Khoa Điều Trị Dịch Vụ Theo Yêu Cầu - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Khoa Điều Trị Dịch Vụ Theo Yêu Cầu - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức Tận Tình Như Gia Đình Bạn
(1)

11/04/2024
25/03/2024

TIỀM ẨN NGUY CƠ LÂY NHIỄM CÚM GIA CẦM SANG NGƯỜI

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đã ghi nhận ca mắc cúm A(H5N1) trên người sau nhiều năm không ghi nhận. Hiện chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H5N1) lây từ người sang người. Cúm A(H5N1) có độc lực cao với nguy cơ tử vong gần 50%. Với tình hình có nguy cơ lây nhiễm từ gia cầm sang người, chúng ta cần nâng cao cảnh giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Trường hợp mắc cúm A(H5N1) tại Khánh Hòa vừa qua là trường hợp mắc thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận bệnh trên người tại Việt Nam. Tích lũy từ 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 65 người tử vong (chiếm tỷ lệ gần 51%).

Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả các khu vực, chủ yếu là do chủng cúm A(H5N1). Tại Cam-pu-chia tiếp tục ghi nhận các ca bệnh cúm A(H5N1) trên người từ cuối năm 2023.

Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 06 ổ dịch cúm gia cầm tại 06 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang.

Thêm vào đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển. Bộ Y tế nhận định thời gian tới tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H5N1) lây từ người sang người. Cúm A(H5N1) có độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao gần 50%. Việc phòng bệnh, nhất là phòng lây nhiễm từ giá cầm qua người là rất quan trọng.

Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc.
2. Ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
3. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
4. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ, sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
5. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
6. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế.

Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (lược trích)
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

25/03/2024

BỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN TẠI NHÀ NÊN UỐNG NƯỚC GÌ?
Sau khi ăn nếu nghi ngờ ngộ độc với các biểu hiện đau bụng, tiêu chảy… người bệnh cần xử trí tại nhà thế nào, nên uống nước gì?
Việc xử trí đúng là vô cùng quan trọng khi bị ngộ độc thức ăn. Thực tế cho thấy nếu ngộ độc thức ăn nhẹ được xử trí đúng, người bệnh sẽ khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị.

UỐNG NHIỀU NƯỚC VÀ BỔ SUNG ĐIỆN GIẢI
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý có thể gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm là do chúng ta ăn phải thực phẩm có chứa một loại vi trùng như vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng.

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của ngộ độc thực phẩm là norovirus, vi khuẩn Salmonella và E. coli. Sau khi xác định ngộ độc thức ăn và sơ cứu bước đầu, người bệnh nên nghỉ ngơi để dạ dày được ổn định và tránh ăn, uống trong vài giờ.

Thực hiện bổ sung ngay nước uống hoặc các loại chất lỏng giúp cơ thể không bị mất nước. Bởi lẽ ngộ độc thức ăn thường bị nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng sẽ khiến cơ thể mất nước. Người bệnh cần uống từng ngụm nước nhỏ ngay khi có thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng dung dịch bù nước đường uống, đặc biệt là với những đối tượng như trẻ nhỏ, người già và người có bệnh nền.

Ngoài ra, nước ép trái cây pha loãng, đồ uống thể thao và các loại nước canh, nước hầm thịt hoặc rau củ cũng có thể dùng để bổ sung chất lỏng cho người bị ngộ độc thực phẩm.

Tiếp theo, khi đã có thể ăn uống trở lại, nên cho người bệnh ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, thân thiện với dạ dày. Ăn các bữa nhỏ không có nhiều chất béo và cần nhớ nghỉ ngơi nếu cảm thấy mệt mỏi.

