Dược sĩ cộng đồng Extra VN

Dược sĩ cộng đồng Extra VN Đồng hành cùng sức khoẻ – chia sẻ mọi lo âu

26/02/2023
21/01/2023

MỘT SỐ NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG THUỐC TRÊN LÂM SÀNG.
- Khi cho BN uống digoxin nếu thấy mạch chậm Cần truyền đúng y lệnh và theo dõi kỹ nhịp tim của bệnh nhân.
- Đối với BN bị tăng kali máu khi có chỉ định dùng Insulin để hạ kali máu thì phải pha Insulin vào dung dịch Glucose ưu trương phòng tụt đường máu.
- Khi huyết áp BN cao hoặc rất cao và có chỉ định nhỏ Adalat dưới lưỡi thì nên dùng kim tiêm thuốc để chọc thủng viên thuốc rồi nhỏ cho BN. Không dùng kim 18 hoặc kim truyền dịch để chọc thủng thuốc vì lượng thuốc vào rất lớn sẽ nguy cơ hạ huyết áp BN.
=> Cần theo dõi HA của bn sau khi nhỏ thuốc, để đề phòng hạ áp đột ngột.
- Khi tiêm muối Calci cho BN chú ý không để chệch ven vì gây hoại tử tổ chức.
- Khi BN cần đặt 2 đường truyền tĩnh mạch không nên truyền chung các loại dịch với Natri bicarbonat 1,4% vì dễ gây kết tủa.
- Trong/sau khi tiêm thuốc - truyền dịch cho BN nếu BN thấy đau ngực, mẩn ngứa, khó thở... lập tức tiêm tĩnh mạch 1 ống Solimedon/ Solu medron / Diphenhydramin mà không chờ y lệnh Bác sĩ.
* Bổ sung thêm các thuốc kháng sinh cần tránh pha chung:
1. Pha ceftriaxone vào ringerlactat (sản phẩm có chứa calci) nó sẽ kết tủa theo thời gian và gây sốc cho bệnh nhân.
2. Dung dịch pha an toàn nhất cho kháng sinh là muối sinh lý.
3. Không pha dimedrol với các loại ks khác trong một chai dịch truyền.
* Lưu ý: Khi chích nhiều loại kháng sinh khác nhau cho bn qua dây truyền dịch hoặc vein kim luồn, cần tráng đoạn dây truyền dịch sẽ bơm thuốc & vein kim luồn bằng nước muối sinh lý trước khi bơm thuốc + trước khi bơm 1 loại khác sinh khác tiếp theo để phòng tránh trường hợp thuốc gây kết tủa sẽ dẫn tới tắc mạch mà không thể kiểm soát.
* Luôn mang theo hộp chống shock theo khi đi thực hiện thuốc!
Nguồn Y Học Lâm Sàng

ĐỪNG HẠI CON VÌ MẸ THIẾU HIỂU BIẾTCác loại thuốc 7 màu, thuốc thoa ngoài da có chứa Corticoide là hoạt chất kháng viêm m...
08/12/2022

ĐỪNG HẠI CON VÌ MẸ THIẾU HIỂU BIẾT

Các loại thuốc 7 màu, thuốc thoa ngoài da có chứa Corticoide là hoạt chất kháng viêm mạnh, nếu thoa thường xuyên cho trẻ sẽ có nguy cơ bị teo da, ngộ độc cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng thường xuyên loại thuốc thoa này, nhất là với trẻ đang bú mẹ dưới 1 tuổi. Và không nên thoa cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ.

Ví dụ như với thuốc 7 màu, là cách gọi cho dễ nhớ còn tên biệt dược là Silkron, có khả năng kháng viêm mạnh, chống viêm khớp và kháng dị ứng. Công dụng thường dùng nhất của thuốc là điều trị dị ứng, viêm da.

Thuốc có chứa thành phần Corticoide nếu dùng thoa cho trẻ sẽ có nguy cơ bị teo da và sẽ ngộ độc qua da. Ngay cả người lớn khu dùng thuốc 7 màu để trị mụn cũng có thể bị dị ứng năng teo da, biến dạng khuôn mặt.

KHÔNG NÊN THOA THUỐC CÓ CHỨA CORTICOIDE CHO TRẺ DƯỚI 1 TUỔI

Trường hợp cần thoa để trị viêm da cho trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định rõ chỉ nên thoa trong vòng vài ngày là ngưng và không thoa cho mảng da rộng. Nhiều mẹ đã không hiểu rõ, khi thấy BS kê thoa 2-3 ngày lại tưởng là có thể xài thường xuyên cho trẻ.
Sau đó con bị gì cũng mang ra thoa mà không hiểu như vậy là rất tác hại cho trẻ.
Các loại thuốc trị viêm da như Flucinar có chứa hoạt chất CORTICOSTEROID có tác dụng chống viêm rất mạnh và nhiều tác dụng phụ. Nếu thường xuyên thoa lên da của trẻ trong thời gian dài, trẻ sẽ có nguy cơ bị rối loại tuyến yên – tuyến thượng thận, rối loạn sinh lý và giới tính, còn có thể bị chậm lớn đứng cân.

