ngày, vết thương giảm sưng đau, bạn có thể từ từ chuyển sang ăn thức ăn đặc hơn. Tránh thức ăn nóng, cay hoặc cứng, có cạnh sắc, chẳng hạn như khoai tây chiên, vì có thể làm tổn thương vùng amidan.
- Hoạt động thể chất: bệnh nhân nên được nghỉ ngơi trong phòng một hoặc hai ngày và có thể bắt đầu vận động nhẹ nhàng sau ba hoặc bốn ngày nếu cơ thể hoàn toàn cảm thấy thoải mái. Mọi hoạt động thể chất mạnh, nặng ngay sau phẫu thuật không được khuyến khích vì có nguy cơ tổn hại đến sự lành vết thương. Một số trường hợp cần can thiệp xâm lấn trong khi cắt amidan, mất máu nhiều thì có thể mất hai đến ba tuần để có thể phục hồi hoàn toàn.
- Khám lại: Đến khám lại theo lịch hẹn của bác sỹ. Khi có các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Xin cảm ơn mọi người đã quan tâm bài viết! ❤️

Mùa lạnh tới rồi, bé viêm tai giữa rất nhiều, bố mẹ giữ ấm cho bé nhé ạ!Share lại một bài viết cũ nhưng vẫn luôn mới ở m...
05/10/2022

Mùa lạnh tới rồi, bé viêm tai giữa rất nhiều, bố mẹ giữ ấm cho bé nhé ạ!
Share lại một bài viết cũ nhưng vẫn luôn mới ở mọi hoàn cảnh.

cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây là bệnh tiến triển nhanh, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính.

1. Bệnh viêm tai giữa cấp là gì?
Tai giữa là bộ phận khoảng không ở vị trí sau màng nhĩ, có chức năng truyền tải âm thanh từ tai ngoài vào tai trong, trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần phải được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở toàn bộ hệ thống tai giữa và hòm nhĩ. Bệnh được chia thành các giai đoạn sau: Viêm tai giữa xuất tiết, sung huyết và viêm tai giữa có mủ. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này do vòi nhĩ ngắn lại nằm ngang nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng dễ lan lên tai giữa.

2. Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh viêm tai giữa cấp tính, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng mắc cao. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, một số dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa bao gồm:
* Thường xuất hiện cùng với viêm họng hoặc viêm mũi họng với các triệu chứng như chảy mũi, họng đỏ,...
* Trẻ sốt, có thể sốt nhẹ, sốt vừa hay sốt cao từ 39 đến 40 độ C
* Đau tai, trẻ thường hay kéo tai hay dụi tai
* Trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ hay tiêu chảy...

3. Điều trị viêm tai giữa cho trẻ
Trước khi quyết định phương pháp chữa viêm tai cấp ở trẻ em thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ mà trẻ đang gặp phải. Ngoài thử nghiệm đo màng nhĩ thì bác sĩ sẽ dùng một ống soi tai để phát hiện xem tai trẻ có bị sưng, tấy, đỏ, có máu hay chảy dịch trong tai, thủng màng nhĩ hay không.

Sau khi đã chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ để có thể chữa viêm tai cấp ở trẻ. Theo nghiên cứu nhận thấy có đến 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi sau khoảng từ 4 đến 7 ngày mà không cần sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp cần dùng kháng sinh thì liệu trình điều trị kéo dài trong khoảng 7 ngày.

Tùy vào tình trạng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, thông thường sẽ có sự kết hợp giữa kháng viêm, kháng sinh, giảm đau và nhỏ thuốc tai.
Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ và màng nhĩ thủng thì cần vệ sinh và rửa tai mỗi ngày. Có thể sẽ phải trích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông nhĩ khi cần thiết.
Thông thường, viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em có thể được điều trị ngoại trú với thuốc kháng sinh và dặn tái khám nếu triệu chứng không giảm sau 48 - 72 giờ hoặc đe dọa có biến chứng.
Trong trường hợp nhiễm trùng không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần thì có thể lựa chọn phẫu thuật viêm tai giữa cấp tính như: Phẫu thuật nạo VA, phẫu thuật ống tai...

