Comments
Dạo gần đây mình có chút hạnh phúc 🤭:
❣Mình hạnh phúc khi biết được rằng mỗi ngày mình nạp đủ cho cơ thể 25g xơ....
❣️Mình hạnh phúc khi chiến thắng được sự tầm thường của bản thân, mớ bòng b**g và lòng vòng viện lý do để không tập thể dục dù biết rằng tập sẽ khỏe, tập sẽ đẹp....
❣️Mình hạnh phúc khi cảm nhận mình ăn ngon, ngủ ngon, làn da căng bóng sau 1 chu kì kỳ th.ải đ.ộc....
❣️Mình hạnh phúc khi có thể kiểm soát được sức khỏe và ngắm nhìn mình khỏe khoắn, trẻ đẹp trong gương mỗi ngày....
❣Mình hạnh phúc khi không còn ợ hơi, ợ chua và tức ngực vì xung huyết hang vị...
❣Mình hạnh phúc khi không còn phụ thuộc vào thuốc giảm đau vì những cơn đau nửa đầu do viêm xoang…
Ngày hôm nay mình chọn gieo những chia sẻ giá trị để mong ngày sau gặt những hạnh phúc nhỏ nhoi....♥️
Loveeeeeee😘
CÀ CHUA BI 🍅🍅🍅
Gần đây, có một Mom đã hỏi Vivian khi nào thì bạn ấy có thể ngừng việc cắt đôi cà chua bi cho con . Con của Mom ấy 5 tuổi, đang học mẫu giáo, và em bé ăn uống rất ngoan.
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Câu hỏi này không phải là hiếm. Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng thức ăn dạng tròn, nhỏ có nguy cơ gây mắc nghẹn cao và việc chia nhỏ thức ăn sẽ làm giảm nguy cơ đó. Nhưng khi nào chúng ta có thể ngừng cắt đôi, bỏ hạt?
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
AAP khuyến nghị cắt cà chua bi thành "miếng nhỏ" cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Mặc dù khuyến nghị này có vẻ đúng vì nó nói lên nỗi sợ hãi của chúng ta với tư cách là cha mẹ, nhưng nó không dựa trên một nghiên cứu nào cả.
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Vấn đề nằm ở đây: “BẢO VỀ TRẺ QUÁ MỨC CÓ THỂ LÀM CHẬM KHẢ NĂNG HỌC CÁC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN CỦA TRẺ.”
Các chuyên gia về nuốt trong nhóm của Vivian lo lắng về việc bé đi mẫu giáo chưa bao giờ học cách ăn nguyên quả NHO hơn là việc bé học được bao nhiêu chữ cái.
Bởi vì hãy đoán xem: khi bé đi học, bạn sẽ không thể chăm sóc bé từng li từng tí như ở nhà. Điều gì sẽ xảy ra nếu bé vô tình ăn phải 1 trái NHO trong giờ ăn trưa?
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Và đây là cách Vivian thực hiện:
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Thông thường mẹ sẽ cho bé tập ăn cà chua bi khi con ngồi vào trong ghế ăn với sự giám sát trực tiếp 1:1 + mẹ sẽ hướng dẫn bé cách cắn. Độ tuổi thực hiện sẽ phụ thuộc vào kỹ năng nhai của con bạn. Đối với một số bé có kỹ năng tốt có thể thực hành ở thời điểm 18-24 tháng. Nhưng hãy tôn trọng con và coi đây là những kỹ năng không thường xuyên để xây dựng kỹ năng chứ đừng ngày nào cũng bắt bé ăn mẹ nhé!
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀ ⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Những chia sẻ của Vivian có giúp ích được cho các mẹ? Để lại bình luận góp ý cho Vivian nhé!💛
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Chào các bạn, đây là 1 số điều các bạn có thể tham khảo để đánh giá liệu "cái bụng" của trẻ có đang khỏe mạnh. Mỗi mục là 1 điểm. Nếu con bạn từ 7 điểm trở lên, bạn đang làm rất tốt và bé vẫn đang phát triển khỏe mạnh. Nếu dưới 5 điểm, bạn chỉ cần cố gắng thay đổi những cái chưa đạt để giúp bé tốt hơn.
• Uống đủ nước
• Ăn thực phẩm giàu chất xơ, bao gồm chất xơ tan
• Không hoặc ít ăn bánh kẹo ngọt và nước ngọt
• Không hoặc ít ăn những thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
• Dùng sữa, sữa chua hoặc thực phẩm có bổ sung lợi khuẩn.
• Nhai kĩ khi ăn
• Năng tập thể thao, và thời gian thụ động < 1 tiếng trên màn hình mỗi ngày.
• Ngủ tốt
• Ăn cá ít nhất 1 ngày/tuần
• Thường xuyên vui vẻ
“Đừng nghe lời khuyên của những người khác mà hãy lắng nghe con của bạn. Bạn không cần quyển sách nào cả. Con của bạn đã là một quyển sách rồi. Hãy cầm lên và đọc nó thật kỹ”-Mayim Bialik.
Chúc các Mom cuối tuần vui vẻ ❤️
HÀNH TÂY 🧅🧅🧅
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
1️⃣ Hành tây có thể được giới thiệu ngay khi bé bắt đầu ăn dặm. ⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
2️⃣ Về mặt dinh dưỡng, hành tây cung cấp một lượng vitamin C đáng ngạc nhiên và cơ thể bé cũng sẽ hấp thụ được 1 lượng chất sắt thực vật. Hành tây cũng chứa 3 thành phần của họ vitamin B:
- Biotin để cung cấp năng lượng cho hệ thần kinh
- Folate để hỗ trợ sự phát triển trí não của em bé
- Vitamin B6 để xử lý protein.
