Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức

Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức Thân thiện - Tận tâm - Chuyên nghiệp - Chất lượng
(3)

Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) thành lập 01/06/2023, được tách từ khoa Y học cổ truyền – Vật lý trị liệu. Khoa VLTL-PHCN khám và điều trị các bệnh:
+ Thoái hóa, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng;
+ Đau vùng cổ - gáy, vai, cánh tay;
+ Đau lưng, đau thần kinh tọa;
+ Thoái hóa khớp; Viêm khớp;
+ Đau khớp, cứng khớp: vai, khuỷu tay, cổ tay, háng, gối, ...
+ Di chứng tai b

iến mạch máu não: yếu liệt nửa người, ...
+ Di chứng bại não, Vẹo cổ, Phục hồi chức năng cho bệnh nhi, ...
+ Liệt mặt (liệt Bell, dây thần kinh số VII), yếu liệt tay chân, ...
+ Hội chứng ống cổ tay; Ngón tay lò xo; Viêm điểm bám gân lồi cầu; G*i xương gót; Viêm cân gan bàn chân,...
+ Đau thần kinh, bệnh lý dây thần kinh ngoại biên, ...
+ Phục hồi chức năng thần kinh, cơ xương khớp sau chấn thương, phẫu thuật, ...
+ Và nhiều bệnh lý khác…
Bệnh viện thành phố Thủ Đức
- 29, đường Phú Châu, phường Tam Phú, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 028 627 09009/ Zalo: 093 297 0106
FB: https://www.facebook.com/khoavatlytrilieu.bvtd

♥ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ ♥📌Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển ch...
11/11/2024

♥ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ ♥

📌Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, tiến triển chậm, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc liên quan đến tư thế vận động. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp hoặc đĩa đệm ở cột sống cổ.

📌Triệu chứng nhận biết thoái hóa cột sống cổ : cử động cổ bị vướng và đau.
• Đau có thể lan lên gáy, lên đầu, xuống lồng ngực hoặc xuống vai và hai tay.
• Đau tăng lên khi cử động cổ ở các tư thế (cúi, ngửa, nghiêng, quay) hoặc khi ho, hắt hơi, ngồi lâu…

️❗️❗️❗️ Khi thấy các dấu hiệu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

✅Phục hồi chức năng trong thoái hóa cột sống cổ nhằm mục đích:
- Giúp giảm đau nhanh
- Lấy lại biên độ cử động cho cột sống cổ, ngăn ngừa các biến dạng khớp.
- Gia tăng lực cơ ở cổ, kéo giãn cơ ,gia tăng tuần hoàn.

✅ Các phương pháp Phục hồi chức năng trong điều trị thoái hóa cột sống cổ:
- Nhiệt trị liệu: Tia hồng ngoại, siêu âm trị liệu, sóng ngắn,...
- Điện trị liệu: TENS giảm đau,...
- Vận động trị liệu: Xoa bóp cơ, kéo giãn cơ, trượt khớp,...
- Kỹ thuật cao: Điều trị bằng sóng xung kích

KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤ HỒI CHỨC NĂNG
KHÁM – ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Vui lòng đăng ký
♥ Phòng khám 82: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (BHYT)
♥ Phòng khám 63: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (Theo yêu cầu)

⏰Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
--->>>>>Sáng 07:00 – 11:30Chiều 13:30 – 16:30028627090090932970106

Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi”Giai đoạn đầu đời từ 0-24 tháng tuổi là giai đoạn nền tảng, đặc...
08/11/2024

Tờ rơi “Khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ dưới 24 tháng tuổi”
Giai đoạn đầu đời từ 0-24 tháng tuổi là giai đoạn nền tảng, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Việc đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ giúp cha mẹ biết tình trạng sức khoẻ của con đồng thời
- Đánh giá toàn diện sự phát triển của trẻ: Theo dõi thể chất, tinh thần, vận động để đảm bảo bé phát triển đúng mốc phát triển và dấu hiệu cảnh báo từng giai đoạn.
- Phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe bất thường: Nhờ vậy có thể can thiệp kịp thời, điều trị hiệu quả, tránh biến chứng nguy hiểm.
- Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đúng và đủ lịch, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Từ đó giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Tăng sự tương tác giữa trẻ với người chăm sóc, tư vấn chăm sóc và nuôi dưỡng khoa học: Cha mẹ được cán bộ y tế tư vấn hướng dẫn cụ thể về dinh dưỡng, chế độ vận động, vệ sinh cá nhân, kỹ năng tương tác ... phù hợp với trẻ.
Nguồn: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨCSáng ngày 05/11 tại Bệnh viện thành phố (TP) Thủ ...
06/11/2024

LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM PHÓ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
Sáng ngày 05/11 tại Bệnh viện thành phố (TP) Thủ Đức, Sở Y tế TP.HCM công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức. PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM dự và trao quyết định bổ nhiệm.
Tham dự có ông Nguyễn Đình Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Thủ Đức; đại diện Ban Tổ chức Đảng ủy, Phòng Tổ chức cán bộ Sở Y tế TP.HCM; Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Lãnh đạo các khoa/phòng/đơn vị trực thuộc Bệnh viện TP Thủ Đức.
Tại buổi lễ, BS.CKII Mai Hóa đã trình bày chương trình hành động cá nhân khi được giới thiệu bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Bệnh viện. ThS Nguyễn Thị Thu Lan, Phó trưởng phòng Tổ chức Cán bộ Sở Y tế TP.HCM đã công bố quyết định về việc bổ nhiệm Phó Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức (hạng I) trực thuộc Sở Y tế.
Theo đó, tại Quyết định số 5597/QĐ-SYT của Sở Y tế, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM bổ nhiệm BS.CKII Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện TP Thủ Đức giữ chức vụ Phó Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức, thời hạn giữ chức vụ là 05 năm, có hiệu lực kể từ ngày 04/11/2024.
Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS.BS Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Y tế chúc mừng BS.CKII Mai Hóa nhận nhiệm vụ mới. Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Sở Y tế đề nghị BS.CKII Mai Hóa tiếp tục nỗ lực phấn đấu cùng tập thể Cấp ủy, Ban Giám đốc, cán bộ viên chức, người lao động bệnh viện xây dựng và phát huy truyền thống đoàn kết nội bộ, hoạt động chuyên môn nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển bệnh viện, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao trong quá trình phát triển của bệnh viện.
Thay mặt lãnh đạo bệnh viện, TS.BS Vũ Trí Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện trân trọng gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Y tế, TP Thủ Đức đã luôn quan tâm sâu sát, lãnh đạo, chỉ đạo trong các hoạt động của bệnh viện; đây là sự động viên khích lệ quý báu để bệnh viện vượt qua những khó khăn, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, trở thành địa điểm chăm sóc sức khỏe tin cậy của nhân dân.
BS.CKII Mai Hóa (42 tuổi) là bác sĩ chuyên khoa Ngoại tổng quát; từng đảm nhiệm các chức vụ, Phó Bí thư Chi bộ khối Ngoại, Trưởng khoa Ngoại Tổng họp, Bệnh viện TP Thủ Đức.
.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

18/10/2024
NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI 2024  ƯU TIÊN SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI NƠI LÀM VIỆC Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WMHD –...
11/10/2024

NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI 2024
ƯU TIÊN SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI NƠI LÀM VIỆC
Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WMHD – World Mental Health Day) được tổ chức hàng năm vào ngày 10-10 hàng năm với mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Chủ đề năm 2024 được chọn để phát động trong ngày sức khoẻ tâm thần thế giới là “Ưu tiên sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc”.
Theo thống kê năm 2023, hiện có hơn 60% dân số toàn cầu đang làm việc. Công việc giúp con người có thu nhập, phát triển nhân cách, được thoả mãn nhu cầu tự thể hiện, được kết nối với xung quanh, tạo nên những giá trị cuộc sống. Môi trường làm việc có tác động rất lớn đến sức khỏe tâm thần của con người: một môi trường an toàn, lành mạnh đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần; Ngược lại, môi trường làm việc không lành mạnh như bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị quấy rối hay điều kiện làm việc tồi tệ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống nói chung và năng suất làm việc.
Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần ở nơi làm việc là mệt mỏi, kiệt sức. Thế giới phát triển không ngừng, tiến bộ, thay đổi hàng ngày, con người cũng phải chạy đua để theo kịp. Áp lực công việc là động lực có thể giúp con người rèn luyện bản thân, mỗi thử thách gặp phải, mỗi mâu thuẫn trong các mối quan hệ hay công việc đều giúp bạn hoàn thiện chính mình, nhưng đôi khi nếu áp lực quá nhiều làm bản thân mệt mỏi. Nhiều người đang phải trải qua những căng thẳng kéo dài mạn tính dẫn đến kiệt sức.
Vì vậy, nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2024, cộng đồng cùng chung tay để chống lại sự giảm sút sức khỏe tâm thần và kiệt sức, tất cả mọi người cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, tạo môi trường làm việc thân thiện và nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của tất cả thành viên trong tập thể.
.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