4. Theo dõi sau điều trị
Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần được khám lại trong vòng từ 1-4 tuần sau điều trị để kiểm tra xem trẻ đã hết nhiễm trùng chưa, dịch trong tai đã thoát hết ra ngoài chưa. Nếu lại xuất hiện nhiễm trùng tai thì xem đó là đợt nhiễm trùng mới hay là diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp.

5. Phòng bệnh viêm tai giữa cấp
* Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt vaccine HIB, phế cầu, cúm,...
* Giữ ấm vào mùa lạnh, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Không nên bơi lội khi bị viêm mũi, viêm xoang. Nên điều trị viêm mũi, viêm xoang càng sớm càng tốt. Nên nạo V.A. và cắt amiđan ở những em bé hay bị viêm tai tái phát. Ở những em bé bị sởi, bị cúm, bị thương hàn phải khám màng nhĩ thường xuyên.
* Khi đã viêm tai giữa phải được điều trị tích cực triệt để, tránh dùng kháng sinh liều lượng không đủ và gián đoạn.

  cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây là bệnh tiến triển nhanh, ...
19/06/2022

cấp tính là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ độ tuổi thường gặp nhất là từ 6 tháng đến 2 tuổi. Đây là bệnh tiến triển nhanh, nếu không theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng ảnh hưởng khả năng nghe của trẻ. Bài viết này sẽ cung cấp các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm tai giữa cấp tính.

1. Bệnh viêm tai giữa cấp là gì?
Tai giữa là bộ phận khoảng không ở vị trí sau màng nhĩ, có chức năng truyền tải âm thanh từ tai ngoài vào tai trong, trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần phải được chẩn đoán bởi bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Viêm tai giữa cấp ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở toàn bộ hệ thống tai giữa và hòm nhĩ. Bệnh được chia thành các giai đoạn sau: Viêm tai giữa xuất tiết, sung huyết và viêm tai giữa có mủ. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này do vòi nhĩ ngắn lại nằm ngang nên vi khuẩn và các chất xuất tiết ở mũi họng dễ lan lên tai giữa.

2. Triệu chứng viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh viêm tai giữa cấp tính, trong đó trẻ nhỏ là đối tượng có khả năng mắc cao. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, một số dấu hiệu đặc trưng của viêm tai giữa bao gồm:
* Thường xuất hiện cùng với viêm họng hoặc viêm mũi họng với các triệu chứng như chảy mũi, họng đỏ,...
* Trẻ sốt, có thể sốt nhẹ, sốt vừa hay sốt cao từ 39 đến 40 độ C
* Đau tai, trẻ thường hay kéo tai hay dụi tai
* Trẻ có thể quấy khóc, bỏ bú, nôn trớ hay tiêu chảy...

3. Điều trị viêm tai giữa cho trẻ
Trước khi quyết định phương pháp chữa viêm tai cấp ở trẻ em thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để có thể chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ mà trẻ đang gặp phải. Ngoài thử nghiệm đo màng nhĩ thì bác sĩ sẽ dùng một ống soi tai để phát hiện xem tai trẻ có bị sưng, tấy, đỏ, có máu hay chảy dịch trong tai, thủng màng nhĩ hay không.

Sau khi đã chẩn đoán xong, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ để có thể chữa viêm tai cấp ở trẻ. Theo nghiên cứu nhận thấy có đến 80% nhiễm trùng tai không biến chứng sẽ tự khỏi sau khoảng từ 4 đến 7 ngày mà không cần sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp cần dùng kháng sinh thì liệu trình điều trị kéo dài trong khoảng 7 ngày.

Tùy vào tình trạng viêm tai giữa cấp ở trẻ em và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp, thông thường sẽ có sự kết hợp giữa kháng viêm, kháng sinh, giảm đau và nhỏ thuốc tai.
Trong trường hợp viêm tai giữa có mủ và màng nhĩ thủng thì cần vệ sinh và rửa tai mỗi ngày. Có thể sẽ phải trích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông nhĩ khi cần thiết.
Thông thường, viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em có thể được điều trị ngoại trú với thuốc kháng sinh và dặn tái khám nếu triệu chứng không giảm sau 48 - 72 giờ hoặc đe dọa có biến chứng.
Trong trường hợp nhiễm trùng không đáp ứng với các phương pháp điều trị hoặc bệnh tái phát nhiều lần thì có thể lựa chọn phẫu thuật viêm tai giữa cấp tính như: Phẫu thuật nạo VA, phẫu thuật ống tai...

