
Cứu sống bệnh nhân 15 tuổi bị bạn đâm thủng tim, ngừng thở
Cứu sống bệnh nhân 15 tuổi bị bạn đâm thủng tim, ngừng thở Chỉ sau 5 phút nhập viện, bệnh nhân bị đâm thủng tim được chuyển ngay vào phòng mổ cấp cứu để khâu lại tâm nhĩ và được cứu sống
Lam D**g General Hospital (LDGH) is Lam D**g’s flagship tertiary hospital with a history and tradi All for pateints with warm hearted!
Operating as usual
Cứu sống bệnh nhân 15 tuổi bị bạn đâm thủng tim, ngừng thở Chỉ sau 5 phút nhập viện, bệnh nhân bị đâm thủng tim được chuyển ngay vào phòng mổ cấp cứu để khâu lại tâm nhĩ và được cứu sống
Đại diện Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân vụ tai nạn nghiêm trọng tại Lâm Đồng
Đại diện Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân vụ tai nạn nghiêm trọng tại Lâm Đồng Ngày 02/5/2018, trong chuyến công tác tại Lâm Đồng, ngay khi biết tin vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra địa phương PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế và TS Hà Văn Thúy- Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y...
Lần đầu tiên phẫu thuật thay đốt sống cổ nhân tạo cho bệnh nhân tại Lâm Đồng
Lần đầu tiên phẫu thuật thay đốt sống cổ nhân tạo cho bệnh nhân tại Lâm Đồng (LĐ online) - Sáng nay, ngày 6/2, tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, các bác sĩ Khoa Ngoại - Thần kinh đã triển khai kỹ thuật mới thay đốt sống cổ trên bệnh nhân bị tai nạn giao thông.
Vị bác sĩ với tình yêu phố núi Tốt nghiệp ĐH Y Hà Nội năm 1995, với tình yêu phố núi, bác sĩ (BS) Nguyễn Xuân Tạo (sinh 1971) xin về công tác tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng. Hơn 20 năm gắn bó với nghề thầy thuốc và tích cực nghiên
http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20131111/nguoi-thay-chua-tung-dung-tren-buc-giang/579449.html
Người thầy chưa từng đứng trên bục giảng - Tuổi Trẻ Online TT - Người củng cố niềm tin vào y đức và hạnh phúc với nghề y trong tôi là một đàn anh, một đồng nghiệp, một người bạn lớn - bác sĩ Bùi Hoàng Hải Thủy, trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng - người mà tôi kính trọng gọi là cụ.
Thưởng em đâu sếp - Dũng Đê tiện (GS Cù Trọng Xoay) Thưởng em đâu sếp - Dũng Đê tiện STCO.vn Đạo diễn: Dũng Đê tiện / Đinh Tiến Dũng (GS Cù Trọng Xoay) Quay phim - Dựng phim: Trung Roly Âm nhạc - Kỹ thuật phòn...
Khánh thành Khoa Ung bướu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (LĐ online) - Ngày 16/12, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Lâm Đồng tổ chức Lễ triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh chuyên khoa Ung bướu giai đoạn 2016-2020 giữa BVĐK Lâm Đồng với Bệnh viện Ung bướu Tp.HCM. Đồng thời, tổ chức Lễ khánh thành Khoa Ung bướu tại BVĐK Lâm Đồng.
Khánh thành đơn vị tim mạch can thiệp đầu tiên khu vực Tây Nguyên Ngày 14/9, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tổ chức lễ khánh thành Đơn vị tim mạch can thiệp thuộc Dự án Bệnh viện vệ tinh của Bộ Y tế, do BVĐK Lâm Đồng làm vệ tinh của Bệnh viện Nhân dân Gia Định Tp.HCM lĩnh vực tim mạch can thiệp.
Bác sỹ Nguyễn Minh Thu.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, cha là sĩ quan quân đội về hưu, Nguyễn Minh Thu sớm có ý thức phấn đấu trong học tập. Tốt nghiệp THPT, Minh Thu thi đậu vào trường Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh. Đang học năm thứ ba của trường, tiếp xúc với một số sinh viên ngành Y, Minh Thu nảy ra suy nghĩ: sao mình không chọn nghề thầy thuốc để chữa bệnh cho nhân dân có ý nghĩa hơn không? Vậy là trong mùa tuyển sinh năm học 1998-1999, Minh Thu quyết định “thi thử” và đã đậu vào trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Năm học đầu tiên sau khi thi đỗ Đại học Y, Thu học một lúc ở hai trường đại học với 2 chuyên ngành khác nhau. Do chương trình học tập quá nặng, Minh Thu đành phải đi đến một quyết định có tính “bước ngoặc” trong đời mình là chọn ngành học nào cho tương lai. Cuối cùng, anh đã quyết định trở thành bác sỹ.
