Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức Bệnh Viện Thành phố Thủ Đức
Chuyên Nghiệp - Tận Tâm - Vươn Tầm Chất Lượng
29 Phú Châu-Tam Phú-Thủ Đức

BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
BỆNH VIỆN HẠNG I – ĐẠT CHUẨN ISO 9001:2008

Bệnh viện Thành phố Thủ Đức cung cấp một cách toàn diện các chuyên khoa nội – ngoại và dịch vụ y tế. Chúng tôi kết hợp đội ngũ nhân viên chuyên môn giỏi và hệ thống máy móc tiên tiến nhằm đem lại cho bệnh nhân sự hài lòng và thoải mái tuyệt đối trong suốt thời gian điều trị.

CẢM CÚM THƯỜNG KÉO DÀI BAO LÂU?Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành d...
21/12/2023

CẢM CÚM THƯỜNG KÉO DÀI BAO LÂU?
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do các virus cúm gây ra. Bệnh dễ lây lan thành dịch mỗi khi giao mùa, thời tiết chuyển lạnh hoặc chuyển nóng thất thường. Cảm cúm có thể kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.

ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH CẢM CÚM?
Những đối tượng như người già, trẻ em, người ốm yếu, có sức đề kháng kém thường dễ mắc cảm cúm. Do hệ miễn dịch của cơ thể không đủ mạnh để chống lại sức tấn công của virus. Những nơi tập trung đông người như trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội, các lễ hội,... sẽ là điều kiện để virus cúm lây lan nhanh.

CẢM CÚM CÓ TỰ KHỎI KHÔNG, BAO LÂU THÌ HẾT BỆNH?
Trong một năm, một người trưởng thành có nguy cơ mắc bệnh cảm cúm từ 2-4 lần, với những triệu chứng thông thường như đau họng, sốt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau đầu, đau nhức cơ thể….
Cũng từ đó nên mọi người thường cho rằng đây là bệnh thông thường, có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nhưng trên thực tế, theo khuyến cáo khi người bị cảm cúm có triệu chứng nêu trên kéo dài, cần phải uống thuốc và chữa trị tích cực, nếu không có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm.
Những biến chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh cảm cúm gây ra viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, viêm cầu thận cấp tính, viêm tai giữa, viêm xoang…

Trên thực tế, hầu hết những người bị cúm có thể tự điều trị ở nhà và không cần đến gặp bác sĩ. Cảm cúm thường kéo dài từ 7 đến 10 ngày và đa phần mọi người đều bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên đối với người già, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch yếu, cảm cúm có thể chuyển biến nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong do các biến chứng.

Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu nghi ngờ mình mắc các loại virus cúm nguy hiểm như H5N1, H1N1, H7N9… hay có các triệu chứng cúm trở nặng và có nguy cơ bị biến chứng như:
– Sốt cao hơn hoặc ho nặng hơn, đau rát họng nhiều, đau đầu đau cơ nhiều
– Thở gấp hoặc đau ngực, ho ra đờm có máu, đau cổ hoặc cứng cổ.

- Y học thường thức -
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

HỘI CHỨNG BỊ KHÔ MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC Khô mắt là bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với dân văn...
19/12/2023

HỘI CHỨNG BỊ KHÔ MẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Khô mắt là bệnh ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là với dân văn phòng phải làm việc thường xuyên, liên tục với máy tính.

Trong thời đại công nghệ số, hầu hết mọi người làm việc, giải trí với máy tính, thiết bị điện tử nhiều giờ liên tục...nên rất dễ mắc phải các bệnh về mắt, trong đó, khô mắt được xem là phổ biến nhất. Cũng chính vì vậy mà rất nhiều người chủ quan khi bị khô mắt, xem đây như là bệnh lý tự khỏi bình thường.

Khô mắt nếu kéo dài, không được điều trị đúng cách có thể gây loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Trên thực tế, rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Hầu hết người bệnh khô mắt chỉ đi khám khi bệnh đã nặng, giác mạc loét, kết mạc sừng hóa.

PHÒNG TRÁNH BỆNH KHÔ MẮT NHƯ THẾ NÀO?
Để phòng tránh bệnh khô mắt, những người làm việc nhiều trên máy tính nên uống nhiều nước, tránh ngồi ngay luồng gió bay ra của máy điều hòa và quạt gió, nhắm mắt lại vài giây khoảng 30 phút một lần để nước mắt tráng đều qua giác mạc. Khi thấy mắt có dấu hiệu nhức, mỏi, khô, rát người bệnh nên đến khám sớm.

Bạn cũng có thể tập một số bài tập đơn giản như: đảo hoặc chớp mắt liên tục, chà xát lòng bàn tay và áp lên mắt, thay đổi cự ly nhìn xa - gần, hay đơn giản chỉ nhắm mắt một lúc... sẽ giúp cơ mắt linh hoạt hơn.