CÓ NÊN UỐNG MEN VI SINH VÀ CÁC LOẠI TRÀ THẢO DƯỢC KHI BỊ NGỘ ĐỘC
Nhiều người khi thấy tiêu chảy, đau bụng thì mua men vi sinh uống. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại men vi sinh cho người bị ngộ độc. Thực tế các loại men vi sinh có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giảm thiểu triệu chứng đau bụng và tái khởi động lại hoạt động của đường tiêu hóa, song việc uống men vi sinh như thế nào còn tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể, do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Một số loại trà thảo dược có thể làm giảm các triệu chứng khó chịu do ngộ độc thức ăn. Vì vậy, tùy từng người có thể cân nhắc uống theo tư vấn của bác sĩ. Có thể tham khảo một số loại trả như:
- Trà gừng: Uống một cốc trà gừng hoặc ngậm một lát gừng tươi trong miệng có thể làm dịu dạ dày và cải thiện các triệu chứng khó chịu do ngộ độc thực phẩm.
- Trà húng quế: Uống một cốc nước ép từ húng quế, thêm một chút mật ong có thể giúp làm giảm cảm giác đau quặn bụng.
- Giấm táo: Bạn có thể uống một chút giấm táo pha với nước ấm. Thức uống này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và làm dịu các cơn đau.

NHỮNG LOẠI NƯỚC KHÔNG NÊN UỐNG KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- Không nên uống các loại nước có cồn như rượu, bia.
- Không nên uống cà phê, trà hoặc các loại thức uống chứa caffeine.
- Không nên uống sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Ngoài ra, người bệnh không nên uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa được bác sĩ chỉ định. - Trong trường hợp ngộ độc không được kiểm soát, cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời cấp cứu.

KHI NÀO NGƯỜI NGỘ ĐỘC CẦN CẤP CỨU
Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ đều có thể tự phục hồi nếu được chăm sóc tốt tại nhà. Tuy nhiên, nếu rơi vào những trường hợp sau cần nhanh chóng đến bệnh viện:
- Ngộ độc thực phẩm có các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng như bị nôn và tiêu chảy liên tục, đau bụng dữ dội.
- Các triệu chứng ngộ độc không thuyên giảm sau vài giờ.
- Xuất hiện các triệu chứng mất nước nghiêm trọng như trở nên lú lẫn, nhịp tim nhanh, mắt trũng sâu, tiểu ít hoặc vô niệu.
- Phụ nữ có thai, trẻ em và người lớn tuổi bị ngộ độc.
- Người mắc các bệnh mãn tính như bệnh viêm ruột (IBD), bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc bệnh thận.
- Người có hệ miễn dịch yếu, ví dụ như đang dùng thuốc, điều trị ung thư hoặc HIV.

- Báo Sức khỏe và Đời sống -

..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

25/03/2024

DINH DƯỠNG HỢP LÝ CHO NGƯỜI SAU PHẪU THUẬT
Với bệnh nhân phẫu thuật, cơ thể phải trải qua một biến cố lớn về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần. Việc chăm sóc bệnh nhân sau mổ, đặc biệt là dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng, đảm bảo bệnh nhân có đủ sức để vượt qua sự thiếu hụt do bệnh lý, do mất máu, dịch thể, stress... Cho dù cuộc phẫu thuật đã thành công thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân sau phẫu thuật đóng vai trò quyết định sự phục hồi của người bệnh hay không, và phục hồi nhanh hay chậm.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng kém thì có tỉ lệ nhiễm khuẩn tăng, tỉ lệ tử vong tăng và gặp nhiều biến chứng sau phẫu thuật hơn so với những bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng tốt.

CHUẨN BỊ TRƯỚC PHẪU THUẬT
- Trong các trường hợp phẫu thuật cấp cứu thì vấn đề dinh dưỡng chỉ đặt ra sau phẫu thuật, còn các trường hợp mổ chương trình thì cần có sự chuẩn bị từ trước về tinh thần, thuốc men, đặc biệt là về dinh dưỡng cả trước phẫu thuật, chuẩn bị phẫu thuật và sau phẫu thuật.
- Trước phẫu thuật, tùy thuộc vào tính chất bệnh cấp cứu hoặc không và phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân, chế độ ăn cần tăng cường chất dinh dưỡng cho người bệnh đủ sức chịu đựng phẫu thuật. Nguyên tắc là cần tăng cường protein, vì sau phẫu thật thường làm cho cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, vết thương, do viêm… và nhiều năng lượng, phải tăng thêm từ 10- 50 % và đôi khi phải tăng tới 100 % so với bình thường.
- Một số bệnh nhân có các bệnh lý đặc biệt thì tùy từng bệnh mà cần có chế độ dinh dưỡng đặc trưng cho bệnh đó theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Trong thời gian chuẩn bị phẫu thuật, chú ý các thức ăn giàu dinh dưỡng nhưng dễ hấp thu, đảm bảo giảm bớt cặn bã trong ruột, giảm vi trùng đường ruột nhất là khi phẫu thuật đường tiêu hoá, tránh nôn khi gây mê.