Sau 6 năm học tập ở chuyên ngành bác sỹ đa khoa (1999-2005), Nguyễn Minh Thu ra trường với tấm bằng loại khá, anh đã chọn Đà Lạt là nơi công tác và cống hiến. Bác sỹ trẻ Nguyễn Minh Thu được nhận về công tác tại khoa Ngoại (chuyên ngành chấn thương sọ não). Sau một năm công tác, anh được cử tham gia khóa tập huấn về điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh. Trở về, Minh Thu bắt tay vào chuyên môn của một bác sỹ chuyên giải phẫu những bệnh nhân chấn thương sọ não. Dù còn trẻ tuổi, nhưng kiến thức học tập và kỹ năng nghề nghiệp của Minh Thu sớm khẳng định trong công việc. Hơn 5 năm công tác tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Minh Thu đã từng giải phẫu và cứu sống nhiều bệnh nhận nặng về chấn thương sọ não, phần lớn do tai nạn giao thông. Anh tâm sự: “Nhiều khi công việc gây áp lực quá lớn đối với một bác sỹ trẻ, nhưng với bản lĩnh của người thầy thuốc và kinh nghiệm học hỏi ở những bậc đàn anh đã giúp mình vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ”.
Niềm vui lớn nhất cũng là hạnh phúc của người thầy thuốc là cứu sống bệnh nhân, giành lấy mạng sống của con người trước những cái chết thương tâm. Qua 5 năm công tác Minh Thu thấy nghề nghiệp mình đã chọn có ý nghĩa và đáng quý biết bao! Dù chưa để xảy ra “sự cố nghề nghiệp” nào, nhưng Minh Thu rất buồn trước sự bất lực của người thầy thuốc trước những ca quá nặng mà ngành Y, dù có phương tiện hiện đại mấy cũng bó tay!
Để tiếp tục nâng cao kiến thức và trình độ chuyên môn, Minh Thu đã thực hiện 2 đề tài khoa học cấp cơ sở. Đề tài tham gia thực hiện chung với một bác sỹ cùng phòng là “Hiệu quả phẫu thuật trong điều trị tai biến mạch máu não” và đề tài cá nhân là: “Đánh giá hiệu quả lâm sàng sử dụng nẹp Titan cố định nắp sọ trong ghép sọ tự thân”. Hai đề tài khoa học này đã được Hội đồng khoa học của Bệnh viện thông qua và cho phép tiến hành. Trong vòng 1 năm thực hiện, 2 đề tài đã được đánh giá nghiệm thu và áp dụng trong thực tiễn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn của bác sỹ trẻ Nguyễn Minh Thu. Hiện nay, dù là một bác sỹ có tay nghề, được mổ chính các ca bị chấn thương sọ não, nhưng Minh Thu vẫn chưa hài lòng với chuyên môn của mình. Từ năm 2011 đến nay, Minh Thu về TP. Hồ Chí Minh tiếp tục học để lấy bằng thạc sỹ Y khoa và không ngừng học hỏi để đáp ứng yêu cần nhiệm vụ ngày càng cao.
Không chỉ là một bác sỹ có chuyên môn và nhiều triển vọng, Minh Thu còn là một đảng viên trẻ, một thủ lĩnh thanh niên nhiệt tình tham gia tích các phong trào công tác đoàn của đơn vị. Anh thường xuyên có mặt trong các chuyến dịch khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân các xã đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn và các đối tượng chính sách trong tỉnh. Minh Thu đã gần 10 lần tham gia trong các hoạt động tình nguyện của Đoàn thanh niên tổ chức. Công tác đoàn của Bệnh Viện Đa khoa Lâm Đồng nhiều năm liền trở thành đơn vị vững mạnh xuất sắc của Đoàn khối các cơ quan tỉnh Lâm Đồng. Trong thành tích này có đóng góp tích cực của bác sỹ tài năng, đảng viên trẻ, bí thư đoàn thanh niên Nguyễn Minh Thu. Liên tục 6 năm công tác, Minh Thu đều được bình xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và được lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đáng giá cao. Nguyễn Minh Thu được bầu chọn là một trong 23 gương mặt “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác” của tuổi trẻ tỉnh Lâm Đồng.
Tìm chỗ đứng và phát huy vai trò của một trí thức trẻ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đã và đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều bạn trẻ. Với xuất phát điểm tốt, có năng lực, trình độ chuyên môn và bản lĩnh nghề nghiệp, bác sỹ Nguyễn Minh Thu sẽ còn nhiều đóng góp xuất sắc cho ngành Y tế trong tương lai.
Nguyễn Thanh Hồng
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng
3. THỜI KỲ 1954 – 1975
Tháng 8-1961, Tỉnh ủy Tuyên Đức được thành lập, công tác y tế chỉ có 1 y sĩ vừa lo công tác y tế, vừa kiêm nhiệm công tác quản trị cơ quan Tỉnh ủy. Đến năm 1962, bệnh xá ở Kon Đú (Lạc Dương) được thành lập để chăm sóc thương binh do một y sĩ phụ trách.
Năm 1965, Ban Dân y tỉnh được thành lập do một bác sỹ phụ trách. Năm 1966, thành lập một bệnh xá đặt tại căn cứ phía Nam địa bàn huyện Đức Trọng do một y sĩ phụ trách và có 3 y tá cùng với 2 bảo vệ. Đến năm 1967, Trung ương chi viện thêm 3 bác sỹ, bệnh xá được bổ sung gồm 20 cán bộ chuyên môn, hậu cần, bảo vệ.