Các loại thuốc bôi có hoạt chất corticoids trong toa hướng dẫn sử dụng đều ghi nội dung:

“Với trẻ em: trẻ em dễ bị suy giảm trục tuyến yên-dưới đồi-thượng thận và hội chứng Cushing hơn người lớn vì tỷ lệ diện tích bề mặt da/cân lớn hơn. Biểu hiện của suy vỏ tuyến thượng thận bao gồm chậm lớn, không tăng cân….”

Các loại thuốc bôi trị viêm da, chàm da, nấm da, …, hiện nay thường được nhiều mẹ dùng một cách vô tội vạ cho con. Con bị muỗi đốt cũng bôi, bị lác sữa cũng bôi, mụn cơm cũng bôi, …, cứ da có vấn đề là bôi lên da cho con. Mà không hiểu rằng Corticoid là hoạt chất chống viêm rất mạnh. Dùng lâu ngày sẽ có nhiều tác dụng phụ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các suy giảm nội tiết quan trọng.

Các thuốc dạng kem mỡ như: Eumovate, Gentrisone, Phenergan, Fucidin, Beprosone, Silkron, mà nhiều mẹ hay vô tư xài đều có chứa hoạt chất chống viêm corticoid và trẻ dưới 1 tuổi kg nên dùng, trường hợp viêm da nặng cần dùng phải có sự chỉ định của BS chứ kg tự ý mua về bôi cho trẻ.

Ngay cả típ thuốc Remos IB – Gel trị ngứa, viêm da và vết côn trùng cắn cũng có chứa corticoid với hàm lượng nhẹ, không nên thoa để ngừa muỗi đốt, hay muỗi vừa đốt chưa sưng tấy, chưa viêm gì là đã mang ra bôi ngay cho con.
Nguồn BS Kim Anh

VIÊM PHỔI"Lưu ngay về tường đọc dần thôi nào, cùng Follow MỌT Y KHOA để đọc các bài kiến thức hay hơn các bạn nha ❤"viêm...
23/05/2022

VIÊM PHỔI

"Lưu ngay về tường đọc dần thôi nào, cùng Follow MỌT Y KHOA để đọc các bài kiến thức hay hơn các bạn nha ❤"

viêm phổi là căn bệnh nguy hiểm, trong đó bệnh viêm phổi do virus SARS-CoV-2 phát hiện từ năm 2019 đã và đang tác động mạnh đến nền kinh tế, đời sống toàn cầu. Số người thương vong do viêm phổi đang gây áp lực lên việc kiểm soát dịch bệnh của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vậy bệnh viêm phổi là gì 🧐?

👉 Viêm phổi (Pneumonia) là bệnh nhiễm khuẩn các lá phổi. Mặc dù nhiều vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm phổi, loài phổ biến nhất có lẽ là Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn). Ước tính loài này đã gây nên khoảng 500,000 trường hợp viêm phổi mỗi năm ở Hoa Kỳ, với 50,000 ca tử vong.

S. pneumoniae cư ngụ tạm thời ở đường hô hấp trên; nó không nằm trong hệ vi khuẩn có lợi của cơ thể, nhưng với hầu hết mọi người, nó không phải là một tác nhân độc hại. Mặt với người khỏe mạnh, nhiễm khuẩn được ngăn chặn bởi các tế bào biểu mô có lông chuyển và hệ miễn dịch của cơ thể. Hầu hết các trường hợp viêm phổi xảy ra ở người già trên một nền nhiễm trùng có trước như bệnh cúm, hoặc ở người rất trẻ.

Khi vi khuẩn có thể xâm nhập vào phế nang, các tế bào phế nang tiết dịch và tích lũy chúng. Nhiều bạch cầu trung tính di chuyển đến vị trí nhiễm khuẩn và tiến hành thực bào vi khuẩn trong phế nang lúc này chứa đầy dịch, vi khuẩn và các bạch cầu trung tính (được gọi là hiện tượng đông đặc consolidation), điều này làm giảm khả năng trao đổi khí của phổi.

✅ Pneumovax là một loại vắc xin dự phòng cho viêm phổi loại này. Nó chỉ chứa vỏ của các loại S. pneumoniae phổ biến nhất và không gây bệnh (vỏ bọc vi khuẩn không độc, nhưng có tính kháng nguyên, tức chúng có thể kích thích sản sinh kháng thể). Tiêm vắc xin này được khuyến cáo cho người già lớn hơn 60 tuổi và với người mắc bệnh phổi mạn tính hoặc mọi bệnh lý làm giảm hệ miễn dịch. Nó cũng được khuyến cáo sử dụng cho trẻ sơ sinh.

Address

456/8 Tân Sơn Nhất Phường Tân Quý
Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Dược sĩ cộng đồng Extra VN posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Practice

Send a message to Dược sĩ cộng đồng Extra VN:

Share

Nearby clinics



You may also like