DINH DƯỠNG SAU KHI PHẪU THUẬT
Ngoài việc chăm sóc và theo dõi về y tế như theo dõi các chỉ số sinh tồn mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, tinh thần, thái độ của bệnh nhân, lắng nghe những than phiền, khó chịu của họ, theo dõi lượng dịch truyền vào, lượng nước mất đi qua nước tiểu, dịch dẫn lưu, dịch sond dạ dày, dịch sonde hậu môn, …và tập vận động, theo dõi thời điểm đánh hơi…thì việc chăm sóc về dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng. Cần một chế độ ăn đặc biệt phù hợp với bệnh nhân, giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng. Tùy theo loại phẫu thuật mà việc nuôi dưỡng sẽ khác nhau.

Bệnh nhân không có can thiệp phẫu thuật lên ống tiêu hóa (mổ nội soi thăm dò, sinh thiết, cắt ruột thừa viêm nội soi, mổ cắt u tuyến thượng thận nội soi, mổ tử cung, buồng trứng …), thông thường dinh dưỡng qua dịch truyền chỉ cần trong ngày đầu sau mổ, sau đó nên cho ăn sớm, cho uống sữa, nước cháo ngay sau mổ 1 ngày, cho ăn uống như bình thường sau đánh hơi được, tăng dần số lượng và mức độ đặc của đồ ăn, ăn chất dễ tiêu, dễ hấp thu.

Bệnh nhân có can thiệp lên đường tiêu hóa (mổ cắt dạ dày, cắt tạo hình thực quản, cắt đoạn ruột, đại trực tràng, khâu các lỗ thủng, vết thương của ống tiêu hóa…), dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch ngay sau mổ, sau khi đánh hơi lúc nào thì bắt đầu cho ăn nước cháo, nước sữa với số lượng tăng dần, giảm dần dịch truyền, cho ăn cháo, sữa, và tăng dần số lượng, chất lượng, mức độ rắn của đồ ăn.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho những bệnh nhân này là khẩu phần tăng dần năng lượng và protein. Bắt đầu từ 500 Kcal và 30 gam protein, sau đó cứ 1 - 2 ngày tăng thêm 250 - 500 Kcal cho đến khi đạt 2000 Kcal/ ngày. Các loại thức ăn cần đảm bảo đầy đủ thành phần dinh dưỡng protid, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất, cần nhuận tràng, dễ tiêu như khoai, cơm, cháo, củ quả nhiều chất xơ tinh bột, nên xay mịn. Hạn chế tối đa đồ ăn, hoa quả có chất xơ rắn, khó tiêu như măng, hồng xiêm, ổi, các loại xương băm nhỏ… Uống đủ nước, có thể nước đun sôi để nguội, nước sinh tố, không dùng đồ uống có gaz, cồn… Lựa chọn đồ ăn phù hợp sở thích của bệnh nhân như cháo, sữa dinh dưỡng sản xuất sẵn, tự nấu…

Việc sử dụng chất dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật, nếu bệnh nhân tự ăn được thì cho ăn bình thường thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu năng lượng, giàu dưỡng chất. Nếu bệnh nhân nặng chưa tự ăn uống được thì người nhà hoặc nhân viên y tế giúp bệnh nhân ăn qua ống thông dạ dày bằng các dung dịch giàu dinh dưỡng như cháo, súp, sữa cao năng lượng…

Giai đoạn phục hồi, khi vết mổ đã gần liền, sức khỏe bệnh nhân đã khá hơn, vẫn cần duy trì chế độ ăn cung cấp đầy đủ calo và protein để tăng nhanh thể trọng, giúp vết thương mau lành. Một chế độ ăn nhiều protein và calo, protein có thể tới 120 - 150g/ ngày và năng lượng có thể tới 2500 kcal - 3000 kcal/ ngày. Nên chia thành nhiều bữa, 5 - 6 bữa/ ngày hoặc hơn, dùng nhiều sữa, trứng, thịt, cá, đậu đỗ để cung cấp chất đạm và các loại hoa quả để tăng cường vitamin C và vitamin nhóm B.