Cũng trong năm 1967, Ban Dân y tỉnh được củng cố, số cán bộ được bổ sung thêm có 3 bác sỹ, 2 y sĩ, 1 dược sỹ, 1 y tá. Ban Dân y đã được tổ chức sắp xếp lại và thành lập các bệnh xá ở thị xã Đà Lạt và các huyện:
- Bệnh xá X1 (Bệnh xá tiền phương) đóng tại rừng Trầm, sau Tết Mậu Thân di chuyển lên núi Hòn Nga và bệnh xá này được giải thể năm 1968.
- Bệnh xá X2 (Bệnh xá hậu cứ) đóng tại căn cứ Đức Trọng, tiếp nhận các thương binh, bệnh binh của Đà Lạt, Đức Trọng và lực lượng vũ trang của tỉnh.
- Bệnh xá X3 đóng ở căn cứ Đơn Dương, chủ yếu tiếp nhận thương binh của huyện Đơn Dương và một phần thương bệnh binh của Đà Lạt.
- Bệnh xá X4 (Bệnh xá căn cứ) đóng tại Lạc Dương, tiếp nhận thương binh của huyện Lạc Dương và một phần thương bệnh binh của Đà Lạt.
- Bệnh xá B57 là bệnh xá dã chiến thuộc thị xã Đà Lạt đóng gần Hố Bèo (nay là khu vực xã Tà Nung) chủ yếu tiếp nhận thương binh nhẹ điều trị ngắn ngày, các thương binh nặng thì chuyển về các bệnh xá X2 hoặc X3.
Ngoài việc khám chữa bệnh, cứu thương, Ban Dân y tỉnh còn tổ chức in ấn các tài liệu, các toa thuốc chữa bệnh thông thường, sản xuất một số thuốc chữa bệnh từ các nguồn dược liệu tại chỗ như vỏ cây canh ki na (quinquina) hoặc cây thuốc Nam rất hiệu quả.
Ngoài các bác sỹ, y sĩ được Trung ương chi viện, Ban Dân y ở thị xã Đà Lạt còn đào tạo, huấn luyện được các cán bộ chuyên môn, các y tá để lo thuốc men, phục vụ cho các đội công tác, các đơn vị giao liên và các bệnh xá.
Trong giai đoạn này, hoạt động y tế gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn song đã có những đóng góp rất lớn lao. Đội ngũ cán bộ y tế trong vùng giải phóng đã chịu nhiều hy sinh, vượt qua nhiều gian khổ, hiểm nguy, hết lòng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
*
Sau Hiệp định Genève, một số bác sỹ cùng nữ tu người Pháp vẫn còn tiếp tục làm việc tại bệnh viện Đà Lạt và ở một vài bệnh viện tư. Sau khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, bệnh viện Đà Lạt không còn phân chia khu điều trị riêng cho từng đối tượng và công việc quản lý điều hành do người Việt đảm nhiệm.
Lúc đầu bệnh viện Đà Lạt do một bác sỹ làm quản đốc và đến năm 1965 được phát triển thành một Trung tâm y tế toàn khoa trực thuộc Bộ Y tế do một bác sỹ làm giám đốc. Với quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng đội ngũ thầy thuốc, nhân viên phục vụ tương đối đầy đủ, Trung tâm Y tế toàn khoa Đà Lạt lúc bấy giờ là nơi tiếp nhận, chữa trị bệnh cho nhiều cư dân trong tỉnh Tuyên Đức và thị xã Đà Lạt.
Năm 1960, Ty Y tế tỉnh Tuyên Đức được thành lập, trụ sở đặt tại số 2 Calmette (nay là số 2 Phạm Ngọc Thạch). Ty này có nhiệm vụ trông coi về tình hình y tế, dịch tễ trên địa bàn thị xã Đà Lạt và các chi y tế ở các quận Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng.
Cũng trong năm 1960, Trung tâm Phục hồi Chức năng do tổ chức “Terre des hommes” là một tổ chức từ thiện phi chính phủ do Cộng hòa Liên bang Đức viện trợ được thành lập tại số 2 Trần Bình Trọng có nhiệm vụ sản xuất chân tay giả cho những người bị tàn tật. Đến cuối những năm 1960 làng SOS được thành lập để thu nhận và nuôi dưỡng những trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. Trong giai đoạn này, Ty Vệ sinh Đà Lạt được thành lập để quản lý công tác vệ sinh dịch tễ trên địa bàn thị xã Đà Lạt và tỉnh Tuyên Đức.
Đối với những cơ sở khám chữa trị bệnh tư nhân của người Pháp ở Đà Lạt lúc này chỉ còn một cơ sở của bác sỹ Sohier với phương tiện và chất lượng khám chữa bệnh khá tốt. Bác sỹ Sohier tiếp tục hành nghề tại dưỡng đường của ông cho đến năm 1967 thì trở về Pháp. Bác sỹ người Pháp cuối cùng rời khỏi bệnh viện Đà Lạt để trở về Pháp vào năm 1968 là bác sỹ Richard.