4. Theo dõi sau điều trị
Trẻ bị viêm tai giữa cấp tính cần được khám lại trong vòng từ 1-4 tuần sau điều trị để kiểm tra xem trẻ đã hết nhiễm trùng chưa, dịch trong tai đã thoát hết ra ngoài chưa. Nếu lại xuất hiện nhiễm trùng tai thì xem đó là đợt nhiễm trùng mới hay là diễn biến của đợt nhiễm trùng cũ để sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp.

5. Phòng bệnh viêm tai giữa cấp
* Tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt vaccine HIB, phế cầu, cúm,...
* Giữ ấm vào mùa lạnh, vệ sinh mũi họng thường xuyên. Không nên bơi lội khi bị viêm mũi, viêm xoang. Nên điều trị viêm mũi, viêm xoang càng sớm càng tốt. Nên nạo V.A. và cắt amiđan ở những em bé hay bị viêm tai tái phát. Ở những em bé bị sởi, bị cúm, bị thương hàn phải khám màng nhĩ thường xuyên.
* Khi đã viêm tai giữa phải được điều trị tích cực triệt để, tránh dùng kháng sinh liều lượng không đủ và gián đoạn.

10/06/2022

📣📣📣 LIVESTREAM 16h00 HÔM NAY

Mời quý khán thính giả cùng đón theo dõi chương trình SỨC KHOẺ CHO MỌI NGƯỜI với chủ đề “Nghe kém và các phương pháp phục hồi chức năng nghe” cùng sự tư vấn đến từ Bác sĩ Nguyễn Ngọc Uyên Thu - Khoa Tai-Mũi-Họng- BV Đa khoa Lâm Đồng.

☎️Hotline: 02633 829 931

  ✅ 1. Điếc đột ngột là gì?Điếc đột ngột là tình trạng mất sức nghe một cách đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đ...
18/05/2022



✅ 1. Điếc đột ngột là gì?

Điếc đột ngột là tình trạng mất sức nghe một cách đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điếc đột ngột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đây được xem là một tình trạng mà người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám và đo sức nghe, vì nếu được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi sức nghe càng cao.

Bệnh điếc đột ngột thường xảy ra một bên nhưng cũng có thể bị cả 2 bên. Thường gặp trong độ tuổi 30-60, nam nữ bằng nhau. Tỉ lệ gặp khoảng 1/10.000 người/ năm. Bệnh có thể gây điếc vĩnh viễn hay tạm thời. Đôi khi có thể trở lại như bình thường hoặc gần bình thường. Khả năng tự phục hồi khoảng 80%.

✅ 2. Biểu hiện của bệnh điếc đột ngột

Bệnh điếc đột ngột có thể có các biểu hiện sau:
* Nghe kém đột ngột 1 hoặc 2 tai.
* Ù tai (chiếm 70%). Âm ù tai có thể giống như tiếng gầm, tiếng sóng vỗ.
* Chóng mặt (chiếm 30-40%) từ nhẹ đến nặng. Có thể có nôn ói, đau đầu.
* Bệnh diễn tiến trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu nghe kém cả 2 bên, bạn sẽ phát hiện ngay lập tức. Nếu nghe kém 1 bên, có thể phát hiện muộn hơn.

✅3. Nguyên nhân gây ra bệnh điếc đột ngột

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây điếc đột ngột. Các nhóm nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
* Do nhiễm virus: viêm ốc tai do virus (như quai bị, sởi, Rubella, zona, Cytomegalovirus…).
* Do mạch máu, bệnh về máu: các bệnh lý có thể gây điếc đột ngột như cao huyết áp, bệnh tăng đông máu, đa hồng cầu, hồng cầu hình liềm,…
* Chấn thương: Chấn thương sọ não kín, chấn thương ốc tai, chấn thương do âm thanh lớn, bị điện giật, xạ trị ung thư…
* Nhiễm độc: thuốc kháng sinh Aminozid, do rượu, thuốc lá…
* Bệnh lý tự miễn (rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể)
* Rối loạn chuyển hóa: suy thận, đái tháo đường, toan hóa máu, tăng lipid máu, suy giáp…
* Những nguyên nhân trong sọ não: u dây thần kinh số VII, VIII (chiếm khoảng 1%), u não,...