- Viện dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh -
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

25/03/2024

ĐIỀU CHỈNH LỐI SỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH SUY TIM
Suy tim là tình trạng tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng hết nhu cầu của cơ thể khiến người bệnh thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi... Đây chính là nguyên nhân gây tử vong cao trong bệnh lý tim mạch.
Nếu được chẩn đoán là suy tim, thì sau 1 năm khoảng 20% số đó có khả năng tử vong vì suy tim. Sau 5 năm thì khả năng tử vong sẽ là 50%, do đó bệnh lý suy tim là bệnh lý rất nặng. Chính vì vậy, trong điều trị bệnh lý suy tim việc điều chỉnh lối sống là vô cùng quan trọng.

BIỂU HIỆN BỆNH SUY TIM
Suy tim có thể mạn tính hoặc cấp tính. Triệu chứng suy tim bao gồm:
- Khó thở khi vận động hoặc khi nằm.
- Mệt mỏi và suy nhược.
- Sưng cẳng chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
- Giảm khả năng vận động.
- Ho dai dẳng hoặc thở khò khè kèm đàm trắng hoặc hồng
- Sưng vùng bụng.
- Tăng cân nhanh do phù.
- Buồn nôn và chán ăn.
- Khó tập trung hoặc giảm tỉnh táo.
- Đau ngực nếu suy tim do nhồi máu cơ tim.

THAY ĐỔI THÓI QUEN SINH HOẠT ĐỂ CẢI THIỆN BỆNH SUY TIM
Với người bệnh suy tim cần thực hiện nghiêm túc chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, cần thay đổi lối sống, chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị bệnh. Người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc chung:

1/ Hạn chế muối và các thực phẩm giàu natri
Muối và các thực phẩm giàu natri là kẻ thù số 1 của bệnh suy tim.
Thực đơn người bệnh suy tim cần ít muối giúp kiểm soát huyết áp, tránh phù nề, cải thiện tình trạng khó thở.
Lượng natri trong mỗi bữa ăn được khuyến cáo với người bệnh suy tim không quá 2.000mg, và tốt nhất là dưới 1500mg. Những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn.

2/ Hạn chế chất béo và thực phẩm sinh hơi
Người bệnh suy tim cần hạn chế chất béo và thực phẩm sinh hơi vì nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạnh, làm gia tăng các loại bệnh tim mạch là chất béo.
Hạn chế các loại thịt đỏ, mỡ, thức ăn nhanh, các món chiên, xào, rán,… nên ăn cá, thịt nạc và ưu tiên các món luộc, hấp. Người bệnh cũng nên tránh sử dụng những thực phẩm sinh hơi như trứng, đậu và thức ăn lên men.

3/ Cần kiểm soát lượng nước
Khi tim hoạt động không tốt, lượng nước nạp vào cơ thể không được chuyển hóa sẽ bị giữ lại, gây nên tình trạng phù nề. Theo khuyến cáo, người bệnh suy tim nên giảm uống nước khi gặp triệu chứng khó thở, phù. Lượng nước tối đa 1 ngày là 1 lít và chỉ nên uống khi thấy khát. Lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml.

4/ Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá
Người bệnh suy tim không uống rượu, đồ uống có cồn, cà phê có chứa các chất ức chế thần kinh sẽ gây hại trực tiếp lên cơ tim khiến cho tình trạng bệnh sẽ ngày càng diễn biến xấu đi.
Không hút thuốc lá vì thuốc lá chứa ni****ne gây kích thích bài tiết epinephrine vào máu khiến tim làm việc mạnh hơn. Từ đó, mạch máu co nhanh gây tăng huyết áp, trương động mạch, tạo cảm giác khó thở, tức ngực, đau ngực cho người bệnh tim.