Một số bệnh viện, phòng khám bệnh tư đã hình thành : cơ sở của BS Hoàng Ngọc Đính tại số 3 Hải Thượng, phòng khám bệnh của BS Đào Huy Hách tại số 47 đường Minh Mạng (nay là đường Trương Công Định), BS Phan Lạc Giản tại khu Hòa Bình, BS Đinh Đại Kha tại số 70 đường Minh Mạng (nay là đường Trương Công Định), BS Trần Văn Thọ tại số 16 đường Cường Để (nay là đường Nguyễn Văn Cừ), BS Nguyễn Đình Thiều và Nguyễn Ngọc Diệp tại đường Hàm Nghi (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi), BS Hoàng Khiêm tại đường Phan Đình Phùng, BS Bùi Khắc Thực tại số 12 đường Nguyễn Trường Tộ (nay là đường Hồ Tùng Mậu).
Do yếu tố thổ nhưỡng của vùng cao nguyên Lang Biang, phần lớn cư dân Đà Lạt thường mắc các bệnh về răng, các phòng khám, điều trị về răng được phát triển khá nhanh: các nha sỹ Võ Thị Sâm, Nguyễn Văn Trình, Kim Khuê tại Khu Hòa Bình, Minh Đa tại số 33 đường Duy Tân (nay là đường 3 tháng 2), Nguyễn Bá Khuê tại đường Minh Mạng, phòng răng Nguyễn Văn Nghi tại đường Minh Mạng,…
Trong việc hộ sản, các nhà hộ sinh tư trên địa bàn Đà Lạt tiếp tục hoạt động, thu hút nhiều sản phụ: nhà bảo sanh Trương Thị Lập, Tôn Thất Chí, Thu Anh ở đường Phan Đình Phùng.
Các nhà thuốc Tây, trữ dược Âu Mỹ phát triển khá mạnh và được mở rộng ở khắp địa bàn dân cư: Pharmacie Nguyễn Văn An (36 khu Hòa Bình), Pharmacie Đà Lạt (3 khu Hòa Bình), Pharmacie Hàm Nghi (8 đường Hàm Nghi), Pharmacie Duy Tân (35 đường Duy Tân), Pharmacie Diên Hương (3 đường Cường Để), Pharmacie Nguyễn Duy Quang (72 đường Minh Mạng), Pharmacie Lâm Viên (195 đường Phan Đình Phùng), Pharmacie Nguyễn Văn Hưng ở Cầu Đất, Pharmacie Hoàng Phương ở Trại Mát,…
Hệ thống các nhà thuốc Đông y cũng phát triển và thu hút được nhiều bệnh nhân. Có thể kể đến những cơ sở có quy mô tương đối lớn như Thế An Đường (nhãn hiệu Con Cua) ở chợ Đà Lạt và đầu đường Duy Tân, Nghĩa Hòa, Huỳnh Tế, Ngô Như Khương ở đường Phan Đình Phùng, Thiên Sinh Đường ở đường Phan Bội Châu, Tân Tế Dân ở Trại Mát,...
Ngoài ra còn có một số cửa hiệu y dược dân tộc gia truyền như Lê Quốc Tháo (khu Hòa Bình), Nguyễn Thành Xương (đường Nguyễn Văn Trỗi) hoặc chuyên chữa trị b**g gân, gãy xương của các võ sư tiêu biểu như ông Sáu Trọng, ông Lê Văn Luyện ở Đà Lạt, ông Tám Trách, ông Hai Sang ở Xuân Thọ,…
4. THỜI KỲ SAU NĂM 1975
4.1 Giai đoạn tiếp quản
Ngày 3-4-1975, Đà Lạt được giải phóng. Đến ngày 4-4-1975, hệ thống các cơ sở y tế được tiếp quản gồm có Ty Y tế tỉnh Tuyên Đức - Đà Lạt, Trung tâm Y tế toàn khoa Đà Lạt, Trung tâm Terre des hommes, làng SOS, Viện Pasteur Đà Lạt, một bệnh viện tư, một phòng khám bệnh tư nhân và một nhà hộ sinh tư.
Vào thời điểm tiếp quản, cơ sở vật chất, nhà cửa, trang bị dụng cụ, máy móc y tế còn thiếu thốn, một số đã cũ kỹ lạc hậu. Lúc bấy giờ, Trung tâm Y tế toàn khoa Đà Lạt có khoảng 370 giường bệnh với 126 nhân viên.
4.2 Hoạt động y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt
4.2.1 Các cơ sở y tế tuyến tỉnh
Các cơ sở y tế tuyến tỉnh trên địa bàn thành phố Đà Lạt gồm có:
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng .
- Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch.
- Bệnh xá H.32 thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng.
- Viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.
- Trung tâm y tế dự phòng.
- Trung tâm phòng chống bệnh xã hội.
- Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản.
- Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm – Mỹ phẩm.
- Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế.
- Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Ngoài ra còn có các tổ chức về hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và các tổ chức xã hội khác như: Trường Trung học Y tế, Hội đồng Giám định Y khoa, Hội đồng Pháp y, Hội Y học cổ truyền, Hội Chữ thập đỏ, Hội Y - Dược,...
4.2.2 Các cơ quan y tế thuộc thành phố Đà Lạt
Các cơ quan y tế thuộc thành phố Đà Lạt trong năm 1975-1976 gồm có y tế 3 khu phố, 6 trạm y tế. Năm 1977, thành lập Phòng Y tế thành phố Đà Lạt, Đội vệ sinh phòng dịch, Nhà hộ sinh khu vực, Phòng khám đa khoa khu vực I với 59 cán bộ, nhân viên.