Phương pháp massage mắt cũng góp phần làm dịu cơn mỏi mắt sau thời gian tập trung lâu. Sau 30 - 45 phút làm việc, bạn có thể dành 5 phút cho các bài tập và massage để lưu thông tuần hoàn máu, xoa dịu căng thẳng, hạn chế tình trạng suy giảm thị lực, nuôi dưỡng đôi mắt khỏe.

Bên cạnh việc thay đổi thói quen và các yếu tố tác động bên ngoài, chăm sóc đôi mắt sáng khỏe từ bên trong với thực đơn ăn uống đủ dưỡng chất và chế độ nghỉ ngơi phù hợp là điều cần thiết. Thực đơn hàng ngày nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm tốt cho mắt như cá ngừ, cà rốt, cà chua, các loại rau màu xanh đậm... Ngoại ra, bạn cũng có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ mắt theo chỉ định của bác sĩ.
- Y học thường thức -
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ KHU KHÁM CHỮA BỆNH CHẤT LƯỢNG CAO(Từ ngày 18/12/2023 đến ngày 24/12/2023)  .......................
16/12/2023

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ KHU KHÁM CHỮA BỆNH CHẤT LƯỢNG CAO
(Từ ngày 18/12/2023 đến ngày 24/12/2023)
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

VÌ SAO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN CẨN THẬN KHI CẮT MÓNG CHÂNViệc cắt móng chân có thể khiến người bệnh đái tháo đường...
13/12/2023

VÌ SAO NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CẦN CẨN THẬN KHI CẮT MÓNG CHÂN
Việc cắt móng chân có thể khiến người bệnh đái tháo đường bị nhiễm trùng dẫn tới hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp. Do vậy, người bệnh cần lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để bảo vệ đôi chân.

BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bản chất của bệnh đái tháo đường là tiến triển âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng. Do vậy khi người bệnh phát hiện ra mắc đái tháo đường, bệnh đã tiến triển nặng.

Thời gian người bệnh mắc đái tháo đường càng lâu, đường huyết không được kiểm soát tốt có thể gây ra các biến chứng mạn tính như: biến chứng mắt, thận, tim mạch, ngoài da… Trong đó có biến chứng nặng nề như biến chứng bàn chân đái tháo đường.
Với người bệnh đái tháo đường, hàm lượng đường trong máu cao dễ gây ra các tổn thương thần kinh ngoại vi. Từ biến chứng thần kinh ngoại vi dễ gây ra các biến chứng bàn chân.

Nhiều trường hợp bệnh nhân đái tháo đường do cắt móng chân đã gây ra vết trầy xước hoặc vết cắt gây nhiễm trùng và dẫn tới biến chứng bàn chân. Tuy nhiên, những bệnh nhân đái tháo đường khi có vết thương ở chân thường không tự phát hiện được do mất cảm giác. Những vết thương này dễ gây nhiễm trùng và hoại tử chỉ trong thời gian ngắn.

Khi cắt móng chân, người bệnh nên cắt nhẹ nhàng theo chiều ngang, sau đó dũa nhẹ nhàng để tránh các góc nhọn, cạnh sắc đâm vào ngón chân gây chảy máu, trầy xước.

PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG BÀN CHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ngoài việc cực kỳ thận trọng trong việc cắt móng chân, người bệnh đái tháo đường cần lưu ý trong sinh hoạt để bảo vệ đôi bàn chân của mình bằng cách:
- Người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên kiểm tra bàn chân. Người bệnh có thể sử dụng một chiếc gương để dễ quan sát phía dưới lòng bàn chân hơn.
- Nên lựa chọn giày, dép phù hợp với bàn chân. Trước khi đi giày, dép nên quan sát kỹ có vật lạ trong giày như sỏi, sạn, vật sắc nhọn dễ gây trầy xước chân hay không, đồng thời nên đi tất.
- Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm sau đó lau lại bằng khăn mềm.
- Tuyệt đối không đi chân đất bởi người bệnh thường không cảm nhận được nhiệt độ nóng lạnh hay cảm giác đau khi giẫm phải các vật sắc nhọn.
- Không tự xử lý các vết chai, sưng, loét hay phồng rộp ở bàn chân.
- Nếu luyện tập thể thao, người bệnh nên chọn những môn thể thao thân thiện với đôi bàn chân như đi bộ, bơi, đạp xe….
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu dẫn tới trường hợp máu lưu thông kém ở bàn chân.
- Trong trường hợp có vết xước, móng chân hoặc thấy bàn chân có dấu hiệu sưng, đỏ… bất thường thì cần đến ngay bệnh viện,trung tâm y tế gần nhất để được xử lý bởi các bác sĩ chuyên khoa.
- Báo Sức khỏe & Đời sống -
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN HỌC HỎI VÀ TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ: "BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CHO ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT VIÊ...
11/12/2023

CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN HỌC HỎI VÀ TẬP HUẤN CHUYÊN ĐỀ: "BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC ĐẤU THẦU CHO ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT VIÊN QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC VỀ CHĂM SÓC DINH DƯỠNG LÂM SÀNG"

Nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng về công tác đấu thầu cho đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh và kỹ thuật viên quản lý và giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các khoa phòng trong bệnh viện. Ngày 9-10 tháng 12, bệnh viện thành phố Thủ Đức tổ chức chương trình tham quan học hỏi và tập huấn chuyên đề:" Bồi dưỡng công tác đấu thầu cho đối tượng điều dưỡng kỹ thuật viên quản lý và nâng cao năng lực về chăm sóc dinh dưỡng lâm sàng" do TS.BS Vũ Trí Thanh, Bí thư Đảng uỷ, phó giám đốc điều hành bệnh viện điều phối và các điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên quản lý đang làm việc tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức.

Chương trình gồm 2 bài báo cáo: "Nâng cao năng lực về dinh dưỡng lâm sàng dành cho đối tượng điều dưỡng/ kỹ thuật viên quản lý" do ThS. BS Lê Thuận Linh - Trưởng khoa Dinh dưỡng tiết chế trình bày và "Kiến thức về công tác đấu thầu lĩnh vực trang thiết bị y tế" do ThS. Vương Thị Sinh trình bày.

Cuối chương trình các điều dưỡng, kỹ thuật viên quản lý đã sôi nổi thảo luận các câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng lâm sàng và đấu thầu lĩnh vực trang thiết bị y tế. Bệnh viện thành phố Thủ Đức thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên môn để nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý nói riêng và toàn thể cán bộ công nhân viên bệnh viện nói chung.
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

Bài tham luận ngắn về ctDNA trong tầm soát ung thư tại ESMO Asia, có mấy điểm chính - Mục tiêu của tầm soát ung thư là g...
10/12/2023

Bài tham luận ngắn về ctDNA trong tầm soát ung thư tại ESMO Asia, có mấy điểm chính

- Mục tiêu của tầm soát ung thư là giảm tử vong do ung thư, không phải giảm xuất độ bệnh ung thư

- Tầm soát truyền thống là theo cơ quan, nhũ ảnh -> vú, CT liều thấp -> phổi, ctDNA phát hiện "dấu vết" ung thư trong máu và truy ngược lại nơi xuất xuất phát

- Cần nhiều năm để chứng minh hiệu quả của 1 phương pháp tầm soát, ít nhất 5 năm đối với loại ác tính nhiều như phổi, và 10- 20 năm đối với loại hiền hơn như vú, các thử nghiệm ctDNA hiện nay chỉ dừng ở mức bệnh-chứng, hồi cứu hoặc tiền cứu với thời gian rất ngắn.

- Cải thiện sống còn chưa được chứng minh qua các nghiên cứu ctDNA, đây là điều quan trọng

- Nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với ctDNA: ai cần tầm soát, khoảng thời gian, loại ung thư nào? cross-signals giữa các loại u hoặc lành tính?...

Đây là phương pháp tiềm năng và hứa hẹn nhưng còn rất nhiều khó khăn thử thách, và phải có những bước chân đầu tiên để về đích trên con đường dài, hy vọng các chuyên gia đi đúng hướng và đúng nhịp

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện thành phố Thủ Đức
Thành viên Hội Ung bướu Nội khoa Châu Âu (ESMO)
Thành viên Hội Phẫu thuật Ung bướu Mỹ (SSO)
Thành viên Hội Ung bướu lâm sàng Mỹ (ASCO)...................................................................
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
►Địa chỉ: 29 Phú Châu – P. Tam Phú – TP. Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
►Hotline: 028 6654 6146
►Link facebook: https://www.facebook.com/ungbuouthuduc/
► Website: https://benhvienthuduc.vn/
►Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC4nqXHdYNQUN-Gbjy2hPAjw

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ KHU KHÁM CHỮA BỆNH CHẤT LƯỢNG CAO(Từ ngày 11/12/2023 đến ngày 17/12/2023)  .......................
09/12/2023

LỊCH LÀM VIỆC CỦA BÁC SĨ KHU KHÁM CHỮA BỆNH CHẤT LƯỢNG CAO
(Từ ngày 11/12/2023 đến ngày 17/12/2023)
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

ALO, BÁC SĨ NHI KHOA TRẢ LỜI!Trong tháng này, số lượng bé đến phòng khám Nhi – Bệnh viện thành phố Thủ Đức tăng cao bởi ...
09/12/2023

ALO, BÁC SĨ NHI KHOA TRẢ LỜI!

Trong tháng này, số lượng bé đến phòng khám Nhi – Bệnh viện thành phố Thủ Đức tăng cao bởi triệu chứng sốt tăng lên nhiều hơn so với mấy tháng trước. Nhiều phụ huynh còn rất lúng túng và hoảng loạn khi con sốt. Ở chuyên mục này, bác sĩ sẽ giúp phụ huỳnh tìm hiểu về HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH.