5/ Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Người bệnh suy tim cần tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ chứa nhiều chất chống oxy hóa tự nhiên, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi…

6/ Cân bằng lượng kali trong khẩu phần ăn
Người bệnh suy tim cần ăn cân bằng lượng kali, vì khoáng chất quan trọng nhất để duy trì hoạt động của tim chính là kali. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân suy tim thường sử dụng thuốc lợi tiểu nên sẽ làm giảm đáng kể lượng kali trong cơ thể. Vì vậy, có thể bổ sung khoáng chất này thông qua chuối, bông cải xanh, bơ.

- Báo Sức khỏe và Đời sống - ..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

25/03/2024

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH THỦY ĐẬU
Hàng năm, thỉnh thoảng vẫn có những ca thủy đậu đi khám tại phòng khám; nhưng cứ vào khoảng tháng 3 - tháng 4, số lượt khám vì thủy đậu tăng cao hơn.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ Là một bệnh TRUYỀN NHIỄM cấp tính, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da với dịch mụn nước từ tổn thương da Do virus Herpes Zoster gây ra Xảy ra chủ yếu ở trẻ em, biểu hiện bằng sốt và phát ban dạng nốt phỏng, thường diễn biến lành tính Người bệnh có khả năng lây cho người khác khoảng 48 giờ trước khi xuất hiện ban, và cho đến khi ban đóng vảy. Thủy đậu là bệnh dễ lây truyền; tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% ở những người chưa có miễn dịch. Bệnh thường xuất hiện thành dịch ở trẻ em lứa tuổi đi học.

2. Làm sao nhận biết trẻ mắc bệnh thủy đậu?

Giai đoạn tiền triệu thường kéo dài 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban. Trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sốt cao, kéo dài 3 đến 5 ngày. Ban trên da xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể. Lúc đầu: ban dạng dát sẩn. Sau vài giờ --> vài ngày: phát triển thành dạng bóng nước hình tròn hoặc bầu dục. Bóng nước ĐIỂN HÌNH của thủy đậu có hình dạng "giọt sương" với dịch trong trên nền da hơi đỏ, sau đó dịch hóa đục --> vỡ tạo thành lõm --> đóng vảy. Vảy rụng sau 1-2 tuần, để lại 1 sẹo lõm nông Chẩn đoán thủy đậu chủ yếu dựa trên triệu chứng và không cần xét nghiệm!

3. BIẾN CHỨNG của bệnh là gì??

Thường gặp nhất là bội nhiễm vi khuẩn vào các nốt mụn nước. Triệu chứng là thấy xuất hiện mủ tại các nốt mụn nước, hoặc đau, sưng, đỏ tại mô mềm. Biến chứng tại hệ thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tủy... --> đặc biệt nguy hiểm Hội chứng Reye: do sử dụng thuốc có chứa salisylat ở trẻ bị thủy đậu (ví dụ: Aspirin) Viêm phổi Viêm các cơ quan khác: viêm cơ tim, viêm thận, viêm khớp...

4. Có thể PHÒNG NGỪA bệnh được không?

Vaccin thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực, được chỉ định cho tất cả trẻ em trên 1 tuổi (cho tới 12 tuổi) chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster. Vaccin thủy đậu có tính an toàn và hiệu quả cao. Chủng ngừa thủy đậu giúp GIẢM nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa biến chứng nặng của bệnh Vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với người bị thủy đậu.

Thông thường, trẻ đã chủng ngừa hoặc đã bị thuỷ đậu 1 lần ít khi bị thuỷ đậu, hoặc nếu có cũng sẽ bị rất nhẹ hơn so với những trẻ chưa chủng ngừa mắc thuỷ đậu. Vì vậy hãy tranh thủ chủng ngừa cho trẻ ngay khi đủ điều kiện nhé!

Khoa Nhi - Bệnh viện TP Thủ Đức
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

18/03/2024

TÁI SỬ DỤNG DẦU ĂN NHIỀU LẦN CÓ GÂY UNG THƯ KHÔNG?

Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, dầu ăn gần như được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Chính vì vậy mà thói quen tái sử dụng dầu cũng không phải là điều lạ. Tuy nhiên, dùng dầu, mỡ nhiều lần có làm giảm chất lượng dinh dưỡng và gây bệnh tật, nhất là ung thư hay không?

1/ Các món ăn chiên, xào, rán, nướng, hay nói cách khác là những món ăn có sử dụng dầu mỡ ở nhiệt độ cao, thường mang lại cho chúng ta cảm giác rất kích thích vị giác và thèm ăn.

Tuy nhiên, thực phẩm đã qua chiên, xào, rán ở nhiệt độ rất cao sẽ chứa những chất béo chuyển hóa - là loại chất béo không có giá trị dinh dưỡng.
Chưa kể, những thực phẩm để xào rán cũng được chế biến trong dầu thực vật hoặc dầu hạt, có sẵn chất béo chuyển hóa trước khi được đun nóng lại như thịt gà rán, xúc xích rán, ngô chiên, khoai tây chiên, nem rán... Nếu tiếp tục được đun nóng đến nhiệt độ cao, hàm lượng chất béo chuyển hóa của món ăn đó sẽ tăng lên rất mạnh, là nguyên nhân của các bệnh lý tim mạch (cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim)... và đặc biệt là ung thư trực tràng, tụy...

2/ Nhiệt độ cao sẽ phá vỡ các thành phần dinh dưỡng trong dầu mỡ.
Nhiệt độ sôi của dầu chính là giới hạn an toàn cho sức khỏe , như dầu oliu 190 độ C, dầu lạc 230 độ C, dầu vừng 177 độ C, dầu đậu nành 240 độ C, mỡ lợn 130 đến 200 độ C. T

Mức nhiệt được khuyến cáo là dưới 180 độ C. Nếu trên mức nhiệt này, thức ăn sẽ sản sinh chất Acrylamide, một chất gây ung thư đã được Bộ Y tế khuyến cáo. Lưu ý, kể cả chiên dầu với nhiệt độ vừa phải nhưng quá lâu cũng sinh ra độc tố, nhất là thức ăn chứa tinh bột, đường như bánh bao, bánh rán, đồ tẩm bột. Chiên, rán quá lâu cũng gây vỡ vụn thức ăn.

Đặc biệt, cứ mỗi lần tái sử dụng dầu ăn để chiên, xào, hàm lượng chất béo chuyển hóa sẽ tăng lên từ 2-6 lần, chất béo trung tính (loại không gây hại) bị phân hủy, oxy hóa các gốc acid béo tự do, giải phóng một chất gây ung thư có tên Acrolein. Dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần cũng không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu.

Bên cạnh đó, khi dầu chiên rán ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài, dễ hình thành khói với Aldenhyde - chất có nguy cơ gây nên các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, đau thắt ngực. Theo một nghiên cứu ở Anh, việc đứng lâu trên một giờ đồng hồ trong gian bếp có hệ thống thông gió kém, bếp đun và gas có chất lượng kém sẽ mang nguy hại sức khỏe, tương đương việc hút hai bao thuốc lá một ngày (40 điếu).

LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ
Để bảo đảm sức khỏe, trong bếp mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn. Một loại để chiên rán, có khả năng chịu nhiệt cao và một loại chỉ dùng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad (dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu...).

Nên dùng cả dầu thực vật và mỡ động vật, chia theo đối tượng người dùng. Cụ thể, trẻ em và người khỏe mạnh sử dụng song song dầu thực vật và mỡ động vật theo tỷ lệ 50:50 hoặc 60:40. Người béo phì, cholesterol cao, mỡ máu, có nguy cơ tăng huyết áp, tiểu đường chỉ nên dùng dầu thực vật. Người mắc bệnh tim mạch nên dùng hoàn toàn dầu thực vật.

- Viện Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh -
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

13/03/2024

AI CẦN SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP?