Đến nay mạng lưới y tế trên địa bàn thành phố tiếp tục phát triển, hiện có 22 cơ sở, trong đó tuyến thành phố có 7 cơ sở và tuyến phường xã có 15 cơ sở.
- Tuyến thành phố gồm có Văn phòng Trung tâm Y tế, Nhà hộ sinh thành phố, Đội bảo vệ sức khỏe bà mẹ - trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, Phòng khám đa khoa khu vực I được nâng cấp thành Phòng khám đa khoa trung tâm, 2 phòng khám đa khoa khu vực (Khu vực II ở Trại Mát, Khu vực III ở Xuân Trường) và Đội y tế dự phòng. Các cơ sở y tế thuộc tuyến thành phố có tổng cộng 60 giường.
- Tuyến phường xã gồm có 15 trạm y tế, trong đó vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của 3 phân trạm trực thuộc đã có và thành lập thêm 1 phân trạm Phát Chi (xã Xuân Trường) với tổng số 50 giường, đảm bảo được yêu cầu khám, chữa bệnh hoặc sơ cấp cứu.
Phòng Y tế là cơ quan giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của các cơ sở y tế trên địa bàn. Về chuyên môn, các cơ sở chịu sự quản lý của Trung tâm Y tế Đà Lạt.
Phòng khám đa khoa trung tâm đã được trang bị phương tiện hiện đại như máy X quang, máy siêu âm, máy xét nghiệm, một số thiết bị chuyên dùng khác. Riêng các phòng khám khu vực II và III được trang bị những phương tiện cần thiết để bảo đảm thực hiện chức năng khám chữa bệnh tại chỗ ở tuyến cơ sở.
Đến nay, tất cả các trạm y tế trên địa bàn đều được bố trí bác sỹ và nữ hộ sinh, đồng thời được trang bị đầy đủ phương tiện thiết yếu để bảo đảm cho việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Tại các thôn vùng dân tộc ít người đã có nhân viên y tế thôn chăm lo sức khoẻ nhân dân.
Về nhân lực, đội ngũ cán bộ y tế của thành phố Đà Lạt không ngừng phát triển về chất lượng và số lượng. Mạng lưới y tế trên toàn địa bàn đến nay đã có 174 cán bộ nhân viên. Về trình độ chuyên môn phân theo bậc đào tạo gồm 40 bác sỹ, 1 dược sỹ đại học, 15 điều dưỡng trung học, 16 y sỹ y học dân tộc, 2 dược sỹ trung học, 1 xét nghiệm viên trung học, 37 nữ hộ sinh trung học, 30 y sỹ đa khoa, 3 y tá sơ học, 3 nữ hộ sinh sơ học, 2 cử nhân sinh học, 6 y sỹ sản nhi, 18 nhân viên khác.
Nếu tính cả số cán bộ y tế tuyến tỉnh và thành phố, trên địa bàn Đà Lạt có 982 người, chia ra ngành y 694 người và ngành dược 288 người.
Y tế dự phòng
Công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn trong nhiều năm qua đã được khống chế một cách chủ động. Trung tâm y tế thành phố đã thường xuyên tổ chức kiểm tra vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh thực phẩm ở các cơ sở sản xuất, vệ sinh học đường đối với các trường học và dịch vụ để đảm bảo an toàn lao động và sức khoẻ cho nhân dân. Ngành y tế đã phối hợp với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư để tuyên truyền lồng ghép các nội dung về phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn sức khoẻ cộng đồng.
Thành phố đã không để xảy ra dịch bệnh như dịch hạch, sốt rét,… hạn chế được ngộ độc thực phẩm, chủ động phối hợp các ngành có liên quan triển khai nhiều đợt phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm A H5N1 ở người, dịch lở mồm long móng ở đàn gia súc, tạo ý thức về vệ sinh môi trường, khuyến khích việc phát triển sản xuất rau sạch và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh. Tuy nhiên, do các điều kiện thời tiết hoặc thiếu ý thức phòng dịch bệnh của một bộ phận dân cư nên các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp,… cần tiếp tục quan tâm.
Ngành y tế triển khai tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia :
- Phòng chống sốt rét: Duy trì tốt phòng chống sốt rét ở 1 xã và 4 thôn. Ngăn chặn không để dịch sốt rét diễn ra. Bệnh nhân sốt rét giảm mạnh, không có trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét.
- Phòng chống lao: Chương trình lao đã làm giảm tỷ lệ người mắc bệnh, đã khám phát hiện 1.544 người. Quản lý điều trị được 101 người, chữa khỏi cho 53 người.
- Loại trừ bệnh phong: Đà Lạt là một trong những đơn vị đạt tiêu chuẩn thanh toán loại trừ bệnh phong đầu tiên trên quy mô cấp tỉnh do Bộ Y tế kiểm tra công nhận. Tính đến nay số bệnh nhân được quản lý chăm sóc phục hồi tàn phế là 15 người và thông qua các hoạt động chủ động hoặc tiếp xúc đã khám được 22.264 lượt người; không có bệnh nhân phong mới.
- Phòng chống bướu cổ: Công tác khám bướu cổ thường được lồng ghép trong công tác khám chữa bệnh hàng ngày tại các cơ sở điều trị và trong những đợt khám quản lý sức khỏe định kỳ. Tỷ lệ dùng muối i-ốt trong nhân dân đạt 100%.
- Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em : Tổ chức quản lý và theo dõi trẻ em trong độ tuổi trên địa bàn thành phố, lập biểu đồ tăng trưởng và cân hàng tháng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, đối với trẻ từ 3 đến dưới 5 tuổi mỗi năm được cân 2 lần. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng hàng năm đều giảm so năm trước. Đến nay tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn địa bàn chỉ còn 11,5%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn tỉnh và cả nước.
- Chương trình tiêm chủng mở rộng : Việc thực hiện tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong độ tuổi và phụ nữ có thai được quan tâm đúng mức và đạt hiệu quả cao, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 99%. Không có trẻ em bị mắc 7 bệnh truyền nhiễm của chương trình.
- Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng: Bên cạnh các chương trình mục tiêu nêu trên, ngành y tế thành phố còn duy trì công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần tại nhà với 244 bệnh nhân, chủ động tập huấn công tác phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ chủ chốt ở phường xã. Phối hợp với các ngành chức năng vận động tuyên truyền và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho những trường hợp đã bị lây nhiễm. Toàn thành phố có 177 trường hợp nhiễm HIV, đã chuyển sang giai đoạn AIDS 90 trường hợp và chết do AIDS 87 trường hợp.
Các chương trình y tế khác
Chương trình y tế học đường được duy trì thực hiện theo kế hoạch liên ngành giáo dục - y tế. Học sinh các bậc học mầm non, tiểu học được chú trọng về phòng chống suy dinh dưỡng , chăm sóc răng miệng qua việc cân đo, súc miệng bằng Fluor, khám nhổ răng. Chương trình giáo dục sức khoẻ, an toàn trong sinh hoạt đời sống cũng đã được phối hợp để giảng dạy nội ngoại khóa tại trường học.
Ngoài ra, trẻ em trong độ tuổi còn được cho uống Vitamin A, tiêm vắc-xin viêm gan B, chẩn đoán và điều trị bằng kháng sinh theo quy định của chương trình ARI, cấp phát ORS và tuyên truyền rộng rãi về phòng chống các bệnh đường ruột, ngộ độc thực phẩm.
Duy trì tốt các hoạt động của chương trình phục hồi chức năng – dịch vụ cộng đồng. Số người khuyết tật được quản lý là 1.016 người, số người khuyết tật có khả năng phục hồi được đưa vào chương trình 295 người, hàng tháng có cán bộ y tế giám sát và hướng dẫn bệnh nhân luyện tập. Chương trình phòng chống tai nạn thương tích và chiến dịch an toàn vẫn được duy trì, triển khai.
Công tác khám chữa bệnh
Trên địa bàn thành phố Đà Lạt việc khám chữa bệnh được thực hiện từ các cơ sở của thành phố, của tỉnh và các dịch vụ y tế tư nhân.
Đối với tuyến thành phố, mạng lưới y tế của thành phố đã trải rộng khắp địa bàn. Đội ngũ cán bộ, công chức thuộc ngành y tế Đà Lạt thực hiện khá tốt 12 điều quy định về y đức, tạo được sự tin tưởng của nhân dân trong việc khám chữa bệnh. So với chỉ tiêu kế hoạch, số bệnh nhân đến khám bệnh điều trị luôn đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Việc khám chữa bệnh khá đa dạng như khám chữa bệnh theo thẻ bảo hiểm y tế, khám quản lý sức khoẻ học sinh, điều trị miễn phí cho đồng bào dân tộc và người nghèo, khám nghĩa vụ quân sự, khám sức khoẻ cho lao động trong độ tuổi. Qua việc khám chữa bệnh đã phát hiện giải quyết tốt các trường hợp cấp cứu, chuyển viện, giải quyết an toàn trong thai sản, bảo đảm được sức khoẻ cho nhân dân và cộng đồng.
Đối với tuyến tỉnh, trên địa bàn thành phố có 3 bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch và Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng.
Ngay sau giải phóng, Trung tâm y tế toàn khoa được đổi thành Bệnh viện thành phố Đà Lạt với quy mô 300 giường và có 126 nhân viên. Vào tháng 11-1975, Bệnh viện thành phố Đà Lạt được nhập thêm Bệnh viện cán bộ (3 Hải Thượng) thành Bệnh viện Đà Lạt. Đến tháng 4-1976, khi tỉnh Lâm Đồng được thành lập, Bệnh viện Đà Lạt được chọn làm bệnh viện của tỉnh và được đổi tên thành Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng. Đến nay Bệnh viện có quy mô 400 giường bệnh, 29 khoa phòng, gần 500 cán bộ công nhân viên, được trang bị nhiều máy móc hiện đại để phục vụ chẩn đoán và chữa trị bệnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh là tuyến điều trị đầu ngành của tỉnh có đủ cán bộ và phương tiện để điều trị, cấp cứu, giải phẩu cho các bệnh nhân nặng, thực hiện các phẫu thuật lớn.