1. Đầu tiên, làm sao biết rằng trẻ sốt?
Đôi khi các bố mẹ đến khám nói với bác sĩ rằng sờ đầu con thấy nóng nhẹ nhẹ. Khi đó chúng ta ra hiệu thuốc, mua 1 chiếc đo nhiệt độ về kẹp vào nách trẻ, áp sát cánh tay vào thân mình, giữ như vậy khoảng 5 phút rồi đọc nhiệt độ. Còn khi sờ thấy trẻ nóng rực, chúng ta xác định được chắc chắn là trẻ sốt rồi. Vậy có cần đo nhiệt độ nữa không? Đo nhiệt độ là hành động đơn giản nhất để xác định sốt và nhiệt độ sốt. Thân nhiệt của trẻ có thể bị dao động bởi nhiệt độ ngoài trời, ví dụ như trẻ vừa chạy ngoài nắng vào, sờ da sẽ thấy nóng hơn bình thường. Hoặc ở những trẻ mũm mĩm, da vùng cánh tay, thân mình có thể mát hơn nhiệt độ trung tâm nên dễ bỏ sót vấn đề sốt. Đo nhiệt độ không chỉ để xác định sốt, mà còn để theo dõi diễn tiến bệnh, mức độ nặng của bệnh. Vì trẻ sốt cao, sốt khó hạ với thuốc hạ sốt có thể gặp vấn đề nghiêm trọng hơn đối với những trẻ sốt nhẹ. Khi trẻ có nhiệt độ nách từ 37.5 độ C trở lên là CÓ sốt.

2. Khi đã xác định được có sốt, tiếp theo chúng ta cần làm gì?
- Cho trẻ sinh hoạt ở nơi thoáng mát, cơi nới quần áo, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát. Điều này giúp trẻ thoát nhiệt, không nên mặc quần áo chật và dày.
- Đối với trẻ khỏe mạnh, không có bệnh lý mạn tính (bệnh tim bẩm sinh, co giật khởi phát do sốt), có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamol liều 10-15 mg/kg cân nặng cho 1 lần uống khi nhiệt độ nách từ 38.5 độ C trở lên. Tuy nhiên, nếu trẻ kêu mệt, khó chịu (trẻ lớn), hoặc trẻ quấy khóc (trẻ nhỏ), mà chưa sốt đến 38.5 độ C thì vẫn có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhằm mục đích giảm nhiệt độ giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Nếu trẻ không ói, cố gắng cho trẻ uống nhiều chất dịch (các loại nước), vì khi sốt làm trẻ dễ mất nước.

3. Dùng paracetamol đường uống hay toa dược (nhét hậu môn) thì hạ sốt nhanh hơn?
Cả 2 đường dùng có thời gian tác dụng như nhau! Nếu trẻ của bạn không nôn và không quá khó uống thuốc, cố gắng cho trẻ dùng thuốc đường uống. Nếu trẻ quá khó dùng thuốc đường uống hoặc ói nhiều, có thể dùng đường hậu môn với liều tương đương đường uống. Tuy nhiên, ở trẻ tiêu chảy, không dùng thuốc đường hậu môn.

3. Tại sao đã uống thuốc hạ sốt mà trẻ cứu sốt đi sốt lại?
Trên thực tế, mỗi khi người lớn bị bệnh, triệu chứng sẽ kéo dài khoảng vài ngày rồi mới giảm và hết. Trẻ em cũng vậy! Mỗi đợt bệnh của trẻ cũng sẽ kéo dài khoảng vài ngày, kể cả sốt, hoặc đến khi điều trị nguyên nhân gây sốt thì trẻ mới hết sốt được. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng khoảng vài tiếng. Khi hết thời gian tác dụng của thuốc, trẻ sẽ lại sốt. Đó không phải là sốt đi sốt lại, mà đó là điều hiển nhiên trong mỗi đợt bệnh của bất kì đứa trẻ nào. Thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng giảm nhiệt độ sốt, giảm mất nước, giảm khó chịu cho trẻ. Vì vậy, đi khám bác sĩ là để tìm nguyên nhân sốt và hướng dẫn chăm sóc trẻ sốt nếu bố mẹ còn vấn đề nào chưa hiểu.

4. Vậy nếu uống thuốc xong mà vẫn không hạ sốt thì sao?
Chúng ta phải hiểu rằng sốt bản chất là một quá trình có lợi cho cơ thể, vì sốt sẽ làm chậm quá trình tấn công của các loại virút vi khuẩn. Sốt khó hạ tức là trước khi sốt trẻ 39 độ và sau khi uống thuốc hạ sốt đúng liều mà 1 tiếng sau trẻ vẫn 39 độ hoặc tăng hơn (vì vậy phải đo nhiệt độ đó). Thông thường, sau khi uống thuốc hạ sốt đúng liều, trẻ chỉ giảm khoảng nửa độ đến 1 độ mà không giảm về nhiệt độ bình thường. Đây vẫn gọi là có đáp ứng với thuốc hạ sốt nếu sau khi uống thuốc hạ sốt trẻ tươi tỉnh hơn. Vì đã nhắc rằng sốt là phản ứng có lợi cho cơ thể trong bệnh lý nhiễm, nên không nhất thiết trẻ phải về nhiệt độ bình thường mới là an toàn đâu nha ba mẹ!