✅ 4. Điếc đột ngột được chẩn đoán như thế nào?

* Thăm khám. Bác sĩ sẽ khám và hỏi bệnh để loại trừ nghe kém do các nguyên nhân khác trước khi kết luận bạn bị điếc đột ngột. Bạn nên nhớ liệt kê về các bệnh đang mắc, hay các loại thuốc bạn đang sử dụng. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến điều trị.
* Nội soi tai: để loại trừ tình trạng viêm tai giữa.
* Đo thính lực. Bạn sẽ đeo tai nghe và nghe âm thanh hướng đến từng tai. Mỗi âm thanh sẽ được lặp lại ở mức âm lượng thấp hơn. Mục đích để tìm ra được mức âm lượng thấp nhất mà bạn có thể nghe thấy.
* Nhĩ lượng đồ
* Phản xạ cơ bàn đạp
* Đo ABR (điện thính giác thân não)
* Chụp MRI có thể phát hiện được bất thường trong não và tai trong gây ảnh hưởng đến nghe.

Ngoài ra các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện để giúp xác định chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân: công thức máu, chức năng gan, thận, bilan mỡ máu, đo điện tim, Xquang phổi… Các xét nghiệm này góp phần tìm nguyên nhân của bệnh cũng như chọn lựa điều trị phù hợp.

✅ 5. Tiên lượng sự phục hồi sức nghe

Tùy vào mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể mà sức nghe có thể phục hồi khác nhau. Nhưng điều trị muộn.
* Gần 1/3 bệnh nhân phục hồi bình thường, 1/3 bệnh nhân còn điếc từ trung bình đến nặng, 1/3 bệnh nhân điếc đặc (điếc sâu).
* Sự phục hồi hoàn toàn cũng có thể xảy ra sau nhiều tuần điếc đặc.
* Nếu bệnh nhân không kèm chóng mặt nặng, khả năng phục hồi sẽ cao hơn.
* Chóng mặt có khuynh hướng giảm trong một tuần lễ và thường sẽ mất hẳn sau 6 tuần.

✅ 7. Phòng ngừa bệnh điếc đột ngột

Cách phòng ngừa bệnh điếc đột ngột đơn giản nhất là nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Bạn nên tránh thức khuya, làm việc quá sức, tránh tình trạng căng thẳng, stress hay có những xúc cảm quá mức (lo âu, buồn phiền, giận dữ…).

Ngoài ra nên:
* Ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ chất để tăng sức đề kháng của cơ thể.
* Hạn chế các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ…
* Tránh tiếng ồn, những nơi có âm thanh lớn. Không nên đeo tai nghe thường xuyên. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn thì phải có những biện pháp che chắn tai phù hợp.
* Tránh gây tổn thương cho tai: không ngoáy tai, đưa vật lạ vào tai.
* Không thay đổi áp lực trong tai đột ngột. Ví dụ như không hỉ mũi quá mạnh, không thay đổi tư thế nhanh, không nên lặn nếu không có đầy đủ thiết bị bảo hộ...

Nếu có bệnh lý nội khoa: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… cần uống thuốc đầy đủ, dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

  ✅ 1. Điếc đột ngột là gì?Điếc đột ngột là tình trạng mất sức nghe một cách đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đ...
18/05/2022



✅ 1. Điếc đột ngột là gì?

Điếc đột ngột là tình trạng mất sức nghe một cách đột ngột mà không có nguyên nhân rõ ràng. Điếc đột ngột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đây được xem là một tình trạng mà người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được khám và đo sức nghe, vì nếu được chẩn đoán và điều trị càng sớm thì khả năng phục hồi sức nghe càng cao.

Bệnh điếc đột ngột thường xảy ra một bên nhưng cũng có thể bị cả 2 bên. Thường gặp trong độ tuổi 30-60, nam nữ bằng nhau. Tỉ lệ gặp khoảng 1/10.000 người/ năm. Bệnh có thể gây điếc vĩnh viễn hay tạm thời. Đôi khi có thể trở lại như bình thường hoặc gần bình thường. Khả năng tự phục hồi khoảng 80%.