Bệnh viện Y học cổ truyền của tỉnh được thành lập năm 1986 tại đường Cô Bắc. Năm 1993, Bệnh viện mang tên Bệnh viện Y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch. Năm 1998, bệnh viện được nhận thêm cơ sở 21 đường Quang Trung, đã đầu tư cải tạo nâng cấp thành cơ sở chính của Bệnh viện Y học cổ truyền Lâm Đồng. Bệnh viện hiện có 7 khoa với 170 giường, đội ngũ cán bộ chuyên khoa và các trang thiết bị hiện đại của một bệnh viện tuyến tỉnh, với nhiệm vụ khám chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền kết hợp các phương pháp y học hiện đại.
Viện Điều dưỡng được thành lập năm 1988 nhằm chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ trong tỉnh thuộc đối tượng chính sách, cán bộ hưu trí. Năm 1990, được sự giúp đỡ của Uỷ ban điều tra hậu quả chất độc da cam (gọi tắt là Uỷ ban 10 - 90), Sở Y tế tiếp nhận cơ sở 32 đường Nguyễn Du để thành lập Trung tâm phục hồi chức năng trẻ em dị tật với sự giúp đỡ của Làng Hòa Bình Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức, do đó Trung tâm còn có tên là Làng Hòa Bình Đà Lạt. Trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng cho trẻ em dưới 15 tuổi bị khuyết tật. Sau đó, hai cơ quan trên đã được sáp nhập thành Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng với tổng số 60 giường phục vụ bệnh nhân.
Hệ thống y - dược, dịch vụ y tế tư nhân là một tuyến quan trọng trong nhu cầu khám, chữa bệnh. Các cá nhân được cấp phép hành nghề hiện nay ở Đà Lạt có 272 cơ sở, trong đó có 144 cơ sở Tây y, 43 cơ sở Đông y, 85 cơ sở Dược.
2. THỜI KỲ 1945 – 1954
Sau khi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Đà Lạt thành công, Uỷ ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Lâm Viên đã nhanh chóng tiếp quản toàn bộ các cơ sở y tế, bệnh viện và đội ngũ nhân viên chuyên môn; cử một số y sỹ, bác sỹ phụ trách bệnh viện Đà Lạt, đồng thời đảm nhiệm công tác y tế toàn tỉnh. Nhiệm vụ chủ yếu lúc này là khám chữa bệnh cho nhân dân và tập trung cấp cứu những thương binh, nạn nhân trong các trận đánh với quân đội Nhật. Chính quyền thành lập một Ban Hồng thập tự chuyên lo đào tạo nhân viên cứu thương để bổ sung cho đội ngũ cán bộ y tế. Lớp huấn luyện cứu thương đầu tiên gồm 20 người. Mỗi đội viên đội cứu thương có nhiệm vụ đi theo các đơn vị vũ trang để chăm lo sức khoẻ, cấp cứu tại chỗ và tổ chức di chuyển thương binh về tuyến sau.
Tháng 10-1945, Pháp tái chiếm Đà Lạt. Để phù hợp với tình hình thực tế nên đội cứu thương được chia nhỏ cho dễ hoạt động. Các cơ quan đoàn thể và phần lớn nhân dân Đà Lạt tản cư xuống Cầu Đất, Ninh Thuận, Bình Thuận. Đến tháng 2-1946, các phòng tuyến của lực lượng cách mạng ở Trại Mát, Dran bị vỡ, các đơn vị vũ trang, các đội cứu thương cùng với thương binh phải rút về Ninh Thuận.
Đầu năm 1946, một trạm xá được thành lập tại Đá Trắng để chăm sóc thương bệnh binh Đà Lạt. Bác sỹ Nguyễn Phán ở bệnh viện Đà Lạt đã cùng đi với trạm xá, mang theo một số thuốc men, dụng cụ y tế. Khi địch tái chiếm Nam Bộ, một số y bác sỹ của các bệnh viện ở Biên Hoà, trên đường tản cư, cũng tự nguyện nhập vào trạm xá phục vụ một thời gian. Sau đó, họ quay về lại Nam Bộ.
Trạm xá gặp nhiều khó khăn, thiếu thuốc men, nhân viên y tế, nhưng được sự ủng hộ của đồng bào Ninh Thuận, cái Tết đầu tiên trong kháng chiến đã được tổ chức ấm cúng, nói lên nghĩa đồng bào, tình quân dân cá nước.
Tháng 10-1950, Liên Khu uỷ Khu V quyết định sáp nhập 2 tỉnh Lâm Viên và Đồng Nai Thượng, thành lập tỉnh Lâm Đồng. Hoạt động y tế cách mạng trong giai đoạn này được tổ chức chủ yếu ở 2 khu vực sau:
- Ở Đà Lạt, trong thời gian từ 1951 đến 1954, Thị uỷ Đà Lạt đã thành lập một bệnh xá dã chiến do ông Cửu - y tá phụ trách bệnh xá có nhiệm vụ cấp cứu điều trị cho thương binh ở Đà Lạt và toàn bộ khu vực Tây Bắc của tỉnh Lâm Đồng. Nhiệm vụ của bệnh xá cũng được mở rộng hơn, vừa lo công tác cấp cứu, điều trị vừa chăm lo đào tạo cán bộ để đáp ứng nhu cầu của cuộc kháng chiến.
- Ở chiến khu Lê Hồng Phong (khu vực hai xã Hồng Phong và Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), thành lập 1 bệnh xá để chăm sóc sức khỏe, điều trị cấp cứu cho thương bệnh binh ở chiến khu và các chiến trường đưa về.