NGÀY SỨC KHỎE TÂM THẦN THẾ GIỚI 2024
ƯU TIÊN SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI NƠI LÀM VIỆC

Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WMHD – World Mental Health Day) được tổ chức hàng năm vào ngày 10-10 hàng năm với mục đích giáo dục, nâng cao nhận thức và ủng hộ sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần. Chủ đề năm 2024 được chọn để phát động trong ngày sức khoẻ tâm thần thế giới là “Ưu tiên sức khoẻ tâm thần tại nơi làm việc”.

Theo thống kê năm 2023, hiện có hơn 60% dân số toàn cầu đang làm việc. Công việc giúp con người có thu nhập, phát triển nhân cách, được thoả mãn nhu cầu tự thể hiện, được kết nối với xung quanh, tạo nên những giá trị cuộc sống. Môi trường làm việc có tác động rất lớn đến sức khỏe tâm thần của con người: một môi trường an toàn, lành mạnh đóng vai trò là yếu tố bảo vệ sức khỏe tâm thần; Ngược lại, môi trường làm việc không lành mạnh như bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị quấy rối hay điều kiện làm việc tồi tệ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống nói chung và năng suất làm việc.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, một trong những vấn đề cấp bách nhất ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần ở nơi làm việc là mệt mỏi, kiệt sức. Thế giới phát triển không ngừng, tiến bộ, thay đổi hàng ngày, con người cũng phải chạy đua để theo kịp. Áp lực công việc là động lực có thể giúp con người rèn luyện bản thân, mỗi thử thách gặp phải, mỗi mâu thuẫn trong các mối quan hệ hay công việc đều giúp bạn hoàn thiện chính mình, nhưng đôi khi nếu áp lực quá nhiều làm bản thân mệt mỏi. Nhiều người đang phải trải qua những căng thẳng kéo dài mạn tính dẫn đến kiệt sức.

Vì vậy, nhân ngày Sức khỏe tâm thần thế giới năm 2024, cộng đồng cùng chung tay để chống lại sự giảm sút sức khỏe tâm thần và kiệt sức, tất cả mọi người cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc, tạo môi trường làm việc thân thiện và nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần của tất cả thành viên trong tập thể.

.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

LỢI ÍCH CỦA THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH KHÔNG TIỀN MẶT TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨCTHANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN ...
04/10/2024

LỢI ÍCH CỦA THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH KHÔNG TIỀN MẶT TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC
THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TTKDTM) LÀ GÌ?
TTKDTM là người dân không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR...
LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI THANH TOÁN DỊCH VỤ Y TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
+ Người bệnh (NB) không phải chờ đợi xếp hàng, dễ dàng và rút ngắn thời gian thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo sức khỏe tinh thần;
+ Người bệnh không phải mang tiền mặt, giảm thiểu rủi ro khi giao dịch bằng tiền mặt (nhầm lẫn, thống kê, đối soát)
+ Giảm thiểu rủi ro mất mát tiền cho người bệnh khi đi lại và trong quá trình khám và điều trị;
+ Người bệnh có thể tự thanh toán khi xuất viện mà không cần phải có người nhà đi cùng để làm các thủ tục thanh toán.
Với quyết tâm cao trong việc thực hiện cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Bệnh viện thành phố Thủ Đức triển khai áp dụng TTKDTM trong toàn bệnh viện giúp giảm thời gian chờ đợi, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh cho người nhà và người bệnh đồng thời giúp bệnh viện thuận lợi hơn trong việc quản lý thông tin bệnh nhân và nguồn thu viện phí, qua đó giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra khi dùng tiền mặt và góp phần hướng đến mục tiêu chuyển đổi số trong bệnh viện/.
.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

LỢI ÍCH CỦA THANH TOÁN CHI PHÍ KHÁM, CHỮA BỆNH KHÔNG TIỀN MẶT TẠI BỆNH VIỆN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT (TTKDTM) LÀ GÌ?
TTKDTM là người dân không cần trao đổi tiền mặt trực tiếp như phương thức truyền thống. Người dân có thể sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking, mã QR...