✅ 2. Biểu hiện của bệnh điếc đột ngột

Bệnh điếc đột ngột có thể có các biểu hiện sau:
* Nghe kém đột ngột 1 hoặc 2 tai.
* Ù tai (chiếm 70%). Âm ù tai có thể giống như tiếng gầm, tiếng sóng vỗ.
* Chóng mặt (chiếm 30-40%) từ nhẹ đến nặng. Có thể có nôn ói, đau đầu.
* Bệnh diễn tiến trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu nghe kém cả 2 bên, bạn sẽ phát hiện ngay lập tức. Nếu nghe kém 1 bên, có thể phát hiện muộn hơn.

✅3. Nguyên nhân gây ra bệnh điếc đột ngột

Có nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây điếc đột ngột. Các nhóm nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
* Do nhiễm virus: viêm ốc tai do virus (như quai bị, sởi, Rubella, zona, Cytomegalovirus…).
* Do mạch máu, bệnh về máu: các bệnh lý có thể gây điếc đột ngột như cao huyết áp, bệnh tăng đông máu, đa hồng cầu, hồng cầu hình liềm,…
* Chấn thương: Chấn thương sọ não kín, chấn thương ốc tai, chấn thương do âm thanh lớn, bị điện giật, xạ trị ung thư…
* Nhiễm độc: thuốc kháng sinh Aminozid, do rượu, thuốc lá…
* Bệnh lý tự miễn (rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể)
* Rối loạn chuyển hóa: suy thận, đái tháo đường, toan hóa máu, tăng lipid máu, suy giáp…
* Những nguyên nhân trong sọ não: u dây thần kinh số VII, VIII (chiếm khoảng 1%), u não,...

✅ 4. Điếc đột ngột được chẩn đoán như thế nào?

* Thăm khám. Bác sĩ sẽ khám và hỏi bệnh để loại trừ nghe kém do các nguyên nhân khác trước khi kết luận bạn bị điếc đột ngột. Bạn nên nhớ liệt kê về các bệnh đang mắc, hay các loại thuốc bạn đang sử dụng. Vì điều này có thể ảnh hưởng đến điều trị.
* Nội soi tai: để loại trừ tình trạng viêm tai giữa.
* Đo thính lực. Bạn sẽ đeo tai nghe và nghe âm thanh hướng đến từng tai. Mỗi âm thanh sẽ được lặp lại ở mức âm lượng thấp hơn. Mục đích để tìm ra được mức âm lượng thấp nhất mà bạn có thể nghe thấy.
* Nhĩ lượng đồ
* Phản xạ cơ bàn đạp
* Đo ABR (điện thính giác thân não)
* Chụp MRI có thể phát hiện được bất thường trong não và tai trong gây ảnh hưởng đến nghe.

Ngoài ra các xét nghiệm sau đây có thể được thực hiện để giúp xác định chẩn đoán và loại trừ nguyên nhân: công thức máu, chức năng gan, thận, bilan mỡ máu, đo điện tim, Xquang phổi… Các xét nghiệm này góp phần tìm nguyên nhân của bệnh cũng như chọn lựa điều trị phù hợp.

✅ 5. Tiên lượng sự phục hồi sức nghe

Tùy vào mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể mà sức nghe có thể phục hồi khác nhau. Nhưng điều trị muộn.
* Gần 1/3 bệnh nhân phục hồi bình thường, 1/3 bệnh nhân còn điếc từ trung bình đến nặng, 1/3 bệnh nhân điếc đặc (điếc sâu).
* Sự phục hồi hoàn toàn cũng có thể xảy ra sau nhiều tuần điếc đặc.
* Nếu bệnh nhân không kèm chóng mặt nặng, khả năng phục hồi sẽ cao hơn.
* Chóng mặt có khuynh hướng giảm trong một tuần lễ và thường sẽ mất hẳn sau 6 tuần.

✅ 7. Phòng ngừa bệnh điếc đột ngột

Cách phòng ngừa bệnh điếc đột ngột đơn giản nhất là nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Bạn nên tránh thức khuya, làm việc quá sức, tránh tình trạng căng thẳng, stress hay có những xúc cảm quá mức (lo âu, buồn phiền, giận dữ…).