Trong chiến khu và các vùng giáp ranh vùng địch kiểm soát, đời sống của cán bộ, chiến sỹ hết sức khó khăn, thiếu lương thực, thiếu thuốc men nên không ngăn được bệnh dịch như ghẻ lở, tê phù, sốt rét và các vết thương do chiến tranh bị tái phát.
Trong thời gian kháng chiến chống Pháp việc cung cấp y cụ, thuốc men do bộ phận kinh tài chịu trách nhiệm. Ngoài ra, do tình hình thiếu thốn nên các đơn vị tự lo thuốc men bằng các nguồn dược liệu sẵn có tại chỗ hoặc liên hệ với các cơ sở y tế trong vùng tạm chiếm để có thêm nguồn thuốc và y cụ. Trong tháng 2-1946, khi mặt trận Trại Mát - Dran bị vỡ, kho thuốc do ta thu được của Nhật được chuyển xuống Ninh Thuận để sử dụng. Tuy địch kiểm soát chặt chẽ nhưng các cán bộ, chiến sỹ của ta vẫn tìm cách gặp gỡ anh em công nhân, nhân dân để tuyên truyền mọi người ủng hộ và tham gia kháng chiến. Các công nhân ở Nha Địa dư, ở khách sạn Cercle (nay là khu vực nhà số 2 đường Nguyễn Du - Đà Lạt) đã lấy súng và thuốc chữa bệnh đưa ra chiến khu và nhiều cơ sở đã bí mật cung cấp thuốc men, lương thực cho kháng chiến.
*
Sau năm 1945, quan chức, sỹ quan và binh lính người Pháp lên Đà Lạt nghỉ dưỡng, điều trị làm cho cơ sở vật chất ngày càng được tu bổ nhiều hơn. Bệnh viện tiếp tục được nâng cấp và công việc quản lý điều hành vẫn do các bác sỹ người Pháp đảm nhiệm. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám, bác sỹ Pilo được bổ nhiệm làm quản đốc bệnh viện Đà Lạt.
Năm 1951, bác sỹ Adolf Sohier mở một dưỡng đường tại số 1 đường Thống Nhất (nay là Khách sạn Du lịch Công Đoàn Đà Lạt, số 1 đường Yersin) và một phòng mạch tại số 70 đường Minh Mạng (nay là đường Trương Công Định). Tại phòng mạch ông chỉ khám bệnh, kê đơn mà không bán thuốc.
Lúc này đã có một số phòng khám tư của bác sỹ người Việt. Người dân Đà Lạt thường biết đến các bác sỹ Đào Huy Hách, Phạm Trọng Lương, Nguyễn Hữu Phiếm... Một số nhà hộ sinh tư như các nhà hộ sinh Tôn Thất Chí, Trương Thị Lập ở đường Phan Đình Phùng (nay là Nhà hộ sinh Thành phố), một số cô mụ hương thôn làm nhiệm vụ hộ sản cho các sản phụ ở các vùng lân cận Trại Mát, Xuân Thọ, Cầu Đất,...
Các cơ sở Âu dược cũng xuất hiện trong giai đoạn này, nhiều nhà thuốc Tây hay trữ dược Âu - Mỹ được thành lập rất sớm: Pharmacie Saint Benoit (nay ở đường Chi Lăng), Pharmacie du Langbian của dược sỹ Hoàng Hy Tuần ở số 32 Place du Marché (nay là khu Hòa Bình ),…
Cùng với sự phát triển Tây y tại Đà Lạt, các nhà thuốc theo y học cổ truyền xuất hiện khá sớm. Có thể đề cập một vài hiệu thuốc quen thuộc như: Thế An Đường (hiệu thuốc Con Cua), Từ Bồi Xuân, Hoài Đức Dược Phòng, Vạn Sanh Đường , Thầy Tàu (Trại Mát), Thầy Sáu (ông Bùi Thế Lộc ở Xuân Trường),…
Đa khoa Phương Nam I Bệnh viện thăm khám và chữa bệnh uy tín, chất lượng với ?
Đa khoa Phương Nam I Thương hiệu thăm khám và chữa bệnh uy tín, chất lượng với
PHÒNG KHÁM TƯƠNG ĐƯƠNG BỆNH VIỆN HẠNG III ☎️ Hotline 1: 086 8666968 ☎️ Hotline 2: 1900 63.36.98 🌐 Địa chỉ: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 - Tp Đà Lạt. 🌏 Website: https://phuongnamhospital.com
PHÒNG KHÁM TƯƠNG ĐƯƠNG BỆNH VIỆN HẠNG III ☎️ Hotline 1: 086 8666968 ☎️ Hotline 2: 1900 63.36.98 🌐 Địa chỉ: 81 Phan Đình Phùng, Phường 1 - Tp Đà Lạt. 🌏 Website: https://phuongnamhospital.com
Chuyên điều trị các bệnh lý về răng, răng sứ thẩm mỹ, cấy ghép implant, niề
Phòng khám Chuyên Khoa Mắt 11/3 Hải Thượng - Đà lạt
Địa chỉ: 35 HÙNG VƯƠNG, PHƯỜNG 10, TP.ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG Điện Thoại: (0263) 35