14/06/2023
🚨🚨🚨PHÒNG TRÁNH CẢM CÚM TRONG THAI KỲ MẸ BẦU CẦN BIẾT
Khi mang thai, toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể mẹ bị suy giảm, dễ dẫn đến bị nhiễm bệnh, đặc biệt các bệnh thông thường như cảm cúm. Điều này đôi khi lại khiến mẹ hoang mang, lo lắng rằng liệu có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?
✅ Nguyên nhân cảm cúm ở mẹ bầu?
Ở giai đoạn đầu thai kỳ, em bé đang bắt đầu hình thành và phát triển nên thích ứng kém với sự gia tăng thân nhiệt của người mẹ, khiến cơ thể mẹ nhạy cảm hơn. Ngoài ra nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch yếu hơn khiến cho sức đề kháng suy giảm và dễ bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài.
✅ Biến chứng cúm ở mẹ bầu?
Virus cúm không chỉ khiến mẹ khó chịu, mệt mỏi mà còn gây hại đến thai nhi nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách:
▬ Một trong những biến chứng phổ biến nhất của cúm là gây viêm phế quản, nặng hơn sẽ tiến đến viêm phổi.
▬ Cảm cúm do virus Rubella gây nên có thể ảnh hưởng 70 – 80% các bệnh ở mắt hoặc thần kinh thai nhi.
▬ Ngoài ra, nếu cảm cúm kèm sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc do virus gây ra có thể làm thai lưu, sảy thai, dị tật thai nhi.
✅ Dấu hiệu nhận biết cảm cúm ở mẹ bầu
▬ Ho khan
▬ Bị sốt khi mang thai, sốt từ vừa phải đến cao, mặc dù không phải ai bị cúm sẽ bị sốt
▬ Viêm họng
▬ Ớn lạnh
▬ Đau cơ nghiêm trọng hoặc cơ thể
▬ Đau đầu
▬ Nghẹt mũi và chảy nước mũi
▬ Mệt mỏi nghiêm trọng kéo dài đến hai tuần. Các triệu chứng cúm xảy ra nhanh chóng và có thể nghiêm trọng. Triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn, thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần. Mẹ bầu có thể mắc cúm quanh năm, nhưng đặc biệt là vào mùa đông.
✅ Phòng ngừa cảm cúm ở mẹ bầu:
▬ Để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm khi mang thai, điều quan trọng là mẹ bầu phải tiêm phòng hàng năm - tốt nhất là vào đầu mùa thu.
▬ Rửa tay thường xuyên, không chạm vào mặt và tránh xa những người bị bệnh khi có thể cũng có thể giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe.
▬ Lựa chọn những bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau củ để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
▬ Uống bổ sung vitamin C hoặc ăn các thực phẩm có chứa nhiều vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi, chuối…) sẽ giúp mẹ chống lại các nguy cơ nhiễm trùng và tăng khả năng miễn dịch
▬ Ăn các loại rau có lá xanh đậm vì trong rau có chứa các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn.
🔻 Thai kỳ kéo dài hơn 9 tháng nên những bệnh vặt như cảm, ho, sổ mũi… là điều không thể tránh khỏi đối với hầu hết các mẹ bầu. Tuy nhiên chỉ cần mẹ bảo vệ cơ thể thật tốt khỏi các tác nhân bên ngoài, xây dựng chế độ dinh dưỡng tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể phòng khám tin chắc là mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nè.