Ngoài ra nên:
* Ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ chất để tăng sức đề kháng của cơ thể.
* Hạn chế các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cà phê, thức ăn nhiều dầu mỡ…
* Tránh tiếng ồn, những nơi có âm thanh lớn. Không nên đeo tai nghe thường xuyên. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn thì phải có những biện pháp che chắn tai phù hợp.
* Tránh gây tổn thương cho tai: không ngoáy tai, đưa vật lạ vào tai.
* Không thay đổi áp lực trong tai đột ngột. Ví dụ như không hỉ mũi quá mạnh, không thay đổi tư thế nhanh, không nên lặn nếu không có đầy đủ thiết bị bảo hộ...

Nếu có bệnh lý nội khoa: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch… cần uống thuốc đầy đủ, dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phòng khám Tai mũi họng Đà Lạt - Bác sĩ Uyên Thu - 82 Hải Thượng

17/05/2022
Trời Đà Lạt hôm nay thật là dễ chịu, chẳng bù với ngày mưa rả rích hôm qua,   kính chúc mọi người có một kỳ nghỉ an lành...
01/05/2022

Trời Đà Lạt hôm nay thật là dễ chịu, chẳng bù với ngày mưa rả rích hôm qua, kính chúc mọi người có một kỳ nghỉ an lành, hạnh phúc bên gia đình và người thân nhé ạ!
Phòng khám hiện vẫn hoạt động bình thuờng nhé cả nhà!

❌❌ NGHE KÉM – ĐIẾC – KHIẾM THÍNH❌❌Hiện nay, tại các nơi cung cấp dịch vụ trợ thính, việc nhầm lẫn về các từ giống nhau đ...
06/04/2022

❌❌ NGHE KÉM – ĐIẾC – KHIẾM THÍNH❌❌

Hiện nay, tại các nơi cung cấp dịch vụ trợ thính, việc nhầm lẫn về các từ giống nhau được sử dụng để miêu tả về việc mất thính lực. Ba trong số các thuật ngữ được sử dụng phổ biến nhất là “khiếm thính”, “nghe kém”, và “điếc”. Các thuật ngữ này có nghĩa khác nhau và gợi lên những mong đợi khác nhau.

Tiến sĩ Mark Ross, một chuyên gia thính học và là người có kinh nghiệm về điếc sâu, đã đưa ra những định nghĩa được xem là hữu ích nhất cho những ai muốn tìm hiểu. Mark Ross đề xuất chia mức độ giảm thính lực theo những tác động lên chức năng nghe.

“Khiếm thính” - để mô tả mọi loại và mức độ giảm thính lực. Thuật ngữ “nghe kém” và “điếc” được sử dụng nhằm mô tả chức năng nghe.
Theo sự phân biệt của Ross, 1 người được gọi là “nghe kém” nếu người đó đã có học ngôn ngữ và đã được tiếp nhận âm thanh từ môi trường, chủ yếu bằng thính giác. Điều này có nghĩa là một người có thể sinh ra bị giảm thính lực nặng, nhưng nếu sự can thiệp của công nghệ trợ thính và sự can thiệp vào hệ thính giác giúp họ có thể học được ngôn ngữ, thì người đó được gọi là bị nghe kém.

Người bị “điếc” khi họ học ngôn ngữ và tiếp nhận âm thanh từ môi trường chủ yếu bằng thị giác. Điều này bao gồm đọc tín hiệu môi, sự kết hợp cách đọc bằng môi và ra dấu, giao tiếp bằng tay hay ngôn ngữ dấu hiệu. Mark Ross giải thích thêm rằng một đứa trẻ hay bất kỳ ai, mà được gọi là “nghe kém”, thì có cách tiếp nhận thông tin giống một người có thính lực bình thường hơn là một người “điếc”.

Một người nghe kém, khi lựa chọn sử dụng máy trợ thính hay cấy điện ốc tai đúng đắn và kịp thời, sẽ phát triển trung tâm nghe của não như một người có thính lực bình thường. Trong khi người “điếc” thì không thể. Do đó, những quyết định khi chọn chương trình giáo dục nghe cho trẻ, phải dựa trên chức năng nghe hoặc tiềm năng có thể nghe của trẻ – chứ không phải ở mức độ giảm thính lực. Sẽ rất không phù hợp nếu ta đặt một đứa trẻ “nghe kém” (thậm chí với trẻ nghe kém sâu) vào chương trình can thiệp sớm dựa trên phương pháp nhìn (học bằng khẩu hình miệng hay dùng ký hiệu tay). Đây là sự thay đổi trong cách chúng ta nhìn nhận và quản lý vấn đề mất thính lực ở trẻ, từ đó tiếp cận sớm với phương pháp phương pháp Thính giác – Lời nói (Auditory Verbal therapy) - phương pháp hiện nay được lựa chọn để dạy cho các trẻ cấy ốc tai điện tử.

