03/11/2022
𝐓𝐑𝐀̀𝐎 𝐍𝐆𝐔̛𝐎̛̣𝐂 𝐃𝐀̣ 𝐃𝐀̀𝐘 𝐓𝐇𝐔̛̣𝐂 𝐐𝐔𝐀̉𝐍
Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thường diễn biến thầm lặng, kéo dài. Chính vì vậy tạo cho người bệnh tâm lý chủ quan, đánh giá sai lầm về tính chất của bệnh. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hằng ngày của người bệnh và còn có những biến chứng nguy hại. Vì thế, bạn nên tìm hiểu những thông tin về bệnh trào ngược dạ dày ngay từ sớm nhận biết và có biện pháp xử lý phù hợp.
𝑻𝒓𝒂̀𝒐 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒅𝒂̣ 𝒅𝒂̀𝒚 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒒𝒖𝒂̉𝒏 𝒍𝒂̀ 𝒈𝒊̀?
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại.
Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm acid HCl, pepsin, thức ăn, men tiêu hóa) trào ngược lên vùng thực quản từng lúc hoặc thường xuyên gây ảnh hưởng đến họng, thực quản. Đây có thể chỉ là hiện tượng sinh lý không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể. Nhưng phần lớn người mắc trào ngược đều là bệnh lý, có thể gây sút cân, viêm thực quản, thậm chí là tử vong.
𝑩𝒊̣ 𝒕𝒓𝒂̀𝒐 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒅𝒂̣ 𝒅𝒂̀𝒚 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒒𝒖𝒂̉𝒏 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒉𝒊𝒆̂̉𝒎 𝒕𝒉𝒆̂́ 𝒏𝒂̀𝒐?
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không chủ động điều trị hoặc phương pháp điều trị không đúng. GERD có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:
– Làm bó hẹp thực quản: Người bị trào ngược dạ dày thực quản rất dễ gặp phải các triệu chứng này. Ban đầu người bệnh có thể bị ho, co rút thực quản…
– Barrett thực quản: Căn bệnh này rất khó để phát hiện và các triệu chứng của nó cũng không rõ ràng, thông thường người bệnh sẽ phải thực hiện các xét nghiệm mới có thể phát hiện bệnh.
– Ung thư thực quản: Khi đã mắc barrett thực quản thì nguy cơ ung thư thực quản cũng cao hơn. Những dấu hiệu ban đầu của ung thư thực quản của người bệnh sẽ là: mắc nghẹn khi nuốt, thường xuyên bị ho khạc, sút cân.
– Sưng viêm thực quản: Tình trạng này thường gặp ở những người mắc GERD trong thời gian dài. Một số các tác hại của trào ngược ảnh hưởng đến thực quản như: đau khi nuốt, thực quản bị nóng rát, đau xương ức.
– Gây hại đường hô hấp: Nếu lượng axit dư thừa và trào ngược lên đường hô hấp ở phía trên, sẽ gây ra một loạt các tác hại xấu đến hệ hô hấp như: viêm họng, ho, khó thở…
𝑻𝒓𝒊𝒆̣̂𝒖 𝒄𝒉𝒖̛́𝒏𝒈 đ𝒊𝒆̂̉𝒏 𝒉𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒖̉𝒂 𝑮𝑬𝑹𝑫
- Bỗng dưng tiết nhiều nước bọt: Nếu axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên là tiết ra nước bọt nhiều hơn.
- Thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng: Dịch vị dạ dày khi trào ngược lên sẽ gây ra các triệu chứng ợ hơi, ợ chua. Tình trạng này xuất hiện nhiều sau các bữa ăn, khi cúi gập người.
- Liên tục buồn nôn, nôn: Đây là một triệu chứng thường gặp khi bạn bị trào ngược dạ dày. Lượng axit trào lên sẽ khiến cho cho bạn cảm thấy buồn nôn và nôn.