LỢI ÍCH TUYỆT VỜI KHI THANH TOÁN DỊCH VỤ Y TẾ KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
+ Người bệnh (NB) không phải chờ đợi xếp hàng, dễ dàng và rút ngắn thời gian thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí và đảm bảo sức khỏe tinh thần;
+ Người bệnh không phải mang tiền mặt, giảm thiểu rủi ro khi giao dịch bằng tiền mặt (nhầm lẫn, thống kê, đối soát)
+ Giảm thiểu rủi ro mất mát tiền cho người bệnh khi đi lại và trong quá trình khám và điều trị;
+ Người bệnh có thể tự thanh toán khi xuất viện mà không cần phải có người nhà đi cùng để làm các thủ tục thanh toán.

Với quyết tâm cao trong việc thực hiện cải cách hành chính, hướng tới sự hài lòng của người bệnh, Bệnh viện thành phố Thủ Đức triển khai áp dụng TTKDTM trong toàn bệnh viện giúp giảm thời gian chờ đợi, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh cho người nhà và người bệnh đồng thời giúp bệnh viện thuận lợi hơn trong việc quản lý thông tin bệnh nhân và nguồn thu viện phí, qua đó giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp xoá bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra khi dùng tiền mặt và góp phần hướng đến mục tiêu chuyển đổi số trong bệnh viện/.

.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

NHỮNG CÁCH PHÒNG BỆNH SỞI CẦN BIẾTBất kể người lớn hay trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi, có tiếp xúc vớ...
12/09/2024

NHỮNG CÁCH PHÒNG BỆNH SỞI CẦN BIẾT
Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi, có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh sởi đúng cách là vô cùng quan trọng.
1/ Thực hiện đúng khuyến cáo của ngành y tế
Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 + rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại các trạm y tế.
Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân; đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
2/ Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.
3/ Kiểm soát nhiễm trùng
Trong môi trường bệnh nhân nội trú, các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí được chỉ định trong bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác và trong suốt thời gian bị bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
Đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân sốt phát ban nên được đưa đến khu vực chờ riêng hoặc đặt ngay trong phòng riêng. Cả bệnh nhân và nhân viên phải đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc thích hợp (mặt nạ cho bệnh nhân để ngăn tạo ra các giọt nhỏ, và mặt nạ cho nhân viên để lọc các hạt trong không khí, bất kể tình trạng miễn dịch).
Nếu không được nhập viện, bệnh nhân nên được yêu cầu cách ly ở nhà trong bốn ngày sau khi phát ban. Virus sởi có thể lơ lửng trong không khí đến hai giờ; do đó không nên sử dụng phòng có người nghi ngờ trong vòng hai giờ sau khi bệnh nhân rời đi.
4/Tăng cường miễn dịch
Thiếu dinh dưỡng và miễn dịch kém là yếu tố nguy cơ bị dịch bệnh tấn công. Chính vì vậy, chế độ ăn khoa học, cân bằng là rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong đó có sởi.
- Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.
- Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, trong đó phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.
- Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản - đây cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.
- Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh… vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.
- Các loại vitamin A, C, E, D đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, quả mơ, cá và khoai lang.
- Vitamin C tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể gồm interferon kháng thể. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.
.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

NHỮNG CÁCH PHÒNG BỆNH SỞI CẦN BIẾT

Bất kể người lớn hay trẻ nhỏ chưa từng tiêm phòng sởi hoặc chưa bị sởi, có tiếp xúc với người bị sởi đều có nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, việc phòng bệnh sởi đúng cách là vô cùng quan trọng.

1/ Thực hiện đúng khuyến cáo của ngành y tế
Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại sởi mũi 2 + rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại các trạm y tế.

Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân; đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.

2/ Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh sởi
Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban... thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh sởi.