5. Khi nào cần đưa trẻ đi khám ngay?
- Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) bị sốt cần được khám ngay vì hầu hết trẻ sơ sinh sốt là biểu hiện bệnh nặng cần can thiệp.
- Trẻ dưới 3 tháng sốt cao
- Trẻ sốt cao khó hạ
- Trẻ sốt cao liên tục 2 ngày
- Trẻ sốt kèm bất kì triệu chứng nào cho thấy trẻ không khỏe ( bỏ chơi, lừ đừ, ói nhiều, không uống được…)
- Trẻ mắc tay chân miệng có các dấu hiệu cảnh báo.
- Trẻ sốt ít nhưng sốt quá 7 ngày không hết ...................................................................
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
Khoa Nhi - Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
29 Phú Châu, Phường Tam Phú, Thành Phố Thủ Đức
Hotline: 02822444841
https://www.facebook.com/khoanhi.bvtd

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI THÂN CHO NGƯỜI BỆNH VÔ DANH NAM------------------------------------------------Vào lúc 16 gio...
08/12/2023

THÔNG BÁO TÌM NGƯỜI THÂN CHO NGƯỜI BỆNH VÔ DANH NAM
------------------------------------------------
Vào lúc 16 giờ 30 phút, ngày 07/12/2023, Khoa Cấp Cứu - Bệnh viện thành phố Thủ Đức tiếp nhận một nam bệnh nhân Vô Danh Nam, được công an phường Hiệp Bình Chánh đưa vào. Công an cho biết, người này nằm ngất ở dọc đường Quốc lộ 13 trong tình trạng co giật, người dân đi đường thấy vậy nên gọi điện thoại báo công an hỗ trợ. Sau khi tiếp nhận, Công an phường Hiệp Bình Chánh đưa người bệnh đến Bệnh viện thành phố Thủ Đức.
Người bệnh nhập viện trong tình trạng Rối loạn nhận thức, Suy hô hấp nên không khai thác được thông tin cá nhân và người thân; đồng thời, trên người cũng không có giấy tờ tùy thân.

Sau khi thăm khám và làm các cận lâm sàng, người bệnh được chẩn đoán: Rối loạn tri giác - Viêm phổi cộng đồng nặng - Tổn thương thận cấp - Tổn thương gan cấp/VGVR C.
Tình trạng sức khỏe hiện tại: người bệnh diễn tiến nặng và hôn mê sâu, cần tiếp tục theo dõi.
Khoa Hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện vẫn đang theo dõi và điều trị tích cực cho người bệnh. Bên cạnh đó, cũng rất cần một người thân chăm sóc hỗ trợ người bệnh trong lúc này.

Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện thành phố Thủ Đức xin thông báo, ai là người nhà của người bệnh trên hoặc có bất kỳ thông tin gì về người bệnh, xin mời đến khoa Hồi sức tích cực chống độc hoặc liên hệ với Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện Thành phố Thủ Đức . Điện thoại: 096.253.4646
Để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này và sớm tìm được người thân, bệnh viện rất mong nhận được sự chung tay chia sẻ thông tin của cộng đồng.


..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

BÁT NHÁO TẦM SOÁT UNG THƯ- LỖI DO NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ SAI LẦM PHỔ BIẾN1. Xin bác sĩ cho ý kiến, cái nhìn tổng quan về hoạt...
08/12/2023

BÁT NHÁO TẦM SOÁT UNG THƯ- LỖI DO NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ SAI LẦM PHỔ BIẾN

1. Xin bác sĩ cho ý kiến, cái nhìn tổng quan về hoạt động của dịch vụ tầm soát ung thư đang diễn ra hiện nay tại các phòng khám và bệnh viện?
Không khó nhận thấy hiện nay có rất nhiều gói tầm soát ung thư được quảng cáo khắp nơi, tuy nhiên hầu hết đều mang tính kinh doanh là chính, thiếu khoa học và không giúp ích cho người được tầm soát.
Chẳng hạn việc xét nghiệm tràn lan các chất chỉ điểm khối u trong máu như CEA, CA 125 hoặc CA 153… đều không có cơ sở khoa học do các chất này có thể tăng trong nhiều bệnh lý khác nhau, lành tính cũng như ác tính, hoặc nhiều người thật sự bị khối u nhưng xét nghiệm vẫn bình thường do đó kết quả xét nghiệm có thể gây hoang mang hoặc yên tâm giả tạo cho người được xét nghiệm.
Việc lạm dụng các phương tiện hình ảnh như chụp cắt lớp toàn thân nhằm tầm soát ung thư cũng không mang lại hiệu quả tốt và chưa được tổ chức nào khuyên dùng.

