
🔥 Đái dầm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến ở trẻ em. Hiện tượng này thường sẽ tự mất đi khi trẻ lớn dần. Nếu bệnh đái dầm vẫn xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nó tiềm ẩn nhiều bệnh lý liên quan đến tiết niệu và thần kinh. Bệnh đái dầm không nguy hiểm tính mạng, nhưng tạo ra ức chế tâm lý, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
🔥 Theo TTƯT.PGS.TS Vũ Lê Chuyên (Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, BVĐK Tâm Anh TP.HCM), đái dầm là tình trạng tiểu không kiểm soát, cả ngày lẫn đêm. Chứng đái dầm thường xảy ra ở trẻ nhỏ do cơ chế kiểm soát nước tiểu của bàng quang và thần kinh chưa ổn định. Ước tính, 7% trẻ trai và 3% trẻ gái bị đái dầm ở tuổi lên 5. Tỷ lệ này giảm xuống khi trẻ được 10 tuổi. Ngoài ra, đái dầm vẫn có thể xuất hiện ở người trưởng thành với tỷ lệ khoảng 1% - 2%.
▶ Xem thêm video Đái dầm do TTƯT.PGS.TS Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm Tiết niệu Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ tại đây: https://youtu.be/MBmwG0oCcnM
🎯 Chứng đái dầm xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Yếu tố thần kinh, tâm lý:
+ Hệ thống thần kinh không ổn định gây mất kiểm soát trong việc tự chủ đi tiểu khi bàng quang căng đầy. Ngoài ra, uống nước nhiều vào ban đêm sẽ góp phần làm tăng khả năng gây chứng đái dầm ở người bệnh.
+ Một số trường hợp đái dầm xuất hiện lại khi lớn do tâm lý được bảo vệ từ bé, dần hình thành và in sâu trong tiềm thức. Sau này, khi gặp phải áp lực hay vấn đề trong cuộc sống không được thỏa mãn, thần kinh sẽ khiến tiềm thức trỗi dậy và gây ra hiện tượng đái dầm, tìm cảm giác bảo vệ như còn bé. Do đó nếu đái dầm tái lại sau một thời gian đã khỏi, cha mẹ phải tìm hiểu điều gì đang xảy ra và giải quyết ngay tâm lý cho bé.
- Viêm nhiễm vùng cơ quan sinh dục: viêm da quy đầu, viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…là những bệnh lý khiến cơ thể dễ bị kích thích, cơ vòng không kiểm soát gây đái dầm
- Mặc quần áo chật khiến kích thích, giải phóng không kịp dễ gây ra đái dầm
Người đa niệu về đêm hoặc người có bệnh lý tuyến tiền liệt có thể xảy ra đái dầm. Tuy nhiên, trường hợp này hiếm khi xảy ra.
- Di truyền: nếu cha và mẹ từng đái dầm khi nhỏ, con cái có nguy cơ đái dầm khoảng 77%. Tỷ lệ này giảm còn 44% nếu chỉ bố hoặc mẹ từng đái dầm.
- Dung tích bàng quang nhỏ: ở một số trẻ em, thể tích bàng quang bình thường nhưng khả năng chứa nước tiểu thấp hơn so với người khác cùng độ tuổi. Khả năng giữ nước tiểu qua đêm cũng thấp hơn.
- Tăng sản xuất nước tiểu về đêm: ban đêm não sẽ tạo ra hormone vasopressin, giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận. Nếu sản xuất không đủ hoóc môn này có thể gây đái dầm
🎯 Đái dầm khiến người bệnh có tâm lý tự ti, e ngại và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Đặc biệt, khi phụ huynh có thói quen la mắng bé hoặc những người săn sóc có lời lẽ không tốt sẽ làm người bệnh ức chế tâm lý dần, khiến chứng đái dầm dễ tái phát và nghiêm trọng hơn. Do đó, TTƯT.PGS.TS Vũ Lê Chuyên có một số lời khuyên khi điều trị chứng đái dầm cho người bệnh:
- Hạn chế nước tiểu trước khi ngủ: người bệnh không uống nhiều nước, ăn canh, đặc biệt là những món có gia vị kích thích như tiêu, tỏi, ớt, hành… trước khi ngủ. Những điều này sẽ khiến lượng nước tiểu tạo ra nhiều, bàng quang nhanh đầy, hệ thần kinh yếu sẽ làm tình trạng đái dầm nặng hơn.
- Thiết lập lại thói quen sinh hoạt: người bệnh nên mặc đồ thoáng mát, không bó sát tránh gây kích thích. Ở trẻ, phụ huynh nên tập thói quen cho bé đi tiểu trước khi ngủ và tiểu thêm giữa đêm, trước thời điểm chứng đái dầm thường diễn ra.
- Đối với những bệnh lý về đường tiết niệu như viêm nhiễm đường âm đạo, nấm da quy đầu… người bệnh cần phải điều trị kỹ trước khi tiến hành các biện pháp khác.
💢 Việc điều trị đái dầm đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn và tuân thủ đúng chỉ định. Một số loại thuốc có thể hỗ trợ trị chứng đái dầm như thuốc ức chế thần kinh bàng quang, ức chế sự phân tiết nước tiểu trước khi ngủ… Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc đều có hại cho cơ thể nếu sử dụng lâu dài và không đúng chỉ định. Thuốc ức chế hormone ADH chống đa niệu về đêm sẽ gây ra tăng huyết áp, tăng kali, tăng natri máu… Thuốc ức chế tránh bàng quang tăng hoạt gây khô môi. Do đó, người bệnh cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa và sử dụng đúng liều lượng chỉ định.
“Người bệnh nên tìm hiểu nguyên nhân và tập lại thói quen sinh hoạt trước khi nghĩ đến những phương pháp điều trị khác.” - TTƯT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên nhấn mạnh.
▶ Để được thăm khám và tư vấn trực tiếp với TTƯT.PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM vui lòng gọi đến số hotline 0287.102.6789 hoặc 0287.300.6858 (TP.HCM) / 1800.6858 hoặc 0247.106.6858 (Hà Nội) hoặc inbox trực tiếp fanpage; đặt lịch trực tuyến tại đây: https://tamanhhospital.vn/chuyen-gia/vu-le-chuyen/
-------------------------------
🏥 HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
🔹 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM
☎ Hotline: 0287 102 6789 - 0287 300 6858
🔹 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP. Hà Nội
☎ Hotline: 1800 6858 - 024 7106 6858
🌐 Website: https://tamanhhospital.vn