3/ Kiểm soát nhiễm trùng
Trong môi trường bệnh nhân nội trú, các biện pháp phòng ngừa lây truyền qua đường không khí được chỉ định trong bốn ngày sau khi bắt đầu phát ban ở những bệnh nhân khỏe mạnh khác và trong suốt thời gian bị bệnh ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Đối với bệnh nhân ngoại trú, bệnh nhân sốt phát ban nên được đưa đến khu vực chờ riêng hoặc đặt ngay trong phòng riêng. Cả bệnh nhân và nhân viên phải đeo khẩu trang, mặt nạ phòng độc thích hợp (mặt nạ cho bệnh nhân để ngăn tạo ra các giọt nhỏ, và mặt nạ cho nhân viên để lọc các hạt trong không khí, bất kể tình trạng miễn dịch).

Nếu không được nhập viện, bệnh nhân nên được yêu cầu cách ly ở nhà trong bốn ngày sau khi phát ban. Virus sởi có thể lơ lửng trong không khí đến hai giờ; do đó không nên sử dụng phòng có người nghi ngờ trong vòng hai giờ sau khi bệnh nhân rời đi.

4/Tăng cường miễn dịch
Thiếu dinh dưỡng và miễn dịch kém là yếu tố nguy cơ bị dịch bệnh tấn công. Chính vì vậy, chế độ ăn khoa học, cân bằng là rất quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm trong đó có sởi.

- Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ: Cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất giúp trẻ tăng trưởng, phát triển tối ưu và góp phần phòng bệnh tốt nhất.

- Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, trong đó phải bảo đảm đủ 4 nhóm thực phẩm là nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm chất bột đường, nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng.

- Cần cho trẻ ăn đủ các thức ăn giàu đạm. Đặc biệt các thực phẩm giàu đạm có giá trị sinh học cao như thịt, cá (cá chép, cá quả, cá ba sa, cá bông lau, cá hồi, cá trích…), trứng, sữa, hải sản - đây cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi thì cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.

- Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu… và các loại rau có lá xanh sẫm như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh… vì có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương, đặc biệt tổn thương ở mắt, chống mù lòa. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.

- Các loại vitamin A, C, E, D đã được chứng minh là giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A gồm cà rốt, cải xoăn, súp lơ xanh, bí, quả mơ, cá và khoai lang.

- Vitamin C tìm thấy trong dâu tây, cam, chanh, bưởi… giúp tăng cường sản sinh tế bào bạch cầu và kháng thể gồm interferon kháng thể. Vitamin E có nhiều trong các loại hạt, dầu thực vật và ngũ cốc.

.................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8f

04/09/2024

🌿 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH SỞI 🌿

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤ HỒI CHỨC NĂNG
KHÁM – ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Vui lòng đăng ký
♥ Phòng khám 82: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (BHYT)
♥ Phòng khám 63: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (Theo yêu cầu)

⏰Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
--->>>>>Sáng 07:00 – 11:30Chiều 13:30 – 16:30028627090090932970106

04/09/2024

♥♥♥ PHCN CHO NGƯỜI BỆNH THOÁI HÓA KHỚP GỐI VÀ THAY KHỚP GỐI ♥♥♥

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤ HỒI CHỨC NĂNG
KHÁM – ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Vui lòng đăng ký
♥ Phòng khám 82: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (BHYT)
♥ Phòng khám 63: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (Theo yêu cầu)

⏰Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
--->>>>>Sáng 07:00 – 11:30Chiều 13:30 – 16:30028627090090932970106

🇻🇳 THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9  🇻🇳Bệnh viện TP Thủ Đức trân trọng thông báo Lịch nghỉ lễ Ngày Quốc khánh như sau: 📅...
26/08/2024

🇻🇳 THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 🇻🇳
Bệnh viện TP Thủ Đức trân trọng thông báo Lịch nghỉ lễ Ngày Quốc khánh như sau:
📅 Thời gian nghỉ: Thứ 7 đến Thứ 3, Ngày 31/8 đến 03/9
📅 Thời gian làm việc lại: Thứ 4, Ngày 04/9.
🔖 Trong thời gian nghỉ lễ, Bệnh viện vẫn thực hiện khám chữa bệnh trong và ngoài giờ, giải quyết bệnh cấp cứu 24/24 giờ.
💖 Trân trọng thông báo!............................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

🇻🇳 THÔNG BÁO NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9 🇻🇳

Bệnh viện TP Thủ Đức trân trọng thông báo Lịch nghỉ lễ Ngày Quốc khánh như sau:
📅 Thời gian nghỉ: Thứ 7 đến Thứ 3, Ngày 31/8 đến 03/9
📅 Thời gian làm việc lại: Thứ 4, Ngày 04/9.