2. Hiện nay có quá nhiều dịch vụ tầm soát ung thư, mỗi nơi giá cả lại khác nhau, có khi lại chênh lệch rất nhiều, vậy theo bác sĩ liệu có phải giá càng cao thì càng tầm soát hiệu quả không?
Điều này không đúng, muốn hiệu quả thì phải tầm soát đúng. Ung thư hiện nay là một đại dịch, tuy nhiên mỗi nước lại có đặc điểm riêng, chẳng hạn ung thư tiền liệt tuyến là ung thư hàng đầu tại Mỹ và Châu Âu nhưng ít gặp ở Việt Nam, do đó áp dụng nguyên chương trình tầm soát từ nước ngoài vào Việt Nam có thể không mang lại hiệu quả.
Một ví dụ khác là tầm soát sai hướng, điển hình là siêu âm bướu cổ (tuyến giáp) nhằm tầm soát ung thư tuyến giáp, do ung thư giáp là loại ung thư có diễn tiến rất chậm và rất nhiều người bị khối u nhưng không cần điều trị và vẫn chung sống hòa bình với nó trong nhiều năm. Kinh nghiệm từ Hàn quốc cho thấy sau thời gian đầu đẩy mạnh siêu âm bướu cổ họ phát hiện rất nhiều trường hợp ung thư giáp nhưng sau 15 năm theo dõi họ nhận thấy không hề cải thiện về tiên lượng của bệnh lý này, điều đó có nghĩa là rất nhiều bệnh nhân đã bị chẩn đoán và điều trị không cần thiết, điều này gây tốn kém và biến chứng đáng tiếc cho bệnh nhân mà không mang đến lợi ích nào khác.
Hiện nay, không có bất kỳ một cơ quan, hiệp hội y khoa nào khuyên nên tầm soát ung thư giáp bằng siêu âm. Nạn “dịch bướu cổ” hiện nay hoàn toàn là do nhân viên y tế gây ra và không giúp ích gì cho người dân ngoài biến chứng, tốn kém và lo lắng.

3. Xin bác sĩ cho biết có những loại xét nghiệm gì tầm soát ung thư và tầm soát ung thư gì? Và việc tầm soát ung thư đúng chuẩn diễn ra như thế nào?
Xét nghiệm tầm soát ung thư có thể bao gồm phết tế bào, siêu âm, chụp xq tuyến vú, nội soi ruột già…Những loại ung thư có thể tầm soát hiện nay như ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư ruột già, phổi …Tuy nhiên để tiến hành tầm soát ung thư trên diện rộng thì phải tùy vào đặc điểm bệnh tật và phương tiện, cơ sở hạ tầng của mỗi nước, điều này phải nhờ đến Bộ y tế hoặc các tổ chức lớn có kế hoạch trang bị đồng bộ, theo dõi, đánh giá sau tầm soát. Theo tôi hiện nay phết tế bào cổ tử cung nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung vẫn là phương pháp dễ thực hiện và hiệu quả nhất.
Chẳng hạn muốn tầm soát ung thư vú đúng chuẩn thì phải có siêu âm vú và máy xq tuyến vú, không thể thiếu đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ chuyên khoa hình ảnh, thêm nữa là bác sĩ chuyên khoa ung bướu, giải phẫu bệnh để khi phát hiện bất thường khi tầm soát sẽ tiếp tục xử trí và theo dõi cho bệnh nhân. Việc có đầy đủ ê kíp và phương tiện như vậy không phải địa phương nào cũng làm được.

4. Thưa bác sĩ nếu sau khi tầm soát phát hiện bệnh nhân có bệnh thì người tầm soát phải có những động thái gì? Hay tầm soát đơn giản chỉ là xét nghiệm?
Tầm soát không chỉ là xét nghiệm, hiện nay người dân rất dễ đi khám sức khỏe tại bất cứ bệnh viện hoặc phòng khám, cộng với sự cạnh tranh thì các cơ sở y tế cố gắng làm càng nhiều và càng nhanh các xét nghiệm càng tốt. Tuy nhiên đây là điều nguy hiểm.
Điều quan trọng nhất đối với tầm soát là xử trí và theo dõi sau đó, không nên nhìn tầm soát chỉ là thỉnh thoảng đi xét nghiệm mà phải nhìn như một quá trình. Khi phát hiện bất thường người dân phải được tư vấn các bước tiếp theo, chẳng hạn nếu phết tế bào cổ tử cung có nghi ngờ, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn người bệnh sẽ điều trị ra sao hoặc cách theo dõi tiếp theo mà không làm họ hoảng sợ.