- Có vị đắng trong miệng: Lượng axit trào ngược lên kèm theo dịch mật sẽ tạo ra vị đắng trong miệng.
- Khó thở và tức ngực: Khi bị trào ngược dạ dày bạn cũng sẽ có các dấu hiệu cảnh báo trước đó là tức ngực, khó thở, nhất là vào buổi tối.
- Khản giọng và ho: Do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày. Người bệnh trào ngược dạ dày sẽ bị khản giọng do dây thanh phù nề, khó nói và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản.
𝑵𝒈𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝒃𝒆̣̂𝒏𝒉 𝑮𝑬𝑹𝑫
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản là do cơ thắt dưới thực quản bị suy yếu và axit dạ dày dư thừa quá nhiều trong dạ dày.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân gián tiếp dẫn đến trào ngược dạ dày gồm có:
• Thói quen sử dụng chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá…
• Tác dụng phụ của thuốc tây
• Các bệnh lý ở thực quản (nhiễm trùng, yếu cơ vòng), ở dạ dày (viêm loét dạ dày, viêm trợt dạ dày, viêm hang vị dạ dày)
• Thói quen ăn uống (ăn quá no, ăn đồ khó tiêu)
• Căng thẳng, stress, áp lực công việc
• Thừa cân, béo phì
• Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
𝑵𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊̣ 𝑮𝑬𝑹𝑫 𝒏𝒆̂𝒏 𝒂̆𝒏 𝒈𝒊̀, 𝒌𝒊𝒆̂𝒏𝒈 𝒈𝒊̀?
Một trong những nguyên nhân gây GERD nêu trên là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, vậy nên người bệnh cần cải thiện lại chế độ dinh dưỡng ngay lập tức. Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm là: Bổ sung loại giúp trung hòa axit và tránh những loại làm tăng tiết axit và kích thích cơ thắt dưới.
𝐓𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐩𝐡𝐚̂̉𝐦 𝐭𝐨̂́𝐭 𝐜𝐡𝐨 𝐧𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐆𝐄𝐑𝐃:
• Các loại đậu: Chứa nhiều chất xơ, các amino axit giúp trung hòa dịch vị (đỗ đen, đỗ xanh, đỗ tương…)
• Rau xanh: Chứa nhiều vitamin và chất xơ hỗ trợ giảm axit tốt (bắp cải, rau bí non, dưa chuột…)
• Trái cây không chua: Vitamin trong trái cây, đặc biệt là vitamin C giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày, cải thiện ợ chua.
• Gừng, nghệ: Giúp kháng viêm hiệu quả.
• Thịt nạc ít béo: Thịt vịt, thịt lợn, thịt gà…
𝐍𝐠𝐮̛𝐨̛̀𝐢 𝐛𝐢̣ 𝐆𝐄𝐑𝐃 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐧𝐞̂𝐧 𝐚̆𝐧:
• Thực phẩm chứa nhiều axit: Chanh, quất, đu đủ, cam…
• Muối, đường: Cần hạn chế vì có thể làm tăng sự sản xuất dịch dạ dày.
• Rượu, bia, nước có gas: Làm giảm tiết chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tăng tiết axit HCL, pepsin.
• Chất béo, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh: Vừa không tốt cho sức khỏe, vừa gây khó tiêu, tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng.
👉 Hãy cùng Quý Đạt Pharmacy và Ds. Lê Tiến Đạt tìm về bệnh trào ngược dạ dày thực quản nhé.
👍 Hy vọng thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về GERD và từ đó giúp tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn.
𝐐𝐮𝐲́ Đ𝐚̣𝐭 𝐏𝐡𝐚𝐫𝐦𝐚𝐜𝐲 - 𝐶ℎ𝑎̆𝑚 𝑠𝑜́𝑐 𝑠𝑢̛́𝑐 𝑘ℎ𝑜̉𝑒 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑏𝑎̣𝑛!