Siêu âm tuyến giáp là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh giúp ghi nhận hình ảnh của tuyến giáp và các cấu trúc liên quan lân cận ở vùng cổ như: Hạch vùng cổ; Các tuyến nước bọt dưới hàm – mang tai 2 bên; Các khối u bất thường trong phần mềm vùng cổ…

SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP ĐỂ LÀM GÌ ?
Siêu âm tuyến giáo định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những tổn thương và theo dõi, có biện pháp xử trí hay can thiệp sớm. Bên cạnh đó, khi cơ thể có một số dấu hiệu "cảnh báo" bệnh lý tuyến giáp, người bệnh nên đi siêu âm vì chi phí tương đối rẻ mà có thể phát hiện sớm, nếu có vấn đề ở tuyến giáp thì việc điều trị cũng dễ dàng hơn và giúp người bệnh an tâm hơn so với việc đến viện khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Ngoài ra, trong quá trình khám nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp cho kết quả bất thường hoặc nếu bác sĩ thấy có sự phát triển bất thường ở tuyến giáp khi khám vùng cổ. Thì việc siêu âm cũng có thể được sử dụng để kiểm tra bệnh suy giáp hoặc cường giáp.

Ngoài ra, siêu âm tuyến giáp cũng có thể được sử dụng nếu bác sĩ cần tiến hành chọc hút tuyến giáp bằng kim nhỏ (FNA) hoặc các mô xung quanh để kiểm tra.

Như vậy, có thể nói siêu âm tuyến giáp giúp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp.
- Kiểm tra kích thước và xác định cấu trúc nhân tuyến giáp.
- Phân biệt khối u tuyến giáp lành tính và ác tính.
- Phân biệt nhân giáp và các khối khác ở cổ.
- Đánh giá thay đổi lan tỏa trong nhu mô tuyến giáp.
- Phát hiện khối u còn sót lại hoặc tái phát sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

Tuy nhiên siêu âm tuyến giáp không thể xác định được chức năng tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hay hoạt động quá mức (cường giáp), mà cần thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm T3, T4 (hai hormone do tuyến giáp sản xuất) hay TSH (hormone kích thích tuyến giáp).

AI ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH SIÊU ÂM TUYẾN GIÁP
Việc tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời cần phải được thực hiện với các đối tượng có nguy cơ cao:
- Phụ nữ từ sau độ tuổi 30 cần tầm soát ung thư tuyến giáp theo định kỳ đầy đủ và thường xuyên.
- Người có chế độ ăn uống thiếu i-ốt
- Người bị khàn tiếng, đau họng, thay đổi giọng nói đột ngột
- Người có người thân trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp như ung thư biểu mô tuyến giáp, đa nhân tuyến giáp, bệnh lý nội tiết do tuyến giáp…
- Người có những dấu hiệu nghi ngờ ung thư tuyến giáp như hạch/u ở cổ, khó nuốt, khó thở…
- Người bị phơi nhiễm các chất phóng xạ, chất độc hóa học ở mức cao.

Ngoài ra, cần chủ động thực hiện siêu âm tuyến giáp khi cơ thể có các biểu hiện sau:
- Xuất hiện run tay, kích thích, căng thẳng… dấu hiệu của tăng chức năng tuyến giáp
- Có biểu hiện khả năng tập trung kém, rối loạn tri giác
- Nữ giới rối loạn kinh nguyệt
- Biểu hiện tăng cân
Ngoài ra, cholesterol cao trong máu có thể xảy ra ở những người bị suy giáp; Cơ thể phù nề, xuất hiện tình trạng giữ nước; Nhịp tim tăng nhanh, cảm giác hồi hộp có thể là biểu hiện của cường giáp; Đau nhức cơ…Cần chủ động tới cơ sở y tế để được siêu âm tuyến giáp.

..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

BỆNH VIỆN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TEST NHANH VIRUS SARS-CoV-2 (COVID-19) TẠI CÁC PHÒNG KHÁM TRỰC THUỘC VÀ XÉT NHIỆM TẠI NHÀ C...
10/07/2021

BỆNH VIỆN TRIỂN KHAI DỊCH VỤ TEST NHANH VIRUS SARS-CoV-2 (COVID-19) TẠI CÁC PHÒNG KHÁM TRỰC THUỘC VÀ XÉT NHIỆM TẠI NHÀ CHO NGƯỜI DÂN

Hiện nay, một số bệnh viện trong địa bàn Thành phố Thủ Đức đã chuyển đổi công năng sang điều trị Covid hoặc đang phong tỏa tạm thời. Vì vậy, người dân đến khám, điều trị nội trú tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức sẽ tăng, các bệnh nền cần được ưu tiên điều trị, phẫu thuật và tạo môi trường an toàn với dịch bệnh trong thời gian tới.