5. Xin bác sĩ cho biết đã có trường hợp cụ thể nào đi tầm soát ung thư tại một cơ sở y tế nhưng bị sai lệch kết quả không?
Có nhiều lắm. Tôi có bệnh nhân đã lớn tuổi, do gia đình có điều kiện nên hầu như tháng nào bệnh nhân cũng đến một bệnh viện để khám sức khỏe tổng quát và “tầm soát” ung thư, tuy nhiên khi phát hiện ung thư gan thì bệnh đã ở giai đoạn cuối, đây là điều đáng tiếc.
Hoặc một bệnh nhân mới ngoài 30 tuổi đến một bệnh viện lớn tầm soát ung thư vú và được cho chụp xq tuyến vú (nhũ ảnh) và trên phim có một nốt mờ nhỏ và cô này vô cùng hoảng sợ, đối với trường hợp này tôi phải trấn an rất nhiều và hẹn bệnh nhân tái khám 6 tháng sau. Đây có thể coi là sự cố do bác sĩ gây ra vì nhũ ảnh không nên chỉ định cho phụ nữ dưới 40 tuổi do mô vú người trẻ rất dầy khiến nhũ ảnh thiếu chính xác, đồng thời chụp X-quang tuyến vú trên người trẻ sẽ khiến mô vú hấp thu tia X và tư nó là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

6. Bác sĩ có lời khuyên gì đối với người dân có nhu cầu tầm soát ung thư không?
Không nên quá lạm dụng và quá tin tưởng vào các xét nghiệm vì hiện nay không có một xét nghiệm nào giúp pháp hiện chính xác tuyệt đối ung thư.
Duy trì lối sống khỏe mạnh, chích ngừa viêm gan siêu vi B và virus gây u nhú (HPV) là cách tốt giúp giảm nguy cơ ung thư gan và ung thư cổ tử cung. Chú ý đến những thay đổi của cơ thể như khối u ở vú hoặc ra máu âm đạo bất thường, đi cầu ra máu…để đến bệnh viện khám sớm là cách tốt để bảo vệ cơ thể.

Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện thành phố Thủ Đức
Thành viên Hội Ung bướu Nội khoa Châu Âu (ESMO)
Thành viên Hội Phẫu thuật Ung bướu Mỹ (SSO)
Thành viên Hội Ung bướu lâm sàng Mỹ (ASCO)...................................................................
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
►Địa chỉ: 29 Phú Châu – P. Tam Phú – TP. Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
►Hotline: 028 6654 6146
►Link facebook: https://www.facebook.com/ungbuouthuduc/
► Website: https://benhvienthuduc.vn/
►Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC4nqXHdYNQUN-Gbjy2hPAjw

7 DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DỄ BỊ BỎ QUANgộ độc thực phẩm luôn là mối lo hàng đầu trong cuộc sống hằng ngày. Đ...
05/12/2023

7 DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DỄ BỊ BỎ QUA
Ngộ độc thực phẩm luôn là mối lo hàng đầu trong cuộc sống hằng ngày. Đừng chủ quan khi thấy các dấu hiệu cảnh báo dưới đây sau khi bạn dung nạp thực phẩm vào cơ thể!

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn là tình trạng người bệnh bị trúng độc, ngộ độc do ăn uống phải những thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc các loại thực phẩm bị biến chất, ôi thiu, vượt quá liều lượng cho phép các chất bảo quản, chất phụ gia,…

CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
1/ Buồn nôn và nôn
- Buồn nôn và nôn đều là những dấu hiệu ngộ độc thức ăn điển hình. Lúc này, cơ bụng và cơ hoành co bóp mạnh, gây ra những cơn nôn mửa kéo dài để bạn có thể "tống" tất cả thức ăn trong dạ dày ra ngoài càng nhanh càng tốt. Đây là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể bằng cách loại bỏ các tác nhân gây hại.
- Trong một số trường hợp, mức độ nôn sẽ giảm dần sau 48 giờ. Ngược lại, cũng có những trường hợp nôn mửa liên tục với mức độ tăng dần.

2/ Đau bụng
- Nếu vô tình ăn phải những thực phẩm bị nhiễm khuẩn niêm mạc dạ dày và ruột sẽ bị kích ứng, dẫn đến viêm và đau. Từ đó làm xuất hiện tình trạng đau bụng với biểu hiện là đau co cứng ở vùng bụng, đau dữ dội hoặc quằn quại từng cơn.
- Tuy nhiên, đau bụng còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi và quan sát biểu hiện đau bụng, để xác định do ngộ độc hay các bệnh lý khác.

3/ Sốt
Sốt cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm. Lúc này, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, khoảng 38 độ C để kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động, từ đó giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng.

4/ Tiêu chảy nhiều lần
Khi bị tiêu chảy, số lần đi ngoài sẽ tăng lên, phân nát, lỏng hoặc nặng hơn là phân lẫn máu. Tiêu chảy liên tục kèm theo nôn ói dễ dẫn đến mất nước, gây nguy hiểm cho người bệnh. Vì thế cần bù nước và theo dõi người bệnh thường xuyên khi xuất hiện đồng thời 2 dấu hiệu ngộ độc thức ăn này.