Trường hợp trên là của bé trai 22 tháng tuổi. Người nhà khai chiều cùng ngày bé ăn thạch trái cây bị hóc, sau đó ho sặc ...
18/02/2022

Trường hợp trên là của bé trai 22 tháng tuổi. Người nhà khai chiều cùng ngày bé ăn thạch trái cây bị hóc, sau đó ho sặc sụa, có tím tái nhưng sau đó hết, còn khò khè nên nhập viện.
Bệnh nhân vào khoa TMH được khai thác tiền sử, bệnh sử, khám ghi nhận có rút lõm lồng ngực nhẹ và ran ở hai bên phổi. CT-Scanner nội soi ảo cây phế quản ghi nhận dị vật ngay phế quản gốc. Bệnh được đưa vào phòng mổ để nội soi gắp ra dị vật là một hạt dưa.

Vấn đề ở đây là ngay cả khi người nhà có theo dõi khởi phát và diễn tiến của bệnh nhưng vẫn không chính xác, khi dị vật là cái mà không ai nghĩ tới và không phải là thạch như mọi người nghĩ.
Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì... mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc...
Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi.
Do đó:
❌ Không nên để cho trẻ em đưa các vật và đồ chơi vàp mồm ngậm và mút.
❌ Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa...
❌ Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc, không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc.
❌Ngoài ra cần tuyên truyền để nhiều người được biết rõ những nguy hiểm của dị vật đường thở. Nếu bị hóc hoặc nghi bị hóc vào đường thở, cần đưa đi bệnh viện ngay.

Trong hình là hai trường hợp dị vật ở trẻ nhỏ và người lớn ạ.Trường hợp 1: Trẻ 3 tuổi được người giữ trẻ và mẹ phát hiện...
16/02/2022

Trong hình là hai trường hợp dị vật ở trẻ nhỏ và người lớn ạ.
Trường hợp 1: Trẻ 3 tuổi được người giữ trẻ và mẹ phát hiện có dị vật kèm chảy dịch mũi hôi nhiều bên trái, đã vào cơ sở y tế nhưng không lấy được. Sau đó được gắp ra dị vật là 1 viên pin tròn như hình đã gỉ sét, kèm theo đó là ăn mòn các tổ chức trong hốc mũi.
Trường hợp 2: bệnh nhân 50 tuổi sau ăn thịt vịt thì bị hóc xương, sau đó ăn uống không được, nuốt đau nhiều, nhập viện. Bệnh nhân được gắp ra dị vật là 2 mảnh xương, dị vật này nằm ngay miệng thực quản gây khó khăn trong quá trình soi.
Dù là người lớn hay trẻ em, tất cả các loại dị vật đều rất nguy hiểm. Mong quý bạn đọc lưu tâm và cẩn thận hơn trong sinh hoạt hàng ngày. Khi nghi ngờ hoặc bị hóc xương, không cố nuốt cơm hay nhưng thức ăn khác mà đến ngày cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời nhé!

Phòng khám xin thông báo đến quý anh chị cô bác lịch nghỉ tết Nhâm Dần. Năm hết tết đến, admin thay mặt Phòng khám Tai M...
30/01/2022

Phòng khám xin thông báo đến quý anh chị cô bác lịch nghỉ tết Nhâm Dần. Năm hết tết đến, admin thay mặt Phòng khám Tai Mũi Họng Đà Lạt - Bác sĩ Uyên Thu xin gởi lời cảm ơn đến quý bác sĩ, anh chị em đồng nghiệp lời chúc sức khoẻ và bình an. Chúc mọi người năm mới an khang thịnh vượng, tấn tài, tấn lộc, tấn bình an!

Tết đoàn viên đầm ấm và không quên 5K nhé ạ! ❤️

27/01/2022
✅✅✅ VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH ✅✅✅Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn v...
16/01/2022

✅✅✅ VIÊM AMIDAN MẠN TÍNH ✅✅✅

Amidan là một tổ chức bạch huyết ở phía sau của cổ họng, là vị trí giao nhau giữa đường ăn và đường thở được ví như cửa ngõ quan trọng bảo vệ đường hô hấp.
Chức năng chính và cũng là quan trọng nhất của amidan đó là ngăn chặn lại sự tấn công của các loại vi sinh vật (virus, vi khuẩn, vi nấm) đối với cơ thể. Amidan, được coi như là “Một người lính canh gác và bảo vệ” ban đầu của đường hô hấp.