Hơn nữa, hành tây, và đặc biệt là hành tím, là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa đáng kinh ngạc.💫
3️⃣ Dị ứng hành tây rất hiếm, nhưng không phải là chưa từng thấy. Những người bị dị ứng với hoa lily, tỏi hoặc hẹ hoặc những người bị Hội chứng dị ứng ở miệng có thể rất nhạy cảm với hành tây.
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
💁♀️ Giới thiệu hành tây theo độ tuổi:
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
➡️ 6 đến 12 tháng: Trộn hành tây băm nhỏ đã nấu chín vào các thực phẩm khác, chẳng hạn như món hầm ngũ cốc, các loại đậu, hoặc cơm; các món trứng như trứng cuộn, bánh mì kẹp thịt , chả cá hoặc thịt viên.
Nếu bạn muốn để bé cảm nhận nguyên vị hành tây, bạn có thể xào hành tây thành từng miếng lớn ( hình múi cau), trần sơ, cho vào tô để múc bằng tay.
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
➡️ 12 đến 18 tháng: mẹ có thể tự do chế biến hành tây và tìm cách để bé cảm nhận rõ vị của hành hơn.
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
➡️18 đến 24 tháng: mẹ thử cho những miếng hành tây nấu chín to hơn để luyện kỹ năng cắn, nhai và nuốt của bé. Hãy thử giới thiệu những lát hành tây nấu chín kỹ cùng các loại rau khác như ớt chuông, nấm, củ cải đường hoặc khoai tây.
⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀⠀
Điều này chỉ có hiệu quả nếu bạn cảm thấy ổn với việc bé có thể sẽ không ăn gì.
Để bắt đầu hướng dẫn BLW một món ăn nào đó, đừng yêu cầu con bạn nếm thử cũng đừng cho rằng con sẽ thích món ăn đó ngay. Hãy cho con 1 chút thời gian và không gian để chấp nhận nó:
“Mẹ thấy con không thích trái ớt chuông đó lắm. Không sao đâu. Con không nhất thiết phải ăn nó. "
Những bé mới biết ăn vốn dĩ rất cẩn trọng với những món ăn mới. Và nhiều bé thà nhịn đói còn hơn là làm theo những gì bạn yêu cầu.
Vì vậy, khi trẻ hứng thú nếm một món ăn mới, hãy kích thích sự tò mò của chúng, bằng cách mô tả món ăn: nó có màu gì? Nó nóng hay nguội? Nó có được hấp qua không? Khi cắn vào vị nó sẽ thế nào?
Mẹ vừa nói và vừa nếm thử, làm mẫu cho bé: “ Ồ, ồ ồ. Món này rất giòn, rất ngọt và mẹ sẽ ăn thêm 1 miếng nữa nha”
Lúc này, mẹ sẽ yêu cầu con bốc thức ăn đút cho bạn. Điều này sẽ khuyến khích bé chạm vào món ăn và sẽ giúp bé nhìn nhận tích cực hơn về món ăn và có cảm giác an toàn : “Món ăn này không hề đáng sợ và nó thật sự ngon”
Kết thúc bữa ăn. Đừng quan trọng việc thức ăn có được bé ăn hay không. Bạn hãy tiếp tục giới thiệu lại món này cho bé 1-2 ngày sau đó. Và đều đặn mỗi tuần.
Nhưng nếu bé vẫn không muốn ăn, điều đó hết sức bình thường. Con của chúng ta không nhất thiết phải thích mọi loại thức ăn. Ngay cả bố mẹ cũng như vậy mà Đúng không?. 🤍
Những chia sẻ của Vivian có giúp ích được cho các mẹ? Để lại bình luận góp ý cho Vivian nhé!💛
TRẺ EM LUÔN MUỐN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG, NHÌN NHẬN VÀ KHEN NGỢI. 👨👩👦
Người bố mẹ giỏi là người nắm bắt được tâm lý này và khéo léo dạy con thông qua những lời khen ngợi. Những người cho rằng nuôi dạy con là một công việc khó khăn là những người thường xuyên la mắng con một cách vô lý.
Trung bình khoảng 70% lỡi lẽ của một người mẹ nói ra với con mỗi ngày là những lời phê bình và mắng mỏ. Điều này sẽ khiến cho bé bất mãn và tức giận, dần sẽ dẫn đến thái độ nổi loạn.
Bạn cần nhìn nhận con đúng với những gì con có!
Biết sớm thì né sớm!😄
🧐 Những gì mà chúng ta nghĩ thực chất lại không phải như vậy.!
Áp lực bàn ăn là khi người mẹ quá kì vọng vào con mình?!.
- Con tôi có tăng đủ cân không?
- Phát triển có đúng theo biểu đồ không?
- Có ăn đủ chất không?
Và đương nhiên là con của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều đó. 😖
Vì vậy hãy nhìn nhận việc này theo một hướng tích cực hơn:
MUỐN CON ĂN NGOAN
THÌ ĐỪNG ÁP LỰC LÊN CON! 😊
Question? 👇🏻👇🏻👇🏻
Áp dụng pp ăn dặm tự chỉ huy BLW nhưng con lại k hợp tác? Lý do nằm ở đâu?
Vivian sẽ chia sẻ vào ngày mai nhé!❤️