5/ Vã mồ hôi liên tục
Trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải lúc nào ngộ độc thực phẩm cũng gây ra đau bụng hay nôn ói đầu tiên. Có rất nhiều trường hợp, dấu hiệu ngộ độc thức ăn sớm là vã mồ hôi liên tục, ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi, không vận động hoặc ngồi trong môi trường mát mẻ. Cùng với dấu hiệu này, người bị ngộ độc còn có cảm giác khát nước và khô môi.

6/ Mạch nhanh, thở nhanh
Một dấu hiệu khác cảnh báo tình trạng ngộ độc thực phẩm mà bạn cần chú ý là mạch đập nhanh, thở gấp hoặc có cảm giác khó thở. Nếu đi kèm là các biểu hiện như loạn nhịp tim, đau ngực, da tím tái… thì rất có thể tình trạng ngộ độc đang trở nên nghiêm trọng hơn, cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được điều trị kịp thời.

7/ Đau cơ
Khi vi khuẩn từ thực phẩm bị biến chất xâm nhập vào cơ thể, Histamin - hóa chất giúp mở rộng các mạch máu nhằm giúp bạch cầu dễ dàng để chống lại nhiễm trùng, sẽ được giải phóng. Tuy nhiên, hóa chất này cũng vô tình kích hoạt các thụ thể gây đau khiến người bị ngộ độc thực phẩm cảm thấy nhức mỏi cơ thể, đau cơ âm ỉ tương tự như khi bị ốm (cảm).

Khi xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc thức ăn, người bệnh cần nghỉ ngơi và bù nước. Bên cạnh đó, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế trong thời gian gần nhất để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm.
- Y học thường thức -
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲTăng huyết áp khi mang thai tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro. Phụ nữ khi mang thai cần được theo...
04/12/2023

TĂNG HUYẾT ÁP TRONG THAI KỲ

Tăng huyết áp khi mang thai tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro. Phụ nữ khi mang thai cần được theo dõi và kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Sau đây là những gì cần biết về Tăng huyết áp trong thai kỳ.
1. Các dạng tăng huyết trong thai kỳ?
- Tăng huyết áp mạn tính: tình trạng huyết áp cao phát triển trước khi mang thai hoặc trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ.
- Tăng huyết áp mạn tính kết hợp tiền sản giật: xảy ra khi tăng huyết áp mạn tính dẫn đến tình trạng huyết áp cao trong thai kỳ trở nên trầm trọng hơn.
- Tăng huyết áp thai kỳ: huyết áp cao phát triển sau 20 tuần của thai kỳ và không có dấu hiệu tổn thương cơ quan.
- Tiền sản giật: xảy ra khi tăng huyết áp phát triển sau 20 tuần mang thai kèm theo các dấu hiệu tổn thương các hệ thống cơ quan khác, bao gồm thận, gan, máu hoặc não.
Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho mẹ và bé.

2. Làm thế nào để phát hiện tăng huyết áp trong thai kỳ?
Theo dõi huyết áp của bạn là một phần quan trọng của chăm sóc trước khi sinh.
- Tăng huyết áp: khi huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120 đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mm Hg.
- Tăng huyết áp độ 1: Tăng huyết áp giai đoạn 1 là huyết áp tâm thu từ 130 đến 139 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg.
- Tăng huyết áp độ 2: Giai đoạn này nghiêm trọng hơn. Đó là huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

3. Sử dụng thuốc huyết áp trong thai kỳ có an toàn?
- Một số loại thuốc huyết áp được coi là an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, cần tránh dùng thuốc ức chế men chuyển (ACEI), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) và thuốc ức chế renin trong thai kỳ.
- Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các biến chứng nghiêm trọng khác. Và huyết áp cao có thể gây nguy hiểm cho em bé của bạn.
- Kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Nếu bạn cần dùng thuốc huyết áp, nên dùng thuốc chính xác theo quy định. Đừng tự ý ngừng dùng hoặc thay đổi liều lượng.

4. Nên làm gì để giảm biến chứng của tăng huyết áp trong thai kỳ?
Chăm sóc tốt cho bản thân là cách tốt nhất để chăm sóc em bé của bạn. Ví dụ:
- Tuân thủ các mốc khám thai định kỳ trong suốt thai kỳ.
- Uống thuốc huyết áp đúng liều lượng hàng ngày khi được kê toa.
- Duy trì lối sống tích cực.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tránh hút thuốc, rượu và ma túy bất hợp pháp. Báo bác sĩ trước khi dùng thuốc không kê đơn.

Nguồn: https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy/art-20046098
- BS. Lương Trường Khang-
Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện thành phố Thủ Đức
..................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

Address

29 PHÚ CHÂU, TAM PHÚ, THỦ ĐỨC
Ho Chi Minh City
70000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Practice

Send a message to Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức:

Videos

Share

Category