❇1. Viêm amidan mãn tính là gì?

Viêm amidan mạn tính (viêm amidan quá phát) là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái.
Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, viêm amidan ở trẻ em và thanh thiếu niên gặp với tỷ lệ cao hơn.

❇2. Nguyên nhân gây viêm amidan

Các nguyên nhân chính dẫn đến viêm amidan như:
* Virus xâm nhập vào đường hô hấp.
* Do cơ thể suy giảm sức đề kháng
* Người bệnh đã và đang bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác như cúm, sởi, ho gà,...
* Do nhiễm lạnh (uống nước lạnh, ăn kem, uống bia lạnh (người lớn).
* Do vệ sinh họng, miệng, răng kém.
* Thời tiết thay đổi đột ngột ( bị lạnh đột ngột khi mưa, độ ẩm cao,...).

❇3. Dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng của viêm amidan mạn tính khá ít. Ngoài một số dấu hiệu tương tự như viêm amidan cấp tính (chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng hay sốt vặt), viêm amidan mạn tính còn có thêm những triệu chứng sau:
* Cảm giác ớn lạnh về chiều, cảm giác nuốt vướng ở họng.
* Có thể gặp ngủ ngáy nhiều và to.
* Rát họng, giọng nói có thể thay đổi.
* Hơi thở hôi: Đây là triệu chứng của viêm amidan điển hình. Những người bị viêm amidan mạn tính dù có vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày thì hơi thở vẫn có mùi hôi làm cho người tiếp xúc khó chịu.
* Thỉnh thoảng có ho và khàn tiếng, trẻ em có thở khò khè, ngủ ngáy.

❇4. Điều trị:

Đối với viêm amidan mạn tính thì phẫu thuật cắt amidan hiện nay là rất phổ biến. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được khám sàng lọc kỹ càng và có sự tư vấn và chỉ định phẫu thuật của bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng.

❌Phương pháp phẫu thuật
* Phương pháp phẫu thuật được sử dụng trước đây là gây tê tại chỗ bằng các phương pháp: Sluder và Anse.
* Tuy nhiên, ngày nay với nhiều tiến bộ trong kỹ thuật thì phương pháp chủ yếu là phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản bằng các phương pháp Anse hoặc trực tiếp bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực, cắt bằng Laser, Coblator,...

❇5. Nguyên tắc phòng bệnh

* Cần vệ sinh mũi, họng, miệng tốt hàng ngày.
* Hạn chế uống nước lạnh, kem, nước đá.
* Nếu mắc các bệnh về đường hô hấp (viêm họng, thanh quản, viêm phế quản, phổi,...) cần điều trị dứt điểm.

Nếu không có chỉ định từ bác sĩ, hoặc có thể còn khắc phục được thì không nên cắt amidan. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Như vậy, đã chia sẻ đến các bạn nguyên nhân, phương pháp chữa trị, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh viêm amidan mãn tính hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, bạn đã có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.

Thăm khám tại đây, khách hàng sẽ được chẩn đoán kỹ lưỡng về tình trạng amidan viêm, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất với từng trường hợp.

Address

82 Hải Thượng, ​ Thành Phố Đà Lạt, Lâm Đồng
Đà Lạt
66108

Opening Hours

Monday 11:30 - 13:15
17:00 - 19:00
Tuesday 11:30 - 13:15
17:00 - 19:00
Wednesday 11:30 - 13:15
17:00 - 19:00
Thursday 11:30 - 13:15
17:00 - 19:00
Friday 11:30 - 13:15
17:00 - 19:00
Saturday 09:00 - 19:00
Sunday 09:00 - 19:00

Telephone

+84911522656

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phòng khám Tai Mũi Họng Đà Lạt - Bác sĩ Uyên Thu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Phòng khám Tai Mũi Họng Đà Lạt - Bác sĩ Uyên Thu:

Share

Category


Other Doctors in Đà Lạt

Show All
#}