🔖 Trong thời gian nghỉ lễ, Bệnh viện vẫn thực hiện khám chữa bệnh trong và ngoài giờ, giải quyết bệnh cấp cứu 24/24 giờ.

💖 Trân trọng thông báo!............................................................
Bệnh viện Thành Phố Thủ Đức
Số 29, Phú Châu – P.Tam Phú – TP.Thủ Đức – TP.Hồ Chí Minh
🔹 Facebook: https://www.facebook.com/benhvienthanhphothuduc
🔹 Zalo - Hotline (24/24): 096.633.1010
🔹 Kênh Youtube: https://www.youtube.com/c/thuduchospital
🌏 Trang chủ cổng thông tin: https://benhvienthuduc.vn/
🩺 Tải ứng dụng đặt khám online tại: https://thuduc.page.link/N8fh

CHẬM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT🤔 Chậm phát triển vận động là gì? 🤔✅  Chậm phát triển vận động là tình ...
21/08/2024

CHẬM PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

🤔 Chậm phát triển vận động là gì? 🤔

✅ Chậm phát triển vận động là tình trạng trẻ em đạt được các mốc phát triển vận động như lẫy, bò, ngồi, đứng, đi CHẬM HƠN so với các trẻ cùng độ tuổi. Điều này có thể biểu hiện qua việc trẻ gặp khó khăn trong việc phối hợp các nhóm cơ, kiểm soát thăng bằng, hoặc thực hiện các hoạt động vận động tinh như cầm nắm, vẽ.

✅ Khi nào trẻ được xem là chậm vận động
Trẻ như nào được xem là chậm vận động? Theo dân gian, ông bà thường nói về sự vận động của trẻ bằng câu: 3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi.
Còn theo y học, với trẻ 3 tháng chưa biết lẫy, có thể bố mẹ quan niệm rằng con trốn lẫy. Tuy nhiên trẻ không thể trốn cả lẫy, cả bò và 9 tháng chưa có dấu hiệu tập đi. Vậy nên nếu trẻ 12 tháng chưa chập chững tập đi hoặc đến 18 tháng chưa tập đứng, lúc đó trẻ được xem là chậm vận động.

✅ Nguyên nhân chậm vận động ở trẻ
Nguyên nhân dẫn tới trẻ chậm vận động gồm có nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau sinh.
🖌 Nguyên nhân trước sinh: Do người mẹ lúc mang thai bị cúm, hoặc dinh dưỡng không tốt. Do vậy từ khi trong bào thai trẻ đã phát triển kém về thể chất.
🖌 Nguyên nhân trong lúc sinh: Có những trẻ lúc sinh ra bị ngạt, sinh non, thiếu cân. Hoặc trong quá trình sinh gặp tai biến sản khoa: trẻ phải dùng các can thiệp sản khoa như móc xép... rất dễ gây ra biến chứng về vận động.
🖌 Nguyên nhân sau sinh: Trẻ bị nhiễm virus, sốt hoặc trẻ bị chấn thương cũng ảnh hưởng đến vấn đề vận động.

✅ Dấu hiệu chậm vận động ở trẻ
Để phát hiện được các vấn đề chậm vận động của trẻ, cha mẹ cần phải quan sát kỹ các mốc vận động. Trẻ chậm vận động sẽ có một số dấu hiệu nhận biết như:
📌 Trẻ trong 3 THÁNG ĐẦU không cầm, nắm đồ vật, khó kiểm soát đầu, không đưa được đồ vật lên miệng.
📌 Trẻ 7 THÁNG không có dấu hiệu lẫy, lật. Không thể ngồi dậy nếu không có sự giúp đỡ của người khác.
📌 Trẻ 9 THÁNG không bò, chưa vận động quay trở người. Hoặc có thể bò nhưng chân tay không hoạt động đồng đều, phối hợp với nhau.
📌 Trẻ từ 12-18 THÁNG là mốc phải chập chững đứng hoặc đi một vài bước. Nếu trẻ chưa đi được hoặc không thể đứng nếu không có người hỗ trợ thì được xem là chậm hơn so với lứa tuổi.