Để giảm tải số lượng người dân phải tập trung đến test Covid thì ngoài Bệnh viện thành phố Thủ Đức (Số 29, đường Phú Châu, P. Tam Phú, Tp. Thủ Đức), người dân có thể đến các phòng khám vệ tinh trực thuộc bệnh viện để tiến hành test hoặc đăng kí lấy mẫu test Covid-19 tại nhà.

Danh sách các phòng khám trực thuộc bệnh viện thực hiện test nhanh Covid-19:
1. Phòng khám đa khoa Linh Trung – Bệnh viện thành phố Thủ Đức (Lô 99 quốc lộ A1 - Khu chế xuất Linh Trung - Kp4 – P.Linh Trung – TP.Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)
► Facebook:
https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc.LT
► Zalo - Hotline (24/24): 086 6214814 hoặc 0907 393 992
2. Phòng khám đa khoa Linh Xuân – Bệnh viện thành phố Thủ Đức (79 Quốc Lộ 1K, P. Linh Xuân – TP.Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)
► Facebook: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoalinhxuan/
► Zalo - Hotline (24/24): 02837241619
3. Phòng khám đa khoa Linh Tây – Bệnh viện thành phố Thủ Đức (Số 18, đường Dương Văn Cam – P. Linh Tây – TP.Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh)
► Facebook: https://www.facebook.com/phongkhamdakhoalinhxuan/
► Zalo - Hotline (24/24): 02838971142

😷 Thời gian xét nhiệm:
- Từ thứ 2 - thứ 6 :
Buổi sáng từ 7h30 - 11h30
Buổi chiều từ 13h30 - 20h
- Thứ 7, CN :
Buổi sáng từ 7h30 - 11h30
Buổi chiều từ 13h30 - 16h30

Với dịch vụ test nhanh Covid-19 đang được triển khai tại các phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện và lấy mẫu tại nhà kết quả sẽ có ngay sau 15 đến 30 phút để thuận tiện cho người dân

❤ Bệnh viện Thành phố Thủ Đức xin trân trọng thông báo!

..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
► Facebook:
https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
► Zalo - Hotline (24/24): 09. 6633. 1010
► Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
► Trang chủ cổng thông tin: benhvienthuduc.vn

BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC CHÍNH THỨC ĐỔI TÊN THÀNH BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨCTheo quyết định số 889/QĐ-UBND, sau 14 năm th...
17/03/2021

BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC CHÍNH THỨC ĐỔI TÊN THÀNH BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Theo quyết định số 889/QĐ-UBND, sau 14 năm thành lập và phát triển Bệnh viện quận Thủ Đức chính thức đổi tên thành Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Các công tác thay đổi biển bảng, hồ sơ đang được diễn ra gấp rút và nhanh chóng

Suốt 14 năm qua, Bệnh viện đã Không ngừng phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, và đã lập nên những thành công ấn tượng với riêng bản thân và cả ngành y tế thành phố. Bệnh viện đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận bằng nhiều danh hiệu, phần thưởng xứng đáng. Và từ hôm nay với tên gọi mới là Bệnh viện thành phố Thủ Đức, tập thể cán bộ công nhân viên bệnh viện sẽ cố gắng hơn nữa trong công tác xây dựng tập thể Bệnh viện và không phụ sự tin tưởng của người dân trong và ngoài địa bàn đã dành cho bệnh viện suốt thời gian qua.


..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P. Tam Phú – Tp. Thủ Đức
► Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
► Zalo - Hotline (24/24): 09. 6633. 1010
► Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
► Trang chủ cổng thông tin: benhvienthuduc.vn

Address

29 Phú Châu/Tam Phú/Thủ Đức
Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khoa Điều Trị Dịch Vụ Theo Yêu Cầu - Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category