️❗️❗️❗️ LƯU Ý: Phụ huynh khi thấy những DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG, cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sơ y tế chuyên khoa để có biện pháp can thiệt sớm cho trẻ.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤ HỒI CHỨC NĂNG
KHÁM – ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Vui lòng đăng ký
♥ Phòng khám 82: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (BHYT)
♥ Phòng khám 63: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (Theo yêu cầu)

⏰Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
--->>>>>Sáng 07:00 – 11:30Chiều 13:30 – 16:30028627090090932970106

♥♥♥ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BỊ VẸO CỔ ♥♥♥♥ TỔNG QUAN:     🧏‍♂️ Trẻ bị vẹo cổ là tình trạng đầu của trẻ nghiêng sang m...
15/08/2024

♥♥♥ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO TRẺ BỊ VẸO CỔ ♥♥♥

♥ TỔNG QUAN:
🧏‍♂️ Trẻ bị vẹo cổ là tình trạng đầu của trẻ nghiêng sang một bên do u cơ hoặc do cơ cổ phát triển không đều (cơ cổ bị co ngắn). Đây là một vấn đề khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có hai loại chính của vẹo cổ ở trẻ:
🖌 🖌 🖌 Vẹo cổ bẩm sinh:
- Xảy ra khi trẻ sinh ra đã bị vẹo cổ, thường do cơ ức đòn chũm ở cổ bị co ngắn lại. Nguyên nhân có thể là do vị trí của trẻ trong tử cung hoặc do tổn thương cơ trong quá trình sinh.
- Triệu chứng: Đầu của trẻ nghiêng về một bên, và cằm hướng về phía đối diện. Có thể thấy một cục nhỏ (u cơ) trên cơ ức đòn chũm.
🖌 🖌 🖌 Vẹo cổ mắc phải:
- Xảy ra sau khi trẻ sinh ra, có thể do nhiều nguyên nhân như nhiễm trùng, chấn thương, do nằm sai tư thế hoặc các vấn đề về thần kinh.
- Triệu chứng: Đầu của trẻ nghiêng về một bên, và có thể kèm theo đau, khó cử động cổ hoặc các triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra.

♥ PHCN CHO TRẺ BỊ VẸO CỔ:

✅ KHOA VLTL – PHCN, BV TP Thủ Đức hiện tại đang tiếp nhận, khám và điều trị các trường hợp Trẻ bị vẹo cổ theo các bước như sau:
🖌 Bước 1: Người nhà của bé tới sảnh chính bệnh viện đăng ký cho bé vào PHÒNG KHÁM 82 (VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG)
🖌 Bước 2: Đưa bé đến PHÒNG KHÁM 82 để được bác sĩ khám và tư vấn cho người nhà hướng điều trị phù hợp với bé.
🖌 Bước 3: Tập Vật lý trị liệu cho bé tại KHOA VLTL – PHCN.
o Đối với trường hợp Vẹo cổ bẩm sinh: Tập Vật lý trị liệu để giúp kéo giãn cơ cổ bị co ngắn và giúp trẻ cải thiện độ linh hoạt cột sống cổ.
o Đối với trường hợp Vẹo cổ mắc phải: Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Nếu do nằm sai tư thế, bác sĩ có thể chỉ định tập vật lý trị liệu tại khoa và hướng dẫn các tư thế đúng trong sinh hoạt.
❗️❗️ Lưu ý: Các trường hợp khác như nhiễm trùng hay chấn thương, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hay trường hợp u cơ bị xơ hóa có thể cần can thiệp ngoại khoa
❗️❗️ Phụ huynh lưu ý: Cần đưa Trẻ đi khám và điều trị Vật lý trị liệu sớm nhất để mang lại hiệu quả tốt nhất.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
KHOA VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤ HỒI CHỨC NĂNG
KHÁM – ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Vui lòng đăng ký
♥ Phòng khám 82: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (BHYT)
♥ Phòng khám 63: Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (Theo yêu cầu)

⏰Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6
--->>>>>Sáng 07:00 – 11:30Chiều 13:30 – 16:30028627090090932970106

Address

29 Phú Châu/Tam Phú/Thủ Đức
Ho Chi Minh City

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Practice

Send a message to Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức:

Videos

Share

Category


Other Hospitals in Ho Chi